Theo nhiều nhà khoa học:
Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và
hoạt động của các khu áp thấp khơi sâu.
Bão biển Nhiệt đới (Tropical cyclone, Tropical storm) có gió mạnh hơn 63 km/h (gió cấp 8). Nếu dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (Tropical depression). Nếu gió mạnh hơn 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to hay cuồng phong. Còn siêu bão thì ... rất to.
Bão biển Nhiệt đới (Tropical cyclone, Tropical storm) có gió mạnh hơn 63 km/h (gió cấp 8). Nếu dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (Tropical depression). Nếu gió mạnh hơn 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to hay cuồng phong. Còn siêu bão thì ... rất to.
Tên gọi của bão theo khu vực phát sinh: Bão hình thành trên Đại tây dương
gọi là Hurricanes, trên Thái bình dương gọi là Typhoons, trên Ấn độ dương gọi là Cyclones.
Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và
những vùng dồi dào hơi nước. Nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh
và bị đấy lên cao, tại khu vực đó một tâm áp thấp sẽ hình thành. Do sự chênh
lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào. Tại tâm bão (mắt bão), không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão không khí bốc mạnh lên
cao, ngưng tụ thành một bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa cực lớn và
gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão
mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh
hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi.
Cấu tạo của bão: gồm mắt bão (the eye), thành mắt bão
(the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the dense cirrus
overcast).
Đặc
điểm bão ở Biển Đông:
Là bão Nhiệt đới (Tropical storm), thường xảy ra vào những lúc giao mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Bão giảm đi từ tháng 9 nhưng có thể vẫn còn đến tháng 1. Vào giữa mùa gió Đông Bắc, bão làm biển trở nên động dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày.
Là bão Nhiệt đới (Tropical storm), thường xảy ra vào những lúc giao mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Bão giảm đi từ tháng 9 nhưng có thể vẫn còn đến tháng 1. Vào giữa mùa gió Đông Bắc, bão làm biển trở nên động dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày.
Triệu chứng như sau: Trời oi, khí áp xuống nhanh. Trên bầu trời
xuất hiện những mây cao như bó lông, bay nhanh. Vài giờ sau bầu trời bị che phủ
bởi một lớp mây rất mỏng, mặt trời chung quanh có quầng, rồi dần dần bầu trời
trắng nhạt. Sau đó đến lượt những mây thấp có hình vẩy cá. Rồi đến một lớp mây
đen, dày, ở cao khoảng 3.000m, tất cả trở nên đen, u ám. Mưa bắt đầu rơi, gió
thổi, khí áp xuống nhanh. Trần mây thấp dần xuống (100m hay 50m), mây bay
nhanh, gió thổi mạnh từng cơn. Bão đã tới.
Phán
đoán bão và gió mạnh theo kinh nghiệm dân gian Việt nam:
Trạng thái bầu trời:
Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió, kéo dài vài ba ngày, sau đó xuất hiện mây ti tích (loại mây tầng cao, độ cao khoảng 7 km trở lên, gồm các đám, màn hoặc lớp mây mỏng không có bóng, cấu thành từ những phần tử rất nhỏ có hình dạng trông như những hạt hay nếp nhăn) hội tụ về một hướng chân trời. Sau mây tầng cao xuất hiện mây vũ tích (loại mây lớn và đặc, phát triển dữ dội theo chiều thẳng đứng trông như những dãy núi đồ sộ, giới hạn trên thường nhẵn lì hay dạng tơ sợi, hình dẹt như cái đe, chân mây đen và có kèm theo mây thấp rách xác xơ), gió tăng dần. Đây là dấu hiệu cho thấy bão có thể đang di chuyển từ hướng đó tới.
Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn. Hướng có chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Trước khi bão tới thường xuất hiện chớp ở hướng Đông-Nam.
Kinh nghiệm của người dân vùng ven biển Bắc Bộ: Sáng sớm nhìn về phía Đông thấy mây ti tích dạng “vẩy tê tê” di chuyển từ phía Đông về phía Tây là dấu hiệu cho thấy có khả năng một vài ngày tới sẽ có bão, biển sẽ động mạnh. (Khá phù hợp với thực tế của mây bão, vì mây ti tích ở tầng cao thường tỏa rất xa về phía trước bão).
Trạng thái mặt biển:
Sự xuất hiện của sóng lừng, hướng lan truyền của sóng không trùng với hướng gió là dấu hiệu cho thấy có bão hoạt động ở cách xa hàng trăm km. Nhìn chung, hướng lan truyền của sóng gần trùng với hướng di chuyển của bão. Tuy nhiên sóng lừng có thể không xuất hiện ở những vùng biển quá gần bờ hoặc có nhiều đảo.
Mặt biển từ trạng thái lặng chuyển dần sang trạng thái động, mức độ tăng dần.Kinh nghiệm của người dân vùng ven biển Bắc Bộ: Sáng sớm nhìn về phía Đông thấy mây ti tích dạng “vẩy tê tê” di chuyển từ phía Đông về phía Tây là dấu hiệu cho thấy có khả năng một vài ngày tới sẽ có bão, biển sẽ động mạnh. (Khá phù hợp với thực tế của mây bão, vì mây ti tích ở tầng cao thường tỏa rất xa về phía trước bão).
Trạng thái mặt biển:
Sự xuất hiện của sóng lừng, hướng lan truyền của sóng không trùng với hướng gió là dấu hiệu cho thấy có bão hoạt động ở cách xa hàng trăm km. Nhìn chung, hướng lan truyền của sóng gần trùng với hướng di chuyển của bão. Tuy nhiên sóng lừng có thể không xuất hiện ở những vùng biển quá gần bờ hoặc có nhiều đảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét