(bài trên scubadiving.com, trích)
Tàu đến điểm lặn – một
vùng biển yên tĩnh, nước ấm, tầm nhìn rất tốt. Xác tàu đắm ở độ sâu 36,6 mét. Divemaster
(DM)(1) lên kế hoạch: … (cuộc lặn không có DM) Từ mũi xác tàu, các bạn sẽ lặn
dọc theo chiều dài của xác tàu và bơi dọc trên mặt bong; chỉ xuống độ sâu 30 mét;
tới đuôi xác tàu thì đi lên. Khi tới bề mặt, các bạn sẽ thấy tàu lặn đang chờ ở
đó. DM cảnh báo rằng thợ lặn phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp không
khí; không được xuống sâu hơn 30 mét; không được chui vào bên trong xác tàu dù
trong bất kỳ trường hợp nào.
Cuộc lặn bắt đầu. Tất cả
đều không gặp bất kì một khó khăn nào, và dường như sẽ kết thúc theo cách tương
tự. Cuộc lặn kết thúc, nhân viên giám sát lặn phát hiện thấy thiếu Jan và Alex.
Một DM lập tức lặn xuống
tìm cặp bạn mất tích. Bơi dọc xác tàu đắm, anh bỗng nghe thấy tiếng gõ vào thân
tàu. Anh bơi đến một porthole (cửa sổ nhỏ) và nhìn vào trong: Thợ lặn mất tích đang
ở đó, trong trang thái tuyệt vọng và sắp hết khí thở. Anh luồn qua porthole hai
chai “mõm ngựa” nhỏ (chai khí dự phòng độc lập) cho họ, rồi nổi lên để báo cáo
tình tình. Tàu lặn kêu gọi cứu hộ chuyên nghiệp, còn DM lại lặn xuống với các chai
“mõm ngựa” nhỏ. Anh biết chai lớn sẽ không qua được porthole.
Trong khi chờ cứu hộ
chuyên nghiệp, DM vẫn ở bên ngoài xác tàu, cạnh porthole, để trấn an và đảm bảo
nguồn khí thở cho kẻ bị nạn. Anh giao tiếp với Alex, nhưng Alex không sao “kể” được
tình trạng Jan hiện ra sao.
Cứu hộ chuyên nghiệp tới.
Họ kéo theo cả một hệ thống cấp khí để sẵn sàng bổ sung cho các thợ lặn. Nhân
viên cứu hộ thâm nhập vào trong xác tàu và thấy Jan nằm trên sàn, bất tỉnh,
không thở, chai “mõm ngựa” ở bên cạnh. Anh đặt Jan vào Companionway(2), rồi đưa Alex ra khỏi xác tàu. Sau đó Jan cũng được đưa lên bề mặt.
Những nỗ lực hồi sức cấp
cứu bắt đầu. Alex được cấp cứu trong buồng giải nén(1). Cả hai biểu hiện triệu
chứng của sự hạ thân nhiệt nghiêm trọng. Cứu hộ chuyển hai nạn nhân tới bệnh
viện. Jan đã chết, còn Alex tuy qua cơn nguy kịch nhưng có thể bị liệt.
Thợ lặn nói:
- Những gì đã xảy ra cho
đôi bạn này có thể sẽ không bao giờ được biết rõ, nhưng rõ ràng họ đã chui vào trong
xác tàu. Cả hai chưa hề được đào tạo loại hình lặn này. Sau khi chui vào, họ
quẫy chân nhái làm bùn và rỉ sắt bên trong xác tàu bị khấy đục, khiến tầm nhìn
chỉ còn một vài feet, đã làm họ bị mất phương hướng. Họ cố tìm cách thoát ra.
Sự hoảng loạn và những nỗ lực của họ làm họ cạn kiệt khí thở. May là DM đã tìm
thấy họ.
- Nhân viên cứu hộ rất
đúng khi chọn Alex để cứu trước, và họ cũng đã cứu được Jan. Cái mà chúng ta
không hiểu, đó là tại sao Jan bị chết ngạt trong khi chai khí đã có sẵn cho cô
ấy.
Cơ quan chức năng nói:
- Lặn thâm nhập xác tàu đắm
là một hình thức lặn nguy hiểm, cần sự đào tạo thích hợp, phải có các thiết bị
chuyên dụng và cần có kinh nghiệm.
- Khi đã thâm nhập và nếu
tầm nhìn bị giảm xuống bằng không, thì bạn chỉ có thể thoát ra bằng cách lần
theo sợi dây đã rải ra trong lúc chui vào.
- Thợ lặn thâm nhập,
ngoài lượng khí dự phòng để đi lên và giải áp, thì phải có đủ khí dự phòng cho trường
hợp khẩn cấp.
- Bạn chịu trách nhiệm về
sự an toàn của chính bạn. Gặp trường hợp bạn lặn bị mắc kẹt, tốt nhất là bạn
nổi lên để báo cho tàu lặn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là bỏ rơi bạn bè. Hai
trường hợp tử vong không bao giờ tốt hơn một.
(1) Xin xem Tự điển Lanbien ở trên cùng bên
phải trang tin.
(2) NST không dịch được từ này.
(2) NST không dịch được từ này.
2 nhận xét:
Lặn xác tàu hay lặn hang động đều có thể gặp nguy hiểm chết người ha chú Quang. Mà mình đi lặn ở Puerto Galera chắc không có cơ hội đi vô trong thân tàu vì cháu thấy tàu nhỏ à.
AoE.
Thợ lặn đi lặn xác tàu đắm thường là bơi xung quanh, bên ngoài xác tàu thôi (tàu to, nhỏ gì cũng vậy).
Còn lặn thâm nhập (vào bên trong) xác tàu đắm lại là chuyện khác. Lặn thâm nhập phải chấp nhận phần nào rủi ro. Chú cháu mình (nếu muốn) cũng phải tới tết Công gô mới lặn thâm nhập được.
Mình đi lặn cũng có chui hang, nhưng đó không phải là hang (cave) theo đúng nghĩa, mà có lẽ chỉ là cái "cổng làng" ngầm dưới nước thôi.
Đăng nhận xét