El Nino tiếng Tây ban nha là “chú bé con dễ thương”, là
hiện tượng vùng biển lạnh tự dưng ấm lên vào mùa đông, và thường xảy ra vào cuối
năm, gần dịp lễ Giáng sinh. El Nino là thuật ngữ chỉ sự ấm lên của mặt biển
vùng xích đạo Thái bình dương ngoài khơi biển Nam Mỹ, thường bắt đầu vào mùa
đông và có chu kỳ khoảng từ 2 – 7 năm, và gây ra những bất thường về thời tiết,
khí hậu trên diện rộng.
La Nina, tiếng Tây ban nha là “cô bé con dễ thương”, là hiện tượng ngược đối với El Nino. La Nina là thuật ngữ chỉ hiện tượng nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phía đông Thái bình dương lạnh đi so với điều kiện bình thường (hiện tượng “pha trộn lạnh”) và gây ra những bất thường về thời tiết và khí hậu trên diện rộng.
La Nina, tiếng Tây ban nha là “cô bé con dễ thương”, là hiện tượng ngược đối với El Nino. La Nina là thuật ngữ chỉ hiện tượng nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phía đông Thái bình dương lạnh đi so với điều kiện bình thường (hiện tượng “pha trộn lạnh”) và gây ra những bất thường về thời tiết và khí hậu trên diện rộng.
La Nina thường xảy ra ngay sau khi hiện tượng El Nino kết thúc. La Nina là “chuyện nhiều tập” về một hải lưu lạnh đã làm lạnh nhiệt độ khí hậu của những vùng mà nó đi qua.
Chúng không chỉ là hiện tượng cục bộ ở vùng biển ngoài khơi
Nam Mỹ mà còn là một phần hệ thống tương tác có quy mô lớn và phức tạp giữa khí
quyển và các đại dương.
Nguyên nhân của chúng, theo giả thiết thứ nhất, là do hậu quả của việc dư thừa nhiệt ở vùng nhiệt đới và El Nino là sự điều chỉnh của thiên nhiên để cân bằng trở lại. Giả thiết thứ hai, khởi đầu là do sự yếu đi của Gió mậu dịch; nước biển ấm lên làm gió yếu đi và gió yếu đi lại làm nước biển ấm thêm; và cứ như vậy, chúng ngày càng mạnh lên.
“Lộ trình” của El Nino: Một hải lưu ấm ở phía đông Thái bình dương chạy dọc vùng biển các quốc
gia Nam
Mỹ (Chile, Peru, ...) đã “nạp”
vào bầu khí quyển nơi đó một lượng hơi
nước rất lớn, hình thành nên các đám mây mưa dày đặc, làm những
nước này phải hứng chịu một lượng mưa lớn bất thường. Đồng thời, bởi những
lí do nào đó, gió trên Thái bình dương bỗng đổi hướng vào thời
điểm có El Nino, chúng thổi về phía Đông thay
vì về phía Tây như thời
tiết thông thường hàng năm.
Cơn gió “dễ thương” này đã đưa hơi nước “được gầy dựng” trên
vùng biển Nam Mỹ đi tuốt qua các vùng rộng lớn ở Tây bán cầu, và
mưa, bão, lũ lụt đã xảy ra tại các vùng này.
Đồng thời, do hơi nước bị “gom lại”, nên, tất nhiên, hiện tượng
khô hạn sẽ xảy ra trên các vùng khác: các vùng ở Đông bán cầu bỗng dưng bị hạn
hán nghiêm trọng, trong đó Việt nam, Thái lan, Indonesia, Philippines, Úc, ... là những
nước thường xuyên bị ảnh hưởng khô hạn do chúng.
Gió mậu dịch (gió traođổi hàng hóa).
Gió mậu dịch (Trade wind, tiếng Bồ đào nha là Passat) là những cơn gió thổi thường xuyên, ổn định trong miền gần xích đạo. Gió mậu dịch là kết quả của sự di chuyển không khí từ miền áp cao ở các vĩ độ cao về vùng áp thấp xung quanh xích đạo.
Cùng với sự tác động của lực Thiên sai (hiệu ứng Coriolis), gió mậu dịch không thổi thẳng từ Đông sang Tây, mà bị xéo đi chút đỉnh: ở Bắc bán cầu, chúng thổi theo hướng Đông-Đông-Bắc sang Tây-Tây-Nam, ở Nam bán cầu chúng thổi theo hướng Đông-Đông-Nam sang Tây-Tây-Bắc.
Gió mậu dịch xuất hiện vào mùa hè, ở tầng khí quyển từ sát mặt biển tới cao độ (khoảng) 2 km. Và do vậy, tầng khí quyển cao hơn 2 km sẽ xuất hiện luồng gió thổi ngược trở lại, tạo nên sự tuần hoàn của khí trời.
Trong miền cận xích đạo, gió mậu dịch đến từ hai bán cầu gặp nhau tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao, tạo thành “Đới hội tụ liên chí tuyến”.
Gió mậu dịch còn được gọi là “Gió tin cậy” (tên chữ là Tín phong). Trong kỷ nguyên tàu buồm, người châu Âu đã lợi dụng chúng để vượt đại dương đi buôn bán, trao đổi hàng hóa (và “khai hóa” những vùng đất mà họ gọi là “đất mới”) – họ gọi chúng là “gió mậu dịch”. Do chúng ít khi “tráo trở” (thổi rất ổn định) nên tàu buồm có thể tin cậy vào chúng mỗi khi vượt đại dương, nên họ gọi chúng là “gió tin cậy”.
Lực Thiên sai (hiệu ứng Coriolis).
Do trái đất tự quay xung quanh mình nó, nên các dòng chảy
(khí, chất lỏng) trên trái đất, nếu chảy theo hướng Nam – Bắc, sẽ bị quán tính
làm chệch hướng chút đỉnh: Nếu chảy từ Nam lên Bắc, nó sẽ bị lệch về phía
Đông một chút, còn nếu từ Bắc chảy về Nam thì sẽ lệch về phía Tây một
chút.
Người ta nói, bão nhiệt đới có xoáy (eyewall, hoàn lưu
bão với tâm là mắt bão) cũng bởi Lực Thiên sai (và đây không phải là nguyên
nhân duy nhất).
Không chỉ chất khí và chất lỏng, chất rắn (hay tất cả các vật
chất có khối lượng tồn tại trên trái đất) cũng bị “trời khiến” y như vậy. Ví dụ
đường sắt Bắc – Nam, khi xe lửa chạy từ Nam lên Bắc thì các bánh xe sẽ nén xuống
thanh ray phía Đông nhiều hơn thanh phía Tây, chạy riết thời thanh này mòn nhiều
hơn thanh kia – nếu xài đường sắt “một chiều” (tức đường Nam – Bắc và đường Bắc
– Nam riêng biệt). Cũng may, ông nhà nước hiểu bản chất vấn đề, nên chỉ cho xài
đường sắt “hai chiều”: Mỗi khi hai xe lửa chạy ngược chiều gặp nhau, thì anh
này dừng lại uống cafe chờ anh kia vượt trạm. “Nhân định” thắng “Thiên định”
chính là vậy.
1 nhận xét:
Mầu nền của bài viết lúc trắng lúc xám, tui đọc hơi khó chịu. Xin các Tổng quản blog điều chỉnh dùm.
Cám ơn.
Đăng nhận xét