(Nhớ
lại chuyện xưa)
Vào giữa năm 1977, Sài gòn xảy ra vụ bắt cóc con trai của nghệ
sĩ Kim Cương.
Sau đó nghệ sĩ cải lương Thanh Nga (36 tuổi) và chồng bà bị bắn chết
trên chiếc Volkswagen khi vừa dừng xe trước cổng nhà. Viên đạn trúng ngực trái
nghệ sĩ này, được xác định là từ một khẩu súng ngắn P38. Do bà thủ vai Trưng Trắc phất cờ khởi nghĩa chống ngoại xâm phương Bắc (vở cải lương "Tiếng trống Mê linh"), nên cảnh sát điều tra theo hướng nghi ngờ "Đại lục".
Trong
lúc cảnh sát đang ráo riết điều tra, lại xảy ra vụ bắt cóc con trai của bác sĩ
Lã Hỷ.
Sau nhiều tháng tầm nã, Nguyễn
Thanh Tân, thủ phạm chính của cả ba vụ án trên và đồng phạm đã bị bắt. Trong
các bản cung, Tân đều khai đã vứt khẩu P38 xuống sông Sài gòn khi chạy qua cầu
Bình Lợi. Cảnh sát xác định đây là khẩu súng mà hung thủ đã giết vợ chồng nghệ
sĩ Thanh Nga, nên quyết tâm tìm cho được khẩu P38 này.
Đội cứu hộ cứu nạn đến
cầu Bình Lợi lặn tìm tang vật vụ án. Các
anh Nguyễn Văn Bảy, Võ Quang Hà, Nguyễn Ngọc Tốt, Ngô Văn Út, … thay phiên nhau
lặn. Tháng 5 năm đó nước sông Sài Gòn chảy mạnh và khá sâu, có chỗ đột nhiên tụt xuống 30 mét, xuất hiện vùng hiệu ứng Turbulent (nhiễu loạn không quy luật) rất nguy hiểm. Anh Tốt kể: "Cái đói, cái rét nhức nhối
đến bầm da, buốt óc nhưng chúng tôi không nản chí … Chỉ riêng nỗi ám ảnh về mìn
địch gài chống đặc công phá cầu (gài từ trước 30/4/1975) cũng đủ khiến mọi người lo
lắng, từng giây một".
Đội cứu hộ lặn suốt hai ngày
10-11/5/1979 nhưng không có kết quả. Trong cú lặn cuối
cùng, vào hồi 13h ngày 12/5/1979, anh Bảy và anh Hà lặn xuống sông ở chân cầu Bình Lợi... Rồi không thấy hai
anh ngoi lên. Anh Tốt, lúc này đã gần 60 tuổi, kể: “Chỗ các đồng đội tôi lặn bỗng
sôi sục như có quái vật dưới sông - dưới độ sâu ấy, mìn dưới chân cầu đã phát
nổ".
Trên bờ, anh Tốt kéo sợi dây bảo
hiểm ... nhẹ tênh: "Hà ơi, Bảy ơi… sao lại thế này”. Thi thể anh Hà nổi lên
mặt nước, còn anh Bảy mất tích. “Mãi tới khuya chúng tôi mới tìm được anh Bảy. Anh
bị kẹt ở chân cầu Bình Lợi, rất thảm thương”.
Hung thủ đã gạt cơ quan điều tra, nhưng chính lời khai man ấy đã cướp
thêm hai sinh mạng nữa. Ban Chuyên án sau đó đã thu được khẩu P38 gây án ở dưới
hầm cầu nhà người em của tên Tân. Ba vụ án đã khép lại cùng một lúc.
H1: Súng ngắn P38 (để minh họa)
H2: Nhân viên cứu hộ lặn sông ở Việt nam (hình không liên quan bài viết).
H1: Súng ngắn P38 (để minh họa)
H2: Nhân viên cứu hộ lặn sông ở Việt nam (hình không liên quan bài viết).
1 nhận xét:
"Tiếng trống Mê linh" là một vở cải lương rất nổi tiếng hồi 1977, với rất đông khán giả và lời ngợi khen của bá tánh.
Về việc chọn diễn viên chính.
Khi Thanh Nga, một nghệ sỹ nổi tiếng, được chọn vào vai Trưng Trắc, có một "cha nội" (một quan chức có vai vế kha khá trong bộ máy chánh quyền) cau có: Với tư cách, đạo đức của Thanh Nga thì tới khuya mới với tới tầm bà Trưng, tại sao lại cho thủ vai này.
Lập tức có người phản ứng: Vậy chúng ta không thể xây dựng được vở nào (tuồng, cải lương, kịch, phim truyện) nói về Bác Hồ rồi.
Ý người đó nói: Lấy ai có đủ tư cách, đạo đức như Bác Hồ để mà thủ vai Bác Hồ.
Có một thời người ta ấu trĩ như vậy đó.
Đăng nhận xét