Trung
quốc có khoảng 3.000 trường và trung tâm huấn luyện thể thao. Mỗi nơi (thường) chuyên
về một bộ môn. Từ 1984 họ đẩy mạnh chính sách tìm kiếm và đào tạo vận động viên
(VĐV) cho Olympic ngay từ khi còn rất nhỏ. Các trường phổ thông, bắt đầu từ mẫu
giáo, được yêu cầu theo dõi học sinh để phát hiện năng khiếu thể thao bẩm sinh.
Từ
những “lò rèn” này đã xuất hiện nhiều tài năng trẻ, đơn cử tại Olympic London
2012, VĐV Ye Shiwen, 16 tuổi, phá kỷ lục thế giới và kỷ lục Olympic ở cự li bơi 200 mét và 400 mét
hỗn hợp, giành 2 huy chương vàng. VÐV nhảy cầu Khâu Ba, vào “lò rèn” hồi lên 5
và 13 tuổi trở thành kiện tướng nhảy cầu Quốc gia.
Chuyện
của bé Schneider khiến nhiều người liên tưởng rằng, liệu có phải VĐV Diệp Thi
Văn, vô địch bơi trườn sấp 400 mét, cũng đã được lập trình tương tự? Bé Diệp vào
“lò rèn” năm lên 7 và 11 tuổi đã giành được huy chương vàng. Suốt 6 năm, bé
phải chịu một chế độ luyện tập không ngừng nghỉ và vô cùng khắc nghiệt, phải kéo
xà đơn 20 cái/lần, phải bơi nhiều giờ mỗi ngày và chỉ được nghỉ khi hồ bơi cần
được làm sạch. Điều an ủi duy nhất của bé là “cơm rất ngon” (chế độ ăn uống có hàm
lượng dinh dưỡng rất cao so với các bạn đồng lứa bên ngoài). “Dù sao ở đó nó
cũng có cơm để ăn. Gia đình tôi nghèo quá” – mẹ bé tâm sự về việc phải cho con
rời gia đình quá sớm(*).
Trước
các phương tiện thông tin, các VĐV Trung quốc không tiết lộ bất cứ điều gì bất lợi
cho “lò rèn”. Họ được dạy khi bị phỏng vấn phải giữ nét mặt bình thản, không để
lộ điểm yếu, không để lộ mình đang bị đau đớn. Không một ai biết “lò rèn” vận
hành như thế nào.
Ủy
ban Olympic Quốc tế hứa hẹn sẽ làm rõ các cáo buộc về việc Trung quốc bắt trẻ
em rời xa cha mẹ từ quá nhỏ và chúng phải thực hiện các chương trình tập luyện quá
hà khắc, thậm chí bị đánh đập. Tuy nhiên, sau 7 năm, Ủy ban này không tìm thấy
bất kỳ chứng cứ nào.
Một
hai năm gần đây, trên internet xuất hiện những hình ảnh VĐV nhi đồng Trung quốc
khóc trong đau đớn khi tập luyện, đã cho thấy cách huấn luyện của họ. Các bé được
dạy rằng, nhiệm vụ duy nhất của chúng là đánh bại Mỹ và các cường quốc khác
trên thế giới.
Rồi
một số ít VĐV đã phá vỡ sự im lặng. VĐV bơi lội Lục Huỳnh (23 tuổi) có thể sẽ không
an toàn khi trở về nhà, vì cô đã phát ngôn rằng cô thích chương trình tự do tập
luyện và thú vị ở Úc, nơi cô được đến tập huấn trước giải Olympic. VÐV bơi lặn Guo
Jingjing từ giã thể thao ở tuổi 29 với thành tích 4 huy chương vàng Olympic. Cô
cho biết cô không muốn chuyển qua huấn luyện viên bởi tính tình cô mềm mỏng,
không đủ nghiêm khắc!!
Những bộ môn khác cũng không ngoại lệ. VÐV chạy marathon Ngải Ðông Mai thường xuyên bị huấn
luyện viên đánh đập. Mẹ của VĐV đua thuyền Dương Văn Quân, huy chương vàng
Olypic 2004 và 2008, nói: “ Nếu điều kiện gia đình khá hơn một chút, tôi đã không
để nó theo nghiệp thể thao(*)”.
Các
VĐV đã tố cáo về các chương trình tập luyện khắc nghiệt mà họ phải tuân thủ,
nhưng không được bảo đảm về cuộc sống sau này một khi sự nghiệp kết thúc, hoặc
khi không gặt hái được thành công, hoặc sau khi bị tai nạn nghề nghiệp. VĐV thể dục dụng cụ Trương Thượng Vũ nhập “lò rèn”
lúc 5 tuổi, 12 tuổi được vào đội tuyển Quốc gia, đã bị đứt gân A-sin trong huấn
luyện. Giải nghệ, cậu được “trợ cấp một lần” 38 ngàn NDT (5.950 USD) và không thể
tìm được việc làm. VĐV Dương Văn Quân xin
thôi việc nhưng đã bị đe dọa sẽ mất lương Hưu nếu không chịu tiếp tục nghiệp
thể thao.
Theo
báo chí Trung quốc, hiện họ có
khoảng 50.000 VĐV chuyên nghiệp, mỗi năm có ít nhất 3.000 người giải nghệ, và
gần 80% trong số 300.000 VĐV giải nghệ phải đối mặt với nguy cơ không tìm được
việc làm, bệnh tật, nghèo khó.
Các
VĐV còn phải sử dụng chất kích thích. Năm 1994, họ giành được 14 trong 16
huy chương vàng bơi lội tại Rome .
Nhưng sau đó, tại giải đấu của khu vực châu Á, 11 VĐV nước này đã bị phát hiện
dương tính với chất kích thích cấm sử dụng (testosterone) và đã bị tước 9 trong
tổng số 23 huy chương vàng. Năm 1998 người ta tìm thấy 13 lọ hormone tăng
trưởng dành cho người (đủ để dùng cho cả đội) trong túi một nữ VĐV bơi lội
Trung Quốc tại sân bay Sydney .
VĐV bơi lội Lý Triết Tư (16 tuổi) bị bắt quả tang dùng chất kích thích (gọi là
EPO) gây tăng trưởng tế bào hồng cầu nhằm cải thiện khả năng hấp thụ oxy.
Trở
lại với Guo Jingjing và Schneider. Guo bị “khiếm thị nghiêm trọng do phải luyện
tập cực kỳ khổ ải từ năm 6 tuổi, khi võng mạc chưa phát triển hoàn thiện”. Schneider
bị “bệnh cứng cơ bắp, nhịp tim bất thường, cholestorol cao bất thường và bị đau
lưng liên tục, khả năng sinh nở có vấn đề”.
H:
Xem hình, tôi cứ thẫn thờ nghĩ rằng, tối nay bé sẽ bật khóc: “Mẹ ơi, con không
thích ăn cơm ngon nữa đâu”.
(*)
Khi gặp nhau, người dân các nước thường chào “anh khỏe chứ”, còn người dân nông
thôn Trung quốc vẫn chào “anh đã ăn cơm chưa” (Nì_sư_phan_lờ_mấy_zẩu).
1 nhận xét:
Bác AMk3.
Màu nền trên bài viết này có hai chỗ bị tô màu (trắng) khác với xung quanh. Bác làm ơn tô lại dùm cho tiệp với màu nền chung.
Cảm ơn bác.
Đăng nhận xét