Danh sách các tab/trang

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tai nạn bờ biển. P2 - Nạn nhân bị Ngộp nước có vẻ không giống như Ngộp nước

(Bài của bạn Mario – mariovittone.com, trích dịch)

Bài báo có đoạn: … Vị Captain bơi gấp. Ông bơi gấp, mắt dõi về hướng của một kẻ nào đó trong một nhóm người đang vui đùa dưới biển.  Một người đàn ông trong nhóm quay lại nói với vợ anh ta: “Anh biết ông ta nghĩ rằng em đang bị ngộp nước và sắp bị chìm, ha ha”. Những người trong nhóm vẫn vui đùa, tạt nước tung tóe. Bà vợ la lên giọng đầy khó chịu: “Tôi không sao cả, ông định làm gì vậy ?”. Người chồng cũng la hét, khua tay ra hiệu không sao, nhưng vị Captain lại bơi nhanh hơn. “Tránh ra !”  Ông ta hét lên và bơi lướt qua đám người đang vui đùa chừng hơn 10 feet. Cô con gái 9 tuổi của cặp vợ chồng này đang bị ngộp nước. Cô bé đã được an toàn trong cánh tay của vị Captain. Cô bé bật khóc tức tưởi “Ba ơi”...

Làm thế nào mà vị Captain trong bài báo trên biết cô bé đang bị ngộp nước – từ một vị trí cách xa trên 15 mét – trong khi người cha của cô bé chỉ cách chưa đầy 1 mét lại không hay biết ? 

Người đang ngộp nước không có dấu hiệu dãy dụa mãnh liệt làm cho nước tung toét lên, hoăc kêu gọi cầu cứu – như theo sự hiểu biết của mọi người.  Vị Captain này đã được huấn luyện cùng với nhiều năm kinh nghiệm để nhận diện những nạn nhân đang bị ngộp nước (ông vốn là nhân viên cứu hộ). Trong khi đó kiến thức của người cha về hình ảnh người bị ngộp nước chỉ là qua màn hình nhỏ.  

Nếu bạn cùng một nhóm bạn ở gần nhau trong khu vực nước mở (tôi nghĩ sẽ đúng cho tất cả mọi người), bạn hãy để ý tới những người xung quanh. Hãy đừng chờ tới khi bé gái bật khóc tức tưởi “ba ơi” – mà trước đó bé gái không thể nào cất tiếng cầu cứu được.

Tôi (tác giả) không ngạc nhiên về câu chuyện trên vì tôi từng là một nhân viên cứu hộ bơi lội bờ biển. Thông thường chúng ta rất dễ hiểu lầm về sự âm thầm của nạn nhân khi họ đang bị ngộp nước: Chúng ta cứ tưởng nạn nhân sẽ phải vùng vẫy tay chân, nước bắn lên tung tóe và la hét hoảng sợ (y như diễn xuất của các diễn viên màn ảnh) và cho đó là dấu hiệu để chúng ta nhận biết, nhưng thực sự điều đó hầu như không xảy ra trong thực tế.

Trong các trường hợp đuối nước, người bị ngộp nước cố tránh khỏi bị ngộp thở trong nước, nhưng hầu hết họ không vẫy tay, không la hét, và ít khi thấy nước văng lên tung toé. Để có một khái niệm về nạn nhân đang trong tình trạng ngộp  nước trong âm thầm và không thể hiện sự hoảng hốt của họ, quí vị hãy để ý một thống kê sau: Số trẻ em tuổi 15 trở xuống (của Quốc gia chúng ta) bị chết đuối chiếm hàng thứ nhì (chỉ sau tai nạn giao thông đường bộ), và theo một dự đoán, có khoảng 750 trẻ em (sẽ) bị chết đuối trong năm tới, 375 trẻ em (sẽ) chết đuối trong khoảng cách 25 yards cách vị trí của cha mẹ hoặc người lớn đi kèm trẻ em đó. Khoảng chừng 10% trong số trẻ em (sẽ) bị chết đuối ngay trước mắt người lớn đi kèm mà người lớn đó không hề hay biết. 

“Nạn nhân bị ngộp nước nhưng có vẻ không giống như bị ngộp nước” có sự phản ứng như sau:
Ngoại trừ trường hợp hiếm hoi, nạn nhân bị ngộp nước không thể kêu cứu được bằng những động tác cụ thể. Bởi sự hô hấp được sáng tạo qua hơi thở, kế đó là phát âm (tiếng nói) qua hơi thở.  Sự hô hấp phải được thực hiện trước khi âm thanh được phát âm.

Do miệng của nạn nhân bị chìm dưới mặt nước, và khi miệng nhô được lên mặt nước lần nữa, thì do miệng của họ không thể ở lại lâu trên mặt nước, để vừa hít thở sau đó lại vừa la hét cầu cứu: Khi miệng của nạn nhân lên khỏi mặt nước, họ lập tức hít thở, và ngay lúc đó, miệng của họ lại chìm dưới mặt nước thêm lần nữa.

Nạn nhân không có khả năng vẫy tay ra hiệu. Theo bản năng tự nhiên, nạn nhân sẽ đưa tay lên ngang rồi đẩy xuống, mục đích để nâng đỡ cơ thể và miệng lên khỏi mặt nước, để cố hít thở không khí. Do vậy sẽ không kịp vẫy tay ra hiệu.
Thông qua “Phản Ứng Tự Nhiên Của Nạn Nhân Bị Ngộp Nước”, nạn nhân không thể nào tự điều khiển được tay chân: Thông thường khi nạn nhân đang gặp khó khăn trên mặt nước, họ không thể nào ngăn chặn được cơ thể của họ đang bị chìm dưới mặt nước, và họ cũng không thể nào điều khiển tay chân như: vẫy tay, kêu cầu cứu, di chuyển về phía bờ hoặc về phía nhân viên cứu hộ, thậm chí không thể điều khiển được tay chân để với lấy phao cứu hộ.

Nạn nhân (trong bài viết) vẫn đứng thẳng dưới nước nhưng không có vật gì để trợ giúp, ngoại trừ việc nạn nhân đã thoát hiểm bởi một người có hiểu biết về cấp cứu bơi lội: Những người bị ngộp nước chỉ có thể vùng vẫy trên mặt nước độ chừng 20 tới 60 giây trước khi bị chìm nghỉm.

Nhưng … không có nghĩa là một người đang gào thét và vùng vẫy tay chây loạn xạ là kẻ không gặp rắc rối – nạn nhân này đang trong tình trạng khủng hoảng. Không như sự phản ứng của tình huống kể trên, sự hoảng sợ về nước của người bị ngộp nước sẽ thoáng qua rất nhanh, và cũng không giống như nạn nhân kể trên, nạn nhân này vẫn có thể tự thoát hiểm. Họ sẽ chụp ngay lấy phao cứu hộ, thậm chí sợi dây phao cứu hộ. Với nhóm này, bạn hãy chú ý một số trong các dấu hiệu sau:

-Đầu thấp dưới mặt nước, miệng ngang mặt nước.
-Đầu ngửa ra sau và miệng mở rộng.
-Mắt ướt và mất thần, không làm chủ được mình.
-Mắt nhắm nghiền.
-Tóc phủ xõa mặt.
-Người đứng thẳng, không dùng chân đạp nước.
-Hơi thở nhanh và dồn dập.
-Cố gắng bơi theo một hướng nhưng cơ thể không thể di chuyển được.
-Cố gắng xoay để nằm ngửa trên mặt nước.
-Đạp chân như đạp xe đạp nhưng cơ thể không nổi trên mặt nước.

Nếu trường hợp một người rớt khỏi bong tàu, thoáng qua mọi chuyện trông có vẻ bình thường – nhưng bạn đừng có vội tìn tưởng như vậy.  Đôi khi dấu hiệu của một người đang bị ngộp nước lại không có vẻ gì đang bị ngộp nước. Nạn nhân trông có vẻ như đang đập tay chân trong nước và mắt hướng về bong tàu.  Có một cách kiểm tra là bạn lên tiếng hỏi nạn nhân: “Bạn có bị gì không?”. Nếu họ trả lời thì có thể họ không hề hấn gì.  Còn nếu nhân “trả lời” bằng cặp mắt đờ đẫn, ngay lập tức bạn phải giúp nạn nhân trong vòng dưới 30 giây.


Và tôi xin lưu ý với các bậc phụ huynh: Trẻ em đang chơi trong nước một cách ồn ào, bỗng đột nhiên nó yên lặng, thì bạn phải lập tức đến ngay nó và tìm hiểu lý do tại sao.

Không có nhận xét nào: