(sưu tầm, trích)
Năm 1694, tàu chiến Anh HMS Sussex
trọng tải 1.200 tấn, thuỷ thủ đoàn gần 500 người và 80 khẩu pháo, bị đắm cùng
12 tàu khác, khi một cơn bão tràn đến trong đêm ở ngoài khơi Gibralta. Thi thể chỉ
huy tàu, đô đốc Francis Wheeler, bị cuốn lên bờ biển Tây Ban Nha hai ngày sau
đó.
Vào năm 1995, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, lúc đó tàu Sussex đang chở vàng bạc để thanh toán cho Công tước xứ Savoy (nằm ở Đông Nam Pháp, Tây Thuỵ Sĩ và Tây Bắc Italy), đồng minh của Anh trong cuộc chiến chống Pháp. Ước tính kho báu trị giá 4 tỷ USD theo thời giá hiện nay.
Tháng 3/1998, chính phủ Anh cho
phép công ty thăm dò Odyssey Marine Exploration (Mỹ) trục vớt tàu Sussex . Họ sẽ
được hưởng 80% trong số 90 triệu USD được thu hồi đầu tiên, một nửa của số tài
sản trị giá từ một tỷ USD trở xuống, hoặc sẽ được hưởng 40% nếu số tài sản thu
được trị giá trên một tỷ USD. Phần còn lại thuộc chính phủ Anh. Tuy nhiên
Odyssey sẽ không nhận được gì nếu trục vớt không thành công.
Odyssey đã thăm dò khu vực rộng
1.000 km2 dưới đáy Địa Trung Hải, sử dụng thiết bị định vị dưới nước bằng siêu
âm và robot. Họ phát hiện 418 mục tiêu tiềm năng, trong đó có tàu của người
Roman và Phinixi hơn 2.000 tuổi. Trong số đó chỉ có một tàu có pháo mà Odyssey
tin tưởng đó là tàu Sussex .
Hiện chi phí tìm kiếm đã lên tới hơn một triệu USD.
Xưa kia eo biển Gibralta là nơi
xảy ra đụng độ giữa hải quân Anh và Tây Ban Nha. Giờ đây hai quốc gia này lại
tranh chấp về xác tàu HMS Sussex. Theo luật quốc tế, nhà chức trách Anh có
quyền tài phán đối với xác tàu Anh, cho dù nó nằm ở đâu. Nhưng chính quyền bang
Andalucia thuộc Tây Ban Nha cho rằng, Odyssey phải có giấy phép của Tây Ban Nha
thì mới được tiến hành thăm dò trong vùng biển nước họ.
H: Lặn xác tàu đắm - chiếc Tuần dương hạm Nurnberg SMS, lượng giãn nước 4.200 tấn, ở độ sâu 70m (không liên quan bài viết).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét