Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Bạn không cần phải tin rằng tất cả các chuyện của thợ lặn kể ra đều đáng tin. P1 – Tầm nhìn trong nước

(sưu tầm, trích)

Tầm nhìn (visibility, vis) 60 feet có nghĩa bạn có thể thấy khá rõ trong khoảng cách 60 feet trên các hướng, tức bạn là tâm của khối cầu bán kính 60 feet. Nhưng vis lại không thể đặt ra một con số chính xác và duy nhất để xác nhận khả năng hiển thị bởi vì nó phụ thuộc vào một số yếu tố luôn luôn thay đổi.

1. Ánh sáng

Làm sao bạn nhìn thấy con cá mập? Không dễ trả lời, đơn giản vì giới hạn của khả năng hiển thị phụ thuộc vào độ sâu, vào thời gian trong ngày, theo hướng bạn đang tìm kiếm và những gì bạn đang tìm kiếm.

Đầu tiên, hãy xem xét số lượng tia sáng đến cá mập và phản xạ tới mắt của bạn. Nhiều tia sáng có nghĩa là tầm nhìn tốt hơn – đơn giản là như vậy. Vì vậy, khả năng hiển thị sẽ ít hơn vào một ngày nhiều mây. Ngay cả đám mây tạm thời che mặt trời cũng ảnh hưởng đến vis.

Các vị trí của mặt trời trên bầu trời cũng ảnh hưởng đến sự xâm nhập của ánh sáng vào trong nước. Tối đa sự xâm nhập là vào giữa trưa (góc chiếu 90 độ). Buổi chiều, góc chiếu của ánh sáng giảm, nhiều tia sáng bị phản xạ ở bề mặt nước, và giảm số tia sáng chiếu vào con cá mập. Về lý thuyết, khi góc tia sáng mặt trời là 48 độ (15 giờ ở vùng nhiệt đới và tùy vào mùa), tất cả tia sáng mặt trời sẽ bị phản xạ, không còn chiếu sáng cá mập và dưới nước sẽ tối như ban đêm. Thực tế thì không tối, bởi vì bề mặt nước không hoàn toàn phẳng, và thêm các con sóng nhỏ, sẽ bắt ánh sáng. Ngoài ra, bản thân ánh sáng cũng khuếch tán xuống từ tất cả các hướng.

Nói chung khả năng hiển thị dưới nước sẽ cao trong suốt buổi sáng cho đến trưa và giảm vào buổi chiều. Sẽ tốt nhất vào buổi trưa giữa một ngày nắng – mặc dù dưới nước không thay đổi.

Sâu bao nhiêu sẽ còn nhìn thấy con cá mập? Mỗi feet xâm nhập của ánh sáng mặt trời đều bị nước hấp thụ và tán xạ, để lại ít hơn lên con cá mập. Số lượng hấp thụ phụ thuộc vào phổ màu của ánh sáng: ánh sáng xanh thâm nhập tốt hơn so với màu đỏ, nhưng nói chung, dưới 60 feet  nước chỉ có 18% ánh sáng mặt trời tới nơi. Vì vậy, khả năng hiển thị tốt nhất là lặn ở vùng nước nông. Sẽ càng tốt hơn nếu đáy là cát trắng phản chiếu ánh sáng lên con cá mập.

2. Phông hình.

Khả năng hiển thị sẽ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào việc bạn đang tìm kiếm một bạn lặn mặc wetsuit màu đen tại vách đá màu đen, hay tìm một con cá màu bạc trong tia sáng mặt trời tại vách đá màu đen.

3. Vẩn đục.

So với không khí, nước đậm đặc hơn 800 lần và đôi mắt của bạn phải xuyên qua môi trường đó.

Hơn nữa, một lít nước biển trung bình có chứa một triệu sinh vật đơn bào (thực vật phù du), một triệu đơn bào protists, một tỷ vi khuẩn và 10 tỉ virus, và đó là những sinh vật sống. Thêm vào cát, bùn, bụi, các ion, muối,… Tất cả chúng đều hấp thụ, tán xạ và uốn cong hình ảnh trước khi tới mắt bạn. Không khí hầu như không làm chậm tốc độ ánh sáng (186.000 mile/s), nhưng nước tinh khiết làm chậm lại rất nhiều, có 135.000 mile/s. 

Sinh vật phù du là một thuật ngữ chung cho các loài động, thực vật cực nhỏ ở dưới nước (Blooms). Chúng có mặt trên toàn thế giới, trong các hồ nước ngọt cũng như trong đại dương.

Nhiệt độ nước, số lượng tia sáng mặt trời và oxy, dòng chảy đem theo các vi chất đều ảnh hưởng đến vis. Blooms thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hè, khi ánh sáng mặt trời vào nước nhiều hơn – chúng quang hợp. Thực vật phù du bùng nổ sinh sản, chất diệp lục của nó đã nhuộm màu xanh cho đại dương. Động vật phù du cũng bùng nổ. Trong khi đó, ngày dài nắng ấm làm nước tách ra thành các tầng (Thermocline).

Do Thermocline chia tách quần thể sinh vật phù du, nên khả năng hiển thị sẽ thay đổi rõ rệt ở các tầng khác nhau. Sự hiển thị thay đổi rõ rệt khi ở trong các tầng từ 0 – 20 feet, 40 – 60 feet. Tất nhiên mật độ sinh vật phù du có thể thay đổi theo từng ngày, từng tuần. Đôi khi chúng dày tới mức bạn sẽ cần một chiếc đèn pin. (còn nữa)

2 nhận xét:

ComputerBoy nói...

Hix, cháu đang tính tìm hiểu định nghĩa chính xác và phương pháp khoa học cho việc xác định "tầm nhin" dưới nước, nhưng đọc bài này thì thấy mơ hồ quá. Chẳng lẽ không có cái chuẩn (dù là tương đối) nào hay sao chú HCQuang?

Vì mấy lần đi khảo sát cháu toàn gặp nước đục nên muốn có một cái chuẩn để mình ghi số liệu về tầm nhìn cho nó chính xác hơn đó mà.

HCQuang nói...

Các thiết bị đo lường sẽ cho con số chính xác tại thời điểm đo, còn mắt thợ lặn thì rất ... tương đối, chưa kể cháu mắt tinh, tại thời điểm đó nhìn được 15m nhưng chú chỉ được 5m.

Phần 2 bài này còn "luộm thộm" hơn.