(Theo AP, trích dịch)
Khi
lặn sâu, thợ lặn buộc phải hô hấp một lượng không khí đậm đặc hơn nhiều lần so
với trên mặt nước. Phần oxy đậm đặc trong khí thở thì cơ thể hấp thụ hết, nhưng
phần nitơ (khí trơ) đậm đặc thì ... không, và sẽ tồn đọng trong phổi, trong
mạch máu, gây nên triệu chứng bội nhiễm nitơ.
Bệnh giảm áp(*) là bệnh do thợ lặn nổi lên quá nhanh, áp suất nước
giảm nhanh khiến khí nitơ trong máu bị giãn nở tạo nên các bọt
khí gây ngẽn mạch máu. Máu không được lưu thông sẽ khiến cho các mô bị đói ôxy.
Khi hiện tượng này xảy ra trong xương và sụn, xương sẽ chết dần và quá trình
không thể sửa chữa được. Kết quả là trên xương xuất hiện các lỗ rỗng và những
thương tổn. Nếu sự cố giảm áp lặp đi lặp lại thường
xuyên, vết thương sẽ mở rộng và cuối cùng là khoảng trống lớn trong xương.
Cá nhà táng có thể lặn sâu tới 3.200 mét trong đại dương và ở dưới đó tới 1 giờ.
Người ta tin rằng chúng và các loài thú lặn sâu khác đã “miễn dịch” với bệnh giảm áp.
Nhưng Viện Hải dương học Woods
Hole đã tìm thấy bằng chứng về chứng bệnh giảm áp trong xương của cá nhà táng
và cả những tổn hại tương tự trong xương của một con có 111 năm tuổi. Điều này
chứng tỏ cá nhà táng không hề được “miễn dịch” với hiệu ứng của việc lặn sâu,
mặc dù phần lớn thời gian trong vòng đời 70 năm, chúng hì hụp ở những độ sâu cực lớn.
Họ cho biết cá nhà táng dường như giảm tránh những thương tổn này bằng cách kiểm soát tốc độ đi lên bề mặt nước (tức lên chậm) và duy trì đủ thời gian hồi phục ở trên mặt nước.
(*)
Xin xem tại Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin này.
H: Cá nhà táng đang "truy bắt" con mực khổng lồ (9 mét) cho bữa trưa của nó (chụp vào 15/10/2010).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét