Du khách thứ nhất kể chuyện lặn ở Hòn mun (trích)
…
Cả đám bọn tôi nhốn nháo thử chân vịt với bao trò vui nhộn bởi lần đầu mang
“đôi dép hàng độc” như thế. Tranh thủ thời gian trên tàu, chúng tôi tham gia
“lớp học” cấp tốc về các kỹ năng khi xuống biển và ngôn ngữ giao tiếp dưới
biển. Nói là “học” chứ đơn giản chỉ là việc làm sao để cân bằng áp suất khi
xuống sâu, và cách giao tiếp đơn giản dưới nước. “Lớp học” kết thúc thì vừa đến
Hòn Mun.
Tôi vừa lặn xuống là thiên đường hiện ra, một quang cảnh tuyệt vời mà bất kỳ cảnh đẹp nào trên đất liền đều không thể so sánh. San hô đủ loại, muôn màu sắc đong đưa trong làn biển xanh, cả không gian được bao trùm trong một màu sắc tuyệt đẹp, một thứ ánh sáng đa sắc tuyệt vời được tạo ra bởi sự khúc xạ ánh sáng trong nước biển, những tia nắng trong biển đẹp lạ. Không biết diễn tả như thế nào cho đầy đủ, chính xác, chứ quang cảnh mà tôi nhìn thấy thật tuyệt vời. Những chú cá đủ màu sắc và kích cỡ, nhưng ở tầng nước cạn này, với độ sâu khoảng 4-6m, thì con lớn nhất mà tôi nhìn thấy cũng chỉ to bằng con cá tai tượng, chúng tản bộ, nghỉ ngơi hay ngụy trang trong những rạn san hô êm đềm, nhưng chỉ cần có hành động tấn công, xâm chiếm nào đó là chúng phóng với vận tốc không ngờ, chính vì thế mà cho dù mình chỉ muốn chạm nhẹ, vuốt ve chúng cũng không được, mặc dù chúng đáng yêu vô cùng. Cảnh đẹp thế, nhưng tiếc là với lần lặn đầu tiên, tôi đã không cân bằng áp suất khí tốt nên không thể lặn sâu hơn, để ngắm gần hơn, chạm tay vào những rạn san hô đẹp hơn. Cứ mỗi lần Hướng dẫn viên (HDV) kéo tôi xuống sâu hơn thì ngón cái của tôi lại ra dấu cho anh đi lên, bởi hai tai đau nhức, khó chịu, mặc dù tôi đã bịt mũi, cố nén khí ra tai, nhưng không làm được. HDV là người hướng dẫn và lặn cùng với tôi, chính xác là anh kéo tôi theo.
Không
biết vì lặn lần hai tôi có kinh nghiệm hơn, cân bằng áp suất tốt hơn, mà tôi
thấy khu vực này đẹp hơn. Vẫn được bao trùm một loại ánh sáng lạ, tất cả sắc
màu đều hiện diện ở đây. Những cụm san hô mềm mại đủ màu: cam, vàng, đỏ, xanh
và cả những màu sắc mà tôi không thể gọi tên, chỉ biết là nó vô cùng rực rỡ và
cuốn hút. Có đi lặn mới biết. Những rạn san hô mềm mượt như nhung, cứ muốn thả
toàn thân lên thảm nhung đó, thật tuyệt làm sao! Nếu như HDV không kéo mình đi
thì có lẽ mình sẽ ở mãi trong những bụi san hô đó. Ra khỏi cụm san hô là cả một
không gian thoáng đãng với cát vàng nước trong cùng những động vật biển. Cá ở
đây cũng nhiều hơn và cũng lịch sự, thân thiện hơn, bởi chúng không phóng đi khi
mình đến gần. Lần đầu tiên tôi thấy hải sâm, nó to bằng quả dưa hấu dài, màu
trắng đục như con mực và có vây tua tủa.
Du
khách thứ hai kể chuyện lặn ở Hòn mun (trích)
… Khu vực lặn nước trong vắt. Những ngày nắng đẹp nhìn
từ trên tàu có thể thấy cả rạn san hô dưới đáy biển. Bạn sẽ được hướng dẫn cách
dùng vòi thở, cách ra dấu bằng tay khi ở dưới nước. Huấn luyện viên lặn kèm bạn
và hỗ trợ khi cần thiết, nhắc nhở bạn không bẻ san hô, tránh chạm vào những
sinh vật có độc như hải quỳ… và đưa bạn đến những điểm có nhiều san hô, thủy
tộc đẹp để quan sát. Vùng biển này có những điểm lặn thám hiểm như “Đá
Madonna”, “Đường hầm đen” và “Vườn san hô” - nơi du khách sẽ thấy thế giới muôn
màu của vùng rạn san hô nhiệt đới.
Lặn xuống độ sâu bạn sẽ thấy một chốn thủy cung đẹp
không thể tả với các loài cá kỳ lạ như mào tiên
đuôi vằn, mặt quỷ hay cá bướm. Thấy quang cảnh đẹp lộng lẫy của rạn san hô,
khách cứ tưởng là cũng đã biết nhiều về thủy cung, nhưng hướng dẫn viên cho
biết đó chỉ như “thám hiểm một khu rừng mà chỉ mới đi vào bìa rừng". Trong
ánh sáng mặt trời mờ ảo lọc qua làn nước xanh, những tua hải quỳ co rụt như
những con rắn biển, những cụm rong lá khẽ phơ phất, và đàn cá biển sặc sỡ dạn
dĩ lượn sát bên người. Có nhiều hang động để khám phá. Có hang phải dùng đèn
quan sát những sinh vật biển sống trong bóng tối.
H: Một đám cưới dưới đáy biển (không liên quan bài viết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét