Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Tàu sân bay ngầm của Nhật trong thời thế chiến 2

Sau 63 năm từ khi bị đánh chìm, hai chiếc tàu ngầm Nhật Bản được thiết kế để chở máy bay ném bom trong Thế chiến 2 đã được tìm thấy dưới đáy biển ngoài khơi Hawaii. 
(sưu tầm, trích đăng)

Chiếc tàu ngầm I-14 và I-201 của Nhật Bản bị Hải quân Mỹ thu giữ vào năm 1945, nhưng Mỹ đã đánh chìm chúng năm 1946, vì không muốn những tham số kỹ thuật này rơi vào tay đồng minh. Tổng cộng có 5 tàu ngầm của Nhật đã bị Mỹ thu giữ và đưa về Hawaii.

Được thiết kế giống như tàu sân bay (tàu nổi), I-14 và I-201 có thể chứa 3 máy bay Aichi, thủy phi cơ, ném bom hạng nhẹ, cánh gập. Ý thức được sự yếu thế về tàu nổi tại Thái bình dương, Nhật Bản mong muốn chúng sẽ tiếp cận bờ biển Mỹ, nổi lên và cho máy bay xuất kích trong trong vài phút.

Dài 122 mét, cao 12 mét, I-14 là tàu ngầm lớn nhất trong Thế chiến 2 và cũng là chiếc lớn nhất từng được chế tạo – cho tới khi tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân đầu tiên được hạ thủy vào những năm 1960. I-14 có thể di chuyển trên hành trình dài 59.500 Km, tương đương 1,5 lần vòng quanh trái đất. Nó to gấp gần 3 lần so với các tàu ngầm khác vào thời điểm đó(*), I-14 có trọng tải 5.223 tấn, thủy thủ đoàn 144 người, hoạt động ở độ sâu tối đa 100 mét.

Chiếc thứ hai, I-201, là tiền thân của tàu ngầm tấn công ngày nay và di chuyển nhanh hơn so với tàu ngầm cùng thời. I-201 có hai thân ghép lại với nhau, lặn sâu 91 mét, vỏ ngoài bọc một lớp giống như cao su nhằm giảm tiếng ồn và tín hiệu thu ra-đa từ tàu chiến đối phương. I-401 là tàu đầu tiên được tìm thấy vào tháng 3/2005.

Vào năm 1946, khi Liên xô tỏ ra quan tâm tới các tàu ngầm này, Mỹ đã đánh chìm chúng ở độ sâu 823 mét ngoài khơi đảo Oahu.

Cục Quản lý Hải dương học và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đã định vị được hai tàu ngầm I-14 và I-201 ở ngoài khơi đảo Oahu, Hawaii. Họ nói: “Nếu bạn nhìn vào tàu ngầm I-201, bạn sẽ thấy nó chẳng giống chiếc nào trong Thế chiến 2”. “I-201 giống tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh hơn. Còn I-14 là tiền thân của mẫu tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân tầm thấp”.

(*) Về cấu tạo: Tàu ngầm là một vật thể thiết diện tròn (như điếu xì gà) nên nếu gắn thêm trên boong một “nhà kho” thì tàu rất dễ bị lật úp. Để chống lật, tàu “sân bay ngầm” này cấu tạo từ 2 tàu ngầm ghép cặp hông với nhau để tạo thành một chiếc “bè”. Trên mặt boong (mặt “bè”), họ ghép một “nhà kho” (trông giống như chiếc tàu ngầm thứ ba, nhưng ngắn hơn) đủ chứa 3 máy bay Aichi cánh gập. 

Khi tới địa điểm, tàu nổi lên mặt nước. Họ kéo máy bay ra, duỗi cánh, rồi dùng cần cẩu hạ từng chiếc xuống biển, và chiếc thủy phi cơ này cất cánh đi đánh mục tiêu. Ném bom xong, máy bay quay về hạ cánh xuống biển, sát bên tàu sân bay. Tàu cẩu chúng lên boong, gập cánh chúng và đẩy vào “nhà kho” – xong. Tàu lặn xuống, rút về căn cứ, để lại một mặt biển lặng ngắt, vô hại. 

Như vậy, tàu “sân bay ngầm” này thực chất là “kho hàng tự hành và cơ động dưới mặt nước”.

Có người cho rằng, để an toàn cho tàu sân bay, thì sau khi 3 máy bay cất cánh, tàu sẽ lặn mất tiêu luôn, khỏi chờ, bởi ném bom xong, máy bay sẽ đâm xuống một mục tiêu thay cho trái bom cuối cùng.

H1: Sơ đồ mặt cắt của một chiếc tàu ngầm quân sự - chỉ nhằm để bạn thiết kế thêm "kho chứa máy bay" trên boong.

H2: Đề minh họa cho máy bay cánh gập thời thế chiến 2, xin bạn xem hình họ đang cẩu chúng từ boong tàu (Mỹ) xuống cảng (hình như là cảng Việt nam vào năm 1953).

Không có nhận xét nào: