Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Thi lặn vo ở đảo Lý sơn

(Theo nongnghiep.vn, trích đăng)

Vào năm 1963, tại đảo Lý Sơn đã tổ chức cuộc thi Giải vô địch cúp quốc gia môn lặn vo, với ba môn: Lặn vo, lặn bộ (đi bộ dưới đáy biển) và thi nín hơi dưới nước. Có 33 thợ lặn ứng thí. Xã Bình yến có ba người: Bác Bùi Thượng đạt giải nhì môn lặn vo, giải nhất môn lặn bộ với độ sâu 27 sải tay (gần 40 mét); ông Lê Luân đoạt giải nhất môn nín hơi dưới nước với thời gian 20 phút. 

Bác Thượng kể: “Hồi nhỏ tôi đã lặn sâu 15 – 20 mét. Năm 17 tuổi, tôi chính thức thành thợ lặn và theo cha ra khơi. Hồi đó chưa có kỹ thuật lặn bằng bình hơi mà chỉ lặn vo. Trước khi xuống nước, thợ lặn phải đeo cục đá hoặc cục sắt để xuống, độ sâu có khi tới 70 – 80 mét. Tôi tập lặn để phụ giúp cha mẹ chứ đâu có nghĩ gì đến chuyện thi cử. Vậy mà cuộc thi năm ấy tôi đã đoạt cúp vô địch”. 

Bác Thượng cho biết: “Đến năm 65 tuổi tôi mới rời biển. Những năm về già tôi còn lặn được sâu đến 60 – 70 mét. Bây giờ lũ trẻ lặn có máy nén hơi và đồ chuyên dụng nhưng cũng chỉ đạt đến chừng ấy là cùng”.

Nghe thì vậy chứ người trong cuộc mới biết nghề lặn kiếm sống nguy hiểm đến chừng nào. Bác Thượng nói: “Hôm ấy tàu tôi ở Hòn Mắt. Khi xuống khoảng 50 mét nước, tôi thấy một cái động có hai tảng đá nằm hai bên như hai cánh cổng và một tảng thứ ba chắn giữa động. Lắng tai thì tôi nghe hòn đá ở giữa lay qua lay lại vang lên tiếng kút kít như tiếng võng đưa. Tôi rởn tóc gáy liền lặn ra, một thợ lặn khác ương bướng lặn sâu vô động, khi ra thì bị ngoẹo cổ sang một bên, tôi phải đưa anh ấy lên tàu rồi lập đàn cúng anh ấy mới khỏi. Trong động đó có nhiều cây hoa đá lắm, cũng ham vào, nhưng ông bà có dặn là dưới đáy của biển có nhiều thế giới riêng rất linh thiêng, đừng xâm phạm. Lần ấy tôi vâng lời ông bà nên mới thoát nạn”. 

H: Tới tận bây giờ, thợ lặn kiếm sống vẫn còn dùng máy bơm "phổ thông" để lặn.

Không có nhận xét nào: