Xem xét sự cân
bằng(1) của bạn: Độ cân bằng
của bạn sẽ biến đổi rất nhanh theo độ sâu.
Theo dõi nhịp
thở (breathing rate) của bạn:
Hít thở sâu, từ từ, thoải mái là đặc biệt quan trọng trong lặn sâu, vì không
khí bạn đang thở đã đặc hơn rất nhiều theo độ sâu. Bao gồm:
- Xuống sâu, khí trong
bình lặn sẽ đặc hơn, nghĩa là với mỗi hơi thở, bạn sẽ hít nhiều khí hơn so với
khi ở vùng nông. Thở nhanh có thể làm phổi bạn bị “trượt qua” khả năng hấp thụ oxy
mà lẽ ra nó vẫn có khả năng duy trì, và bạn ngày càng phải thở gấp hơn.
- Thở nông, thở
nhanh dẫn đến tồn đọng CO2 trong cơ thể. CO2 tồn đọng trong phổi sẽ pha loãng
sự trong lành của khí thở đến với bạn trong lần thở tiếp theo. Cứ thế, bạn rơi
vào vòng luẩn quẩn và ngày càng nhận được oxy ít hơn và nhiều CO2 hơn.
- Cuối cùng, thở nông,
thở nhanh là một dấu hiệu của sự lo lắng. Khi hơi thở trở nên khó khăn hơn cũng
có thể làm bạn trở nên hoảng loạn.
- Phải làm gì? Hãy
“dừng lại” (Stop finning). Hãy hít thở chậm, sâu để “rửa” lại phổi. Hãy làm điều
đó cho đến khi bạn được thư giãn.
Kiểm tra đồng
hồ: Các thông số áp suất và thời gian sẽ biến đổi nhanh hơn khi càng xuống
sâu. Đồng thời, khi này các lỗi (nếu có) sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Hãy kiểm
tra đồng hồ nhiều hơn lúc lặn nông.
Kiểm tra bạn lặn: Quan sát bạn lặn thường xuyên hơn so với lặn nông. Tìm
dấu hiệu của sự lo lắng, như thở nhanh, mắt có biểu hiện quá hưng phấn, các thao
tác không bình thường của họ. Kiểm tra đồng hồ của bạn lặn theo định kì, và yêu
cầu bạn lặn kiểm tra lại mình.
Kế hoạch lặn: Thực hiện theo đúng kế hoạch lặn đã thông
qua nhóm, độ sâu tối đa, thời gian lặn, thời gian và khí dự phòng cho giải áp
khi nổi lên(1).
Lên thẳng và từ
từ: Sự nguy hiểm lớn nhất
của lặn sâu có lẽ là lúc đi lên. Sự thay đổi khi nổi lên sẽ diễn biến rất nhanh
làm bạn dễ bị mất kiểm soát tốc độ đi lên và nhịp thở của bạn. Và do ở độ sâu bạn
thở rất tốn không khí, nên nếu bạn không thường xuyên xem đồng hồ áp lực hơi,
sẽ có thể dẫn tới hết khí và bạn phải thực hiện một cuộc đi lên khẩn cấp đầy
nguy hiểm.
- Để kiểm soát
tốc độ đi lên, bạn có thể men theo dây neo tàu. Không sử dụng sự nổi của BCD(1)
để đi lên, mà thay vào đó, bạn dùng chân nhái để lên.
- Một số thợ lặn
thực hiện “quy tắc một phần ba”: 1/3 không khí cho lượt đi, 1/3 để trở về, 1/3
cuối cùng cho cú đi lên có dừng giải áp và để dự phòng.
Hãy nhớ rằng các cuộc lặn sâu đều cần một
sự giải áp thực sự(2). Lên chậm và dừng an toàn tại 15 feet có cùng mục đích của
kế hoạch giải áp.
5. Sau khi lặn sâu: Vấn đề còn lại, là mặc dù bạn không vi phạm luật giải áp, nhưng bạn đã có một
lượng nito khá lớn trong máu, và bị DCS(1) là hoàn toàn có thể. Cần nghỉ ngơi ít
nhất một giờ và uống nhiều nước. (hết)
H: Độ cân bằng của bạn sẽ biến đổi rất nhanh theo độ sâu (hình chỉ có tính minh họa).
(1) Xin xem trong Tự điển Lanbien ở bên
phải trên cùng màn hình.
(2) Hải quân Mỹ đã thí nghiệm trên nhiều thợ lặn và kết quả là đã có một số trường hợp xuất hiện hiện tượng u mê nito khi ở độ sâu chỉ 100 feet.
Một Instructor khuyên: Khi đang đi xuống, nếu bạn thấy có vẻ bị rơi vào trạng thái u mê nito thì bạn hãy nổi lên 4 feet là các triệu chứng sẽ suy giảm gần như ngay lập tức. Sau đó bạn có thể trở xuống độ sâu hồi nãy mà không gặp lại các triệu chứng đó nữa.
5 nhận xét:
Trong đợt lặn đầu xuân vừa qua, HardBone đã có 2 cú lặn sâu deep dive ở Hòn Mun, NT. Ở lần lặn sâu thứ 2 đã làm một thí nghiệm vui là mang một hột gà sống xuống độ sâu 33 met và bóc vỏ hột gà đó. Dưới áp suất 4 atmosphere tại độ sâu này, hột gà (sống) sau khi bóc hết vỏ vẫn giữ nguyên hình dạng và lơ lửng trong nước! Sau "chiến công" với hột gà này HardBone đã được phong quân hàm H2 (Trung Sỹ) :)))
Khi lặn deep dive, Sỹ quan Chris đã phải mang theo thêm một bình khí (sidemounted, dự phòng khi lên thời gian giảm áp có thể kéo dài hơn dự kiến.
Chúc mừng trung sỹ HardBone.
HB bóc trứng tới 2 lần, vì lần 1 nước đục quá, tầm nhìn tệ. Lần sau nước có trong hơn, nhưng máy ảnh tệ hehe
Lần sau anh em mình mà có deepdive, mình sẽ thí nghiệm bóc vỏ hột vịt lộn sống nhé HB, :)
HardBone.
Hồi chú thi lên trung sỹ thì sỹ quan đã không đưa hột gà để chú bóc vỏ. Như vậy có lẽ chú chỉ là trung sỹ nhì thôi, còn con mới đúng là trung sỹ nhất.
Chú thi trung sỹ sau ba con chừng 2 tuần, nên không biết ba con hồi đó thi trung sỹ nhất hay nhì nữa.
Chú nghĩ, nếu theo phương pháp này, thì thi lên thượng sỹ chắc phải bóc cả rổ hột gà quá.
Đăng nhận xét