Đường qua biển – Điều kì diệu tưởng như chỉ có trong
kinh thánh.
Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này đều đặn diễn ra
tại Hàn Quốc. Hai lần trong năm, thủy triều sẽ xuống thấp đặc biệt, và một dải
dất dài 2,8 km, rộng 40 mét lộ ra, hình thành một “con đường” nối hai đảo Jindo
và Modo với nhau trong vài giờ. Người ta có thể đi bộ trên “con đường” này.
"Cây cầu của Rama” hay “Ram Setu” hay “cây cầu của Adam”, nối liền Tamil Nadu, Ấn Độ, với
Công trình huyền thoại này nay một dải đá vôi và bãi cát ngầm chỉ nhô lên khi thủy triều xuống. Theo những văn bản ghi chép tại những ngôi đền, con đường nổi thiên nhiên này trước kia đã tồn tại, nhưng đã bị một cơn bão mạnh (có thể là một cơn lốc xoáy) năm 1480 phá huỷ.
Nền văn minh Ấn độ ra đời khoảng 7.000 năm, cùng thời đại của những nền văn minh xuất hiện sớm, như Lưỡng Hà, Ai cập, Trung hoa. Tuy nhiên người Ấn Độ không chấp nhận quan điểm đó. Theo họ, nền văn minh Ấn Độ đã bắt nguồn từ những thời đại vô cùng xa xôi, vượt xa tất cả những trí tưởng tượng phong phú nhất của Tây phương.
Sử thi Ramayana của Ấn Độ nói về “chiếc cầu Rama”: Từ xa xưa, vua Rama đã xây một cây cầu bằng “đá nổi”, vượt qua eo biển để tấn công vua Ravena nhằm giải cứu nàng Sita, vợ của Rama bị Ravena bắt cóc. Ravena là kẻ tham lam vô độ, bị ám ảnh bởi sự giàu sang và quyền lực, chìm đắm trong dục vọng. Một cuộc chiến lớn đã diễn ra, và cuối cùng Rama đã chiến thắng, cứu được nàng Sita. Câu chuyện trở thành một biểu tượng chiến thắng của cái Tốt trước cái Xấu, cái Thiện trước cái Ác, của Ánh sáng trước Bóng tối.
H2-3. Đường qua biển ở Ấn độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét