(sưu tầm, trích)
Đại
dương (nghĩa đen là “biển lớn”) được hiểu là một vùng nước mặn rộng lớn, tạo
thành thành phần cơ bản của Thủy quyển; được giới hạn bởi các lục địa bao quanh
nó, các quần đảo, và tiêu chí khác. Chúng gồm các biển lớn (các đại dương: Thái
bình dương, Đại tây dương, Ấn độ dương, Bắc băng dương, và có tài liệu tách một phần Thái bình dương để trở thành Nam đại dương) và các
biển nhỏ, chiếm khoảng 71 % diện tích bề mặt Trái đất, tức 361 triệu km vuông, trong
đó hơn một nửa diện tích có độ sâu trên 3.000 mét. Là các đại dương “độc lập”
nhưng thực ra chúng nối liền với nhau tạo thành một khối nước liên tục với sự
trao đổi (tương đối) tự do giữa chúng.
Các
khu vực nhỏ hơn của đại dương gọi là biển, vịnh (và khác).
Độ
mặn của đại dương vào khoảng 35 ppt (phần ngàn) và sai số khoảng từ 30 ppt (ở
vùng cận cực) tới 38 ppt (vùng nhiệt đới/cận nhiệt đới).
Nước
đại dương luôn luôn chuyển động do tác động của thuỷ triều gây ra bởi lực hấp
dẫn của Mặt trăng và Mặt trời, do sóng, do các hải lưu và các dòng bù trừ.
(Dòng
bù trừ sinh ra do sự “hao hụt” của nước, ví dụ nước của Địa trung hải bốc hơi nhưng
lại được ít sông ngòi đổ vào, gây nên sự hao hụt, cộng với nước dưới sâu của Địa
trung hải chảy ra Đại tây dương tăng thêm sự hao hụt, do vậy, một hải lưu bề
mặt sẽ chảy ngược từ Đại tây dương trở vào Địa trung hải để bù vào hao hụt đó).
Các đại dương có ảnh hưởng lớn tới sinh quyển. Sự bốc hơi nước của các đại dương quyết định phần lớn lượng giáng thủy mà Trái đất nhận được. Nhiệt độ nước của chúng cũng quyết định phần lớn khí hậu và kiểu gió trên Trái đất.
Đại
dương được chia thành các đới (vùng, tầng) như Vùng biển khơi, Vùng đáy, Vùng
chiếu sáng, Vùng thiếu sáng,…
Vùng
biển khơi là một khái niệm “ôm trọn” mọi khu vực chứa nước của biển cả (nhưng không
gồm đáy biển), bao gồm:
Vùng
duyên hải: Là khu vực biển nằm giữa mức thủy triều cao nhất và thấp nhất. Chúng
là khu vực chuyển tiếp giữa các điều kiện đại dương và đất liền.
Vùng
ven bờ: Là vùng biển ở ven bờ (Neritic), gồm các khối nước nằm trên các thềm
lục địa. (Ngược lại, Vùng đại dương là một khái niệm bao gồm tất tật các Vùng
biển khơi, trừ Vùng ven bờ).
Vùng
chiếu sáng hay Vùng mặt (Epipelagic) là vùng biển khơi tính từ bề mặt cho tới
độ sâu 200 mét. Đây là vùng mà sự quang hợp diễn ra phổ biến nhất và vì thế sự đa
dạng sinh học ở đây là lớn nhất.
Vùng
thiếu sáng là vùng biển khơi ở độ sâu dưới mức 200 mét. Do thực vật sinh tồn
với quá trình quang hợp nên các sự sống tìm thấy ở đây đều phải, hoặc dựa trên
các vật chất trôi nổi chìm xuống, hoặc dựa trên sự tuần hoàn lên xuống của nước
do nhiệt độ, để tồn tại. Vùng thiếu sáng lại chia tiếp (có tài liệu phân theo Tầng nhiệt độ) thành:
Vùng
biển khơi sâu vừa (Mesopelagic) là tầng nước ở độ sâu từ 700 – 1.000 mét.
Vùng
biển khơi sâu (Bathypelagic) là tầng nước ở độ sâu từ 1.000 – 4.000 mét.
Vùng
biển khơi sâu thẳm (Abyssalpelagic), nằm tại phần cao của vùng bình nguyên sâu
thẳm, với ranh giới dưới là 6.000 mét.
Vùng
biển khơi tăm tối (Hadalpelagic), nằm ở các rãnh đại dương, độ sâu từ 6.000 mét
trở đi.
Đáy biển: “Đi kèm” các vùng biển khơi thiếu sáng là các vùng Đáy thiếu sáng, gồm:
Vùng
đáy sâu che phủ sườn dốc lục địa, kéo dài xuống tới độ sâu 4.000 mét.
Vùng
đáy sâu thẳm che phủ các bình nguyên sâu thẳm ở độ sâu 4.000 – 6.000 mét.
Dưới
cùng là vùng đáy tăm tối tương ứng với vùng biển khơi tăm tối của các rãnh đại
dương.
H: Cột đá ở bờ biển NovaScotia, Canada.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét