P1 – Chọn kính lặn (bài của một thợ lặn)
1.
Đặt kính lặn lên mặt bạn. Không đeo dây. Sờ tay để thấy rằng mép vành silicon
của kính không bị gập và nằm bằng phẳng với má, môi trên và trán của bạn. Dây
đeo kính không bị chèn giữa khuôn mặt của bạn và vành kính. Chắc chắn rằng tóc
bạn không bị chèn trong mép vành kính. Mép dưới vành kính phải nằm trên môi
trên và nằm dưới đỉnh mũi của bạn.
3. Ria mép của bạn có thể gây rò rỉ nước trong khi sử dụng kính.
4. Tròng dây đeo kính qua đầu. Dây đeo nằm phía trên tai, ở vị trí giống như đeo kính mát.
5. Hít vào bằng mũi. Nếu mặt kính hơi chạm vào đỉnh mũi của bạn thì lúc lặn, áp lực nước sẽ ép mặt kính vào sống mũi bạn. Mũi của bạn có chạm vào mép của “túi mũi” (của kính) hay không. Nếu chạm, kính lặn có thể sẽ làm bạn đau mũi trong lúc lặn. (dân “da vàng mũi tẹt” hầu như không bị “pan” này – NST).
6. Bóp mũi và thổi ra tai. Hãy chắc chắn rằng, qua “túi mũi”, bạn dễ dàng bóp mũi và thấy thoải mái khi bị bóp mũi.
7. Nhìn lên trên, xuống dưới, qua trái, phải để xác nhận góc nhìn của kính. Kiểm tra xem mặt kính có trong sáng không. Một số thợ lặn thích vành silicon trong vì cho phép nhìn được rộng, nhưng số khác lại thích vành silicon màu đen – nó có vẻ chuyên nghiệp hơn.
8. Mặt kính mica dễ bị đọng sương và không bền như mặt thủy tinh. Vành kính bằng silicon sẽ ôm khít vào khuôn mặt của bạn, và sẽ ít khả năng bị lọt nước, hơn là vành kính bằng vật liệu khác.
9. Mặc dù kính lặn (có thể) làm việc tốt cho các môn thể thao mặt nước, nhưng kính chế tạo cho các môn thể thao mặt nước thường không làm việc tốt cho lặn.
P2
– Bảo quản kính lặn.
Lời
góp của thợ lặn thứ hai:
Kính mới mua sẽ bị mờ vì có một lớp dầu bao phủ bên trong kính
(do quá trình sản xuất). Theo đề xuất của James, bạn tôi, bạn có thể thử bằng
kem đánh răng, nhưng phải cẩn thận. Tôi đã bị hư một kính lặn mới tinh, đắt
tiền, chỉ vì đã chà nó bằng tấm vải thô ráp, đã gây ra các vết xước mờ mờ trong
kính, nhìn không mấy dễ chịu.
Cách
thứ hai tôi rất ủng hộ, là hơ lửa quẹt ga vào mắt kính. Lửa sẽ đốt các chất hữu
cơ bám trên kính. Hãy cẩn thận, hãy nhẹ nhàng với lửa. Nóng quá có thể làm kính
vỡ. Sau đó để kính nguội hẳn rồi rửa bằng nước.
Cuối cùng, trước khi lặn, bạn nhỏ một giọt dầu gội đầu vào kính và rửa sạch. Kính của bạn sẽ hoàn toàn trong suốt.
Cuối cùng, trước khi lặn, bạn nhỏ một giọt dầu gội đầu vào kính và rửa sạch. Kính của bạn sẽ hoàn toàn trong suốt.
Lời góp của anh Quang (bên Vinadive):
Bạn xử lí mắt kính mới mua bằng ngọn lửa quẹt ga là sự lựa chọn đúng đắn, nhưng
tôi tin rằng bạn có thể sẽ phải mua ngay chiếc kính khác, nếu không biết thủ
thuật sau đây: Để tránh bị sự cố nhiệt cho vành silicon, bạn hãy gỡ mắt kính ra
khỏi vành silicon. Tiếp theo, bạn dùng kẹp để kẹp mép mắt kính, rồi hơ đều mắt
kính trên ngọn lửa quẹt ga (để làm sạch lớp dầu bao phủ bên trong kính – từ quá
trình sản xuất). Hơ xong, nếu bạn đặt mắt kính lên mặt bàn là ... bể liền. Bạn phải
để mắt kính lên (vài lớp) giấy báo (đã chuẩn bị từ trước). Chờ cho mắt kính
nguội hoàn toàn, bạn bôi chút dầu gội đầu lên kính và rửa sạch.
Lời
góp của thợ lặn thứ tư:
Cách tốt nhất để ngăn chặn kính lặn bị mờ sương là sử
dụng defogging. Nhỏ một giọt vào bên trong mắt kính và bôi, cũng bôi cả vành
silicone. Sau đó rửa trong nước sạch. Rửa một lần nữa nếu vẫn còn bị dính
defogging. Cũng có thể sử dụng kem đánh răng (nhưng không phải là kem đánh răng
gel) và làm theo cách như dùng defogging.
Lời
góp của thợ lặn thứ năm:
Để
kính không bị đọng sương trong khi lặn: Bôi một giọt defogger vào mắt kính và
rửa nó. Hoặc bôi nước miếng của bạn lên bên trong mắt kính lặn rồi sử dụng luôn.
Sau
mỗi khi lặn, bạn rửa sạch kính lặn bằng nước ngọt. Sau đó bôi chút kem đánh
răng và dùng ngón tay chà bên trong. Sau đó rửa sạch. Không cất kính lặn ở nơi
nóng nực, bị nắng.
Lời
góp của thợ lặn thứ sáu:
-
Để tránh nấm mốc, bạn rửa sạch kính trong nước âm ấm, và chờ nó khô hoàn toàn
trước khi cất.
- Để kính bị ép trong một thời gian dài sẽ làm cho vành silicone bị méo mó
không thể hồi phục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét