(Bài
của anh Bùi Trọng Giao, trích đăng)
(NST có sửa một chút - không ảnh hưởng tới nội dung)
(NST có sửa một chút - không ảnh hưởng tới nội dung)
Kỹ năng, ví dụ như kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên
môn, kỹ năng lặn scuba (NST thêm), … là gì?
Có
nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ
góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết
chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến
thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một
nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ
ràng.
Kỹ năng là năng lực hay khả năng
của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu
biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Cần thiết phải phân biệt kỹ năng với một số thứ có vẻ
giống kỹ năng:
1. Sự khác nhau giữa kỹ năng và phản xạ: Phản xạ là
phản ứng của cơ thể với môi trường. Phản xạ mang tính thụ động. Kỹ năng ngược
lại là phản ứng có ý thức và hoàn toàn mang tính chủ động. Ví dụ: Cùng là đám
cháy, nếu theo phản xạ thì con người có xu hướng bỏ chạy khỏi đám cháy, nhưng
nếu là lính chữa cháy (đã được rèn luyện kỹ năng đấu tranh với lửa) thì anh ta
lại chạy lại đám cháy và dùng các kỹ năng dập lửa.
2. Sự khác nhau giữa kỹ năng và thói quen: Hầu hết các
thói quen hình thành một cách vô thức và khó kiểm soát. Trong khi đó kỹ năng
được hình thành một cách có ý thức do quá trình luyện tập.
3. Thói quen rất khác với kiến thức. Thậm chí có một
số người còn nhầm lẫn kiến thức là kỹ năng cứng. Vậy đâu là khác biệt. Kiến
thức là biết, là hiểu nhưng chưa làm, thậm chí không làm. Trong khi đó kỹ năng
lại là hành động thuần thục trên nền tảng kiến thức. Vì không tác động vào thực
tại khách quan nên kiến thức thường ít tạo ra những thành quả cụ thể cho cuộc
đời. Nhiều giáo viên suốt đời dậy về lý thuyết kinh tế và không tham gia làm
kinh doanh, nên cho dù họ có hiểu rõ về nguyên lý của thị trường đến mấy nhưng
bản thân họ cũng không làm ra nhiều tiền. Nhiều học giả cho rằng chỉ kiến thức
thì chưa phải là sức mạnh, mà phải sử dụng kiến thức mới là sức mạnh. Nói một
cách khác kỹ năng chính là sức mạnh.
Phân
loại kỹ năng:
Có
nhiều cách phân loại kỹ năng khác nhau. Xin nêu ra một số cách điển hình.
- Nếu
xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng
sống và kỹ năng làm việc.
- Nếu
xét theo liên đới chuyên môn: Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp.
- Theo
tính hữu ích cộng đồng: Hữu ích và phản lợi ích xã hội.
Cần
nói thêm rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống cũng chỉ là một nhóm kỹ năng với tên
gọi khác nhau.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng kỹ
năng mềm hay kỹ năng sống là những nhóm kỹ năng thiết yếu giúp cho chủ thể tồn
tại và thăng hoa trong cuộc sống. Đã nhiều lần chúng tôi thử lý giải tại sao lại gọi kỹ
năng sống là kỹ năng “mềm”.
Trước
hết cũng có thể đây là nhóm kỹ năng mang tính linh hoạt, cơ động và một số quốc
gia không bắt buộc mọi người phải học những kỹ năng này. Cũng có thể đây là góc
nhìn và thuật ngữ của những người quản trị sản xuất trước đây, họ cho rằng chỉ
có cái gì liên quan đến máy móc thiết bị mới là “cứng” còn phần còn lại là
“mềm”. Một giả thiết khác là cách gọi của dân công nghệ thông tin khi mà mọi
chuyện thường được qui ra “phần cứng” và “phần mềm”.
Cá
nhân tôi thì cho rằng cách gọi như trên đã
gây nhiều thất thiệt cho một nhóm kỹ năng quan trọng như “kỹ năng sống”. Nếu
gọi đó là kỹ năng “mềm” thì nhiều người sẽ cho rằng đó những thứ không cần
thiết, có cũng được mà không cũng không sao. Với một khoảng thời gian dài thì
quan niệm này sẽ tác động lên cả hệ thống giáo dục chứ không còn là chuyện nhỏ
của mỗi cá nhân nữa. Một khi không coi trọng, không dành sự quan tâm đúng mức,
không đầu tư thích đáng, không tìm tòi thực sự, không nghiên cứu và học hỏi đến
nơi đến chốn thì không thể sở hữu “kỹ năng sống” một cách đầy đủ. Và hậu quả
của nó là mỗi cá nhân dễ trở thành những con người lệch lạc, thiếu hoàn thiện
và cuộc sống bị bấp bênh và chất lượng sống không cao. Nên chăng đã đến lúc
thống nhất lại cách gọi cho “kỹ năng sống”. (Chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về các kỹ
năng sống và vị trí của nó trong ngành giáo dục).
Kỹ năng
được hình thành ra sao?
Bất
cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều
phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện
tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó. Dù hình thành nhanh hay chậm thì kỹ
năng cũng đều trải qua những bước sau đây:
- Hình thành mục đích. Lúc này thường thì chủ thể tự
mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó
tôi có lợi gì?”…
- Lên kế hoạch để có kỹ năng đó. Thường cũng là tự làm. Cũng có những kế hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”.
- Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó. Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từ trường và từ thày của mình.
- Luyện tập kỹ năng. Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thày hoặc tự mình luyện tập.
- Ứng dụng và hiệu chỉnh. Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng của chúng ta. Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình.
- Lên kế hoạch để có kỹ năng đó. Thường cũng là tự làm. Cũng có những kế hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”.
- Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó. Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từ trường và từ thày của mình.
- Luyện tập kỹ năng. Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thày hoặc tự mình luyện tập.
- Ứng dụng và hiệu chỉnh. Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng của chúng ta. Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình.
Nếu tôi
là một người trẻ tôi sẽ làm gì?
Sau
khi đã hiểu được kỹ năng là gì và cần làm gì để có kỹ năng, tôi sẽ xây dựng cho
mình những mục tiêu cụ thể trong đó phải có những nhóm kỹ năng mà tôi muốn sở
hữu. Tôi sẽ tuân thủ các bước để cập nhật các kỹ năng mục tiêu quan trọng đó.
Khi hiểu đúng về kỹ năng, học đúng kỹ năng và sống với
những kỹ năng thuần thục và chuyên nghiệp, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ tuyệt
vời hơn rất nhiều. Tôi mong ước có nhiều bạn trẻ được tiếp xúc với những thông
tin này và có nhiều người gửi thư và gọi điện cho chúng tôi để tham vấn, trao
đổi và tranh luận cùng chúng tôi. Chỉ khi đó chúng ta mới vui và hiểu ra rằng
kỹ năng thật sự là vấn đề quan trọng của ngày hôm nay và vẫn còn là vấn đề nóng
bỏng của tương lai, phải không các bạn?
1 nhận xét:
Bạn biết đấyphim hd cuộc sống là những trông gai, xem phim trao gửi yêu thương 2015 yêu thương thì đong đầy rồi kết thúc, xem phim tân thục sơn kỳ hiệp 2015 hạnh phúc thì nắm dữ được bao lâu.? xem phim đao hạ lưu tình tvb trọn tình thì được gì đây.? xem phim cương thi tvb nói một cách sâu rộng hơn đó là tình yêu cũng giống như áng mây mù mà thôi, xem phim kiêu hùng tvb nhưng sao ko có nó thì đó là cả một vấn đề.
Đăng nhận xét