Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Lặn vo bắn cá ở sông Nhật lệ

(Bài của một phóng viên, trích)

Các con sông ở miền trung tuy không sâu nhưng sự biến động dòng chảy rất phức tạp và ẩn chứa quá nhiều nguy hiểm cho thợ lặn chuyên nghiệp. Lặn ở các sông này phải có những kỹ năng chuyên biệt (lời anh Cù Sinh Huy – Sỹ quan Không quân, nguyên thợ lặn vo kiếm sống bán chuyên nghiệp ở Hà tĩnh).

Khi tôi (phóng viên) tò mò tìm hiểu về nghề săn cá, Vượng, 23 tuổi, với thâm niên gần 10 năm trong nghề săn cá, cho tôi xem: Chỉ gồm khẩu “súng” gỗ thon dài cỡ 80 cm, nặng chừng một kí. Hai phần ba thân súng phía đầu nòng cột bốn sợi thun “dép râu”, đuôi súng có một thanh hãm làm cò. Hai mũi tên nhọn hoắt, nhỉnh hơn chiếc đũa ăn, dài một mét, bằng inox. Mũi tên có ngạnh sắc dùng để bắn cá dưới 10 kí, còn mũi tên không có ngạnh dùng để bắn cá to hơn. Sợi dây thép nhỏ cột vào đuôi mũi tên, có gắn hai cục phao to bằng hai nắm tay làm hiệu, để khi tên găm vào cá, nó bỏ chạy, nhưng với sợi dây cột vào mũi tên, chúng sẽ không thoát. Ngoài ra là chân nhái và kính lặn.

Với dụng cụ này, Vượng đã hạ không biết bao nhiêu cá. Tuệ, em trai Vượng, phụ việc kiêm học nghề, cho tôi hay, Vượng là thiện xạ số một và kình ngư số một trong nghề này. Vượng chính thức kế nghiệp bố kể từ sau khi ông bố qua đời. Vùng Quán Hàu ai cũng biết đến tài bơi, lặn của anh. Hơi lặn của Vượng làm người trên bờ cứ tưởng anh đang trải chiếu nằm dưới đáy sông. Tôi hỏi sao không dùng bình ôxy, Vượng nói “mang bình ôxy bị dòng chảy cản dữ lắm, chỉ có nước lặn “tay bo”, với lại dùng bình ôxy sẽ tạo bong bóng khí nên cá sợ bỏ chạy”.

Vượng thích chinh phục độ sâu của sông. Khu vực nước càng sâu, càng tĩnh lặng thì càng có nhiều loài cá to trú ngụ. Làm nghề này chẳng phải ngày nào cũng gặp cá vì phải bám vào con nước. Khi nước đục sẽ không thấy cá và bắn không chính xác. Bắn trượt sẽ kinh động bầy cá, lần sau gặp lại chúng sẽ bỏ chạy.

Anh đã nhiều lần hạ được cá hàng chục kí. Năm kia (2005) hai anh em Vượng vòng đường biển đến cầu sông Gianh, sâu 5 sải nước, nằm phục dưới mố cầu gần nửa ngày mới hạ được chú cá trồi (cá vược) nặng 35 kí, phải vật lộn gần một giờ mới lôi được nó lên thuyền. Vượng nói, cá vài chục kí trúng tên có thể kéo thuyền đi hàng chục mét. Những vực sâu, bến cảng ở Quảng Bình, Vượng đều đã lui tới. Săn ở vùng Thanh Khê, sông Gianh, là đã nhất. Ngay dưới chân cầu Gianh, cá to và hầu hết là những loài có giá cao như cá nâu, cá vược, cá hênh, cá hồng. “Ở đấy không gặp thì thôi, chứ gặp thì phải cỡ 20 – 30 kí trở lên, đưa được một con lên bờ có giá vài ba triệu chứ ít đâu. Vả lại “đầu ra” lúc nào cũng thuận lợi, đám nhà hàng giành nhau mua”.

Còn sông Nhật Lệ thì không đâu họ không tới. Khúc sông dài gần 20 km có cá 2 – 3 kí, đôi khi 10 –15 kí. Khu vực quen thuộc là chân cầu Quán Hàu, ngã ba Trần Xá, hay ngược lên sông Đại Giang ngay chân cầu Long Đại. Những loài cá to chỉ thích môi trường yên tĩnh, ở quanh các mố cầu, các hang hốc, vực sâu, nên phải mất nhiều sức. 

Anh kể lại những tình huống oái oăm: … Khi gặp cá quá to, nó cứ nhìn trừng từng vào mũi tên, đối mặt nó thậm chí bị “khớp”, trong khi mình phải đến thật gần. Cá cỡ trên 15 kí bị tên găm vẫn vùng vẫy chạy thoát. Con cá chạy quấn vào đá, cứa đứt sợi dây, thế là “xôi hỏng bỏng không” ... Tối kỵ khi bắt cá vược là không để tay vào mang của chúng, cái mang sắc ngọt như dao, có khi cứa đứt lìa bàn tay ... Cá bị trúng tên rồi thế nào cũng chết, nhưng mất công bám theo chúng. Cá mà thoát, nếu vào chài lưới nhà nào thì nhà đó hưởng. Cá mình bắn có mũi tên làm chứng hẳn hoi, nhưng mà chim trời cá nước, ai gặp nấy hưởng.


Hình: Sát thủ lặn vo bắn cá.

Không có nhận xét nào: