(sưu tầm, trích)
Vào
một ngày trời quang mây tạnh, trên bề mặt đại dương đột ngột xuất hiện bức tường
nước cao từ mười tới ba chục mét – bạn đã gặp “sóng ma” hay “sóng sát thủ”.
Trong
500 năm qua, các nhà thám hiểm và các thủy thủ vẫn kể về những con sóng xuất
hiện trên đại dương mà không hề có dấu hiệu báo trước. Chúng đủ cao và đủ mạnh
để có thể lật úp các con tàu đồ sộ.
Tàu
SS.Waratah, dài 150m, Australia, năm 1909 bị mất tích trên đường tới Nam Phi
cùng 211 người. Tàu chở hàng MS.München, Đức, ngày 7/12/1978 bị mất tích khi đi
từ cảng Bremerhaven
tới Gruzia. Tàu chở hàng SS.Edmund Fitzgerald, dài 220m, Mỹ, bị đắm ngày
10/11/1975 ở Hồ Lớn, Bắc Mỹ. Sự giống nhau là tai nạn đều xảy ra vào một ngày biển
lặng, gió êm (tức không có dấu hiệu báo trước). Họ không hề gặp bão (bão luôn
được báo trước vài ngày). Họ đã gặp “sóng ma”?
Tới tận đầu thập niên 90, người ta vẫn cho rằng “sóng ma” chỉ là sản phẩm của ảo giác, bởi có quá ít chứng cứ về sự tồn tại của nó.
Nhưng
vào năm 1995, giàn khoan dầu trên Biển Bắc đã ghi được hình ảnh một con sóng
cao 25,6m đột ngột xuất hiện. Năm 2000, tàu nghiên cứu đại dương, Anh, đã ghi
nhận một con sóng cao 29m gần bờ biển Scotland . Năm 2004 vệ tinh của Cơ
quan Vũ trụ châu Âu đã phát hiện những đợt sóng cao hơn tòa nhà 10 tầng trên
đại dương. Rồi tàu Louis Majesty bị hư hại nhẹ khi bị con sóng cao 10m đột ngột
tấn công trên vùng biển Tây ban nha.
Sóng trên đại dương sẽ hình thành khi có gió thổi trên mặt nước, gió càng mạnh thì sóng càng cao, và bão lớn có thể tạo nên bức tường nước cao tới tận chân mây – nhưng không phải là sóng ma. Sóng thần chỉ thể hiện sức mạnh của nó khi chạm vào đất liền – nó không tạo nên sóng ma. Núi lửa đang hoạt động dưới đáy biển thì hoàn toàn có thể khảo sát, đo, đếm được.
Một
số nhà khoa học cho rằng sóng ma có thể sinh ra bởi sự kết hợp của hàng loạt yếu
tố như gió mạnh và dòng biển di chuyển nhanh, thậm chí những con sóng nhỏ cũng có
thể tạo nên bức tường nước khổng lồ nếu chúng “biết” kết hợp với nhau. Một sự
thay đổi trong tốc độ gió cũng có thể gây nên sóng ma – bằng chứng là một số
vùng biển có các dòng biển mạnh trên đại dương, như khu vực gần bờ biển châu
Phi, đã xuất hiện nhiều sóng ma hơn những vùng biển khác.
Họ mô phỏng với loại sóng phẳng thường thấy trên đại dương: Đỉnh sóng 2,5m truyền đi theo một hướng nhất định. Những con sóng này sẽ gặp Hải lưu chảy theo hướng ngược lại. Khi các sóng phẳng truyền từ vùng không có Hải lưu sang vùng có Hải lưu, chúng cắt qua một gradient dòng chảy. Sự va chạm với gradient đó làm năng lượng của sóng phẳng tập trung vào một vùng rất nhỏ, gây ra sự mất cân bằng ở sóng phẳng, làm kích hoạt sự xuất hiện của một breather. Mô phỏng cho thấy sự hình thành breather có thể xảy ra khi những sóng phẳng có chu kì khoảng 10s – một điều kiện điển hình trong một cơn bão – gặp phải một Hải lưu chảy với vận tốc 1,5m/s, một tốc độ “phổ biến” của các Hải lưu.
Viện Vật lí ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cũng đồng ý về lý thuyết hình thành các breather nói trên, và cho rằng quá trình nói trên có xảy ra trong những vùng có gió thường niên thổi ngược chiều với Hải lưu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét