Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010

Lặn Scuba là gì ? Phần 4 và 5

3. Vật lý học, sinh lý học của lặn biển và các rủi ro.


Ở dưới nước, bạn cần đối phó với hai vấn đề chính: Áp suất và nhiệt độ. Áp suất ảnh hưởng tới số lượng khí Ni-tơ và Oxy tan vào máu và mô của chúng ta. Áp suất cũng ảnh hưởng tới tai và xoang mũi. Khả năng của nước hấp thu thân nhiệt của bạn có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể của bạn và đưa bạn vào tình huống có nguy cơ bị giảm thế nhiệt (hypothermia)

Vấn đề: Phân rã khí trong điều kiện chịu áp lực Không khí thở của chúng ta là một hỗn hợp gồm chủ yếu là ni-tơ (78%) và oxy (21%). Khi ta hít vào, cơ thể chúng ta hấp thu oxy, tạo ra khí cacbonic và hoàn toàn chẳng làm gì với ni-tơ cả. Trong điều kiện áp suất không khí bình thường, một ít khí ni-tơ và oxy hòa tan vào phần chất lỏng của máu và mô. Khi chúng ta lặn xuống sâu dưới nước, áp suất đè lên cơ thể tăng lên và có nhiều hơn khí ni-tơ và oxy hòa tan vào máu chúng ta. Hầu hết khì oxy được mô của chúng ta hấp thụ, tuy nhiên khí ni-tơ vẫn còn. Sự tăng lượng khí ni-tơ do áp suất gây ra hai vấn đề đối với cơ thể chúng ta: Sự say ni-tơ (nitrogen narcosis) dư thừa ni-tơ (residual nitrogen).

Thứ nhất, khi áp lực một phần của ni-tơ đạt mức cao, thường xảy ra khi ta xuống độ sâu 100ft (30 m) hoặc hơn, ta sẽ trải nghiệm cảm giác trạng thái phởn phơ gọi là say ni-tơ (nitrogen narcosis). Cảm giác phởn phơ cũng giống như trạng thái khi bác sỹ nha khoa hay bác sỹ gây mê cho ta thuốc nitrous oxide (khí gây cười) Say ni-tơ có thể làm suy giảm óc phán đoán, tính suy xét và làm cho bạn thấy thoải mái hoặc thậm chí buồn ngủ - có nghĩa là bạn có thể bắt đầu không để ý tới các thiết bị đo, tới bạn lặn và thậm chí chết đuối. Narcosis xảy ra bất thình lình và không có đấu hiệu cảnh báo, tuy nhiên có thể được dịu đi khi ta nổi lên ở độ sâu nông hơn do ni-tơ được giải phóng ra khỏi dung dịch khi áp suất giảm.

Thứ nhì, lượng ni-tơ dư thừa tích tụ trong mô phụ thuộc vào độ sâu bạn lặn và thời gian mà bạn lặn ở độ sâu đó. Cách duy nhất để bạn có thể tống khứ ni-tơ dư thừa trong cơ thể bạn là nổi lên bề mặt, làm giảm áp suất và để cho ni-tơ thoát ra khỏi dung dịch. Nếu bạn nổi lên một cách chậm rãi, ni-tơ sẽ được giải phóng từ từ. Tuy nhiên, một khi bạn lên đến mặt nước, bạn vẫn còn tích ni-tơ dư thừa trong người, nên bạn phải nghỉ ngơi để cơ thể tống bớt lượng ni-tơ dư thừa trước khi có thể thực hiện cú lặn tiếp theo.

Ngược lại, nếu bạn nổi lên nhanh, khí ni-tơ giải phóng nhanh từ máu tạo thành các bong bóng li ti. Giống như khi ta mở lon soda : Bạn sẽ nghe một tiếng chít của khí nén áp lực cao và nhìn thấy bong bóng được tạo ra sủi lên bởi khí thoát nhanh ra khỏi dung dịch. Đây chính là điều xảy ra trong máu và mô của chúng ta. Khi bong bóng ni-tơ được tạo trong cơ thể bạn, xảy ra trạng thái được biết đến như là bệnh giảm áp (decompression sickness hay còn gọi là "the bends”. Những bong bóng này sẽ làm nghẽn các mạch máu nhỏ li ti. Điều này sẽ dẫn tới đau đầu, đột quỵ, vỡ mạch máu phổi và đau khớp ( một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh giảm áp là cảm giác ngứa râm ran tứ chi)

Cách tốt nhất để tránh bệnh giảm áp là tối thiểu hóa lượng ni-tơ dư thừa bằng cách tuân thủ độ sâu và thời gian đáy “không giảm áp” được chỉ ra trên bảng lặn. Nếu bạn vi phạm giới hạn “no decompression” (“không giảm áp”), bạn sẽ phải ở dưới nước lâu hơn, theo thời gian và tại độ sâu nhất định (được xác định bởi bảng lặn) để cho phép ni-tơ được giải phóng một cách chậm rãi. Điều này có thể dẫn tới rắc rối do lượng khí thở của ta là hạn chế; và nếu bạn bỏ qua các chỉ dẫn về giảm áp, bạn sẽ bị “the bends” (bệnh giảm áp), sẽ phải đưa cấp cứu và thực hiện giảm áp trong buồng giảm áp dưới sự giám sát y tế. Đây là tình huống nguy hiểm tới tính mạng.

Chúng ta đã nói về ni-tơ trong điều kiện chịu áp suất, còn oxy thì sao?

4. Những ảnh hưởng của lặn Scuba đối với cơ thể.

Oxy dưới áp suất cao có thể gây co giật, tai biến và chết đuối. Sự nhiễm độc oxy xảy ra rất nhanh và không báo trước. Đối với những người lặn dùng bình khí nén, điều này không xảy ra cho tới độ sâu 65m (212 ft) dưới mực nước – nghĩa là sâu hơn nhiều so với mức giới hạn của “no decompression". Tuy nhiên, đối với người thở Nitrox, nhiễm độc oxy xảy ra ở độ sâu nông hơn do áp suất thành phần của oxy trong hỗn hợp khí cao hơn. Lời khuyên tốt nhất để tránh nhiễm độc oxy là nhận thức được giới hạn độ sâu và tuân thủ theo nó.

Ghi nhận cuối cùng về khí trong điều kiện áp suất cao: Chúng phải được lưu chuyển tự do vào và ra phổi liên tục trong suốt cuộc lặn. Khi bạn nín thở lúc nổi lên, lượng không khí bên trong sẽ nở ra và làm nghẽn lưu thông trong phổi hoặc thậm chí làm rách phổi. Bởi vậy, Không bao giờ được nín thở khi đang thở bẳng trang bị scuba.

Tai và xoang: Bên trong đầu và xương sọ có các khoang khí, xoang bên trong xương, và túi khí trong ống tai. Khi bạn lặn xuống, áp suất nước dồn nén khí trong các khoang, hốc này, tạo ra cảm giác bị áp suất ép và đau trong đầu và tai. Bạn cần phải cân bằng lại áp suất trong các hốc này bằng các cách khác nhau, như bịt mũi và thổi nhẹ nhàng vào mũi. Nếu cân bằng đúng cách, các xoang của bạn sẽ chống đỡ được sự tăng áp suất mà không có vấn để gì. Tuy nhiên, chứng xổ mũi do lạnh, cảm cúm hay dị ứng sẽ cản trở khả năng cân bằng áp suất của bạn và có thể dẫn tới tổn hại màng nhĩ tai.

Sự giảm thế nhiệt (Hypothermia):Nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể sẽ lấy nhiệt của cơ thể. Điều quan trọng là phải bảo vệ đúng cách ( bộ đồ ướt hoay khô) để tránh sự giảm thế nhiệt. Run rẩy là phản ứng của cơ thể bạn đối với sự giảm nhiệt của cơ thể và là một trong những triệu chứng sự giảm thế nhiệt; bạn cần phải kết thúc cuộc lặn nếu cảm thấy rùng mình.

Các nguy cơ khác:Tăng cường các hoạt động thể lực dưới nước dẫn tới sự mỏi mệt, mất nước, và gây chuột rút. Người lặn cần phải nhận thức được giới hạn vật lý của mình và không vượt ra ngoài những giới hạn này.

Trong khi có rất nhiều mối đe dọa liên quan scuba diving, những người mới lặn cũng vẫn có thể hạn chế các nguy hiểm này thông qua giáo dục và đào tạo. Chương trình OWC (Open Water Certfication ) nhấn mạnh khía cạnh vật lý học của lặn, các rủi ro và cách thực hành lặn an toàn. Người lặn có kinh nghiệm có thể tận hưởng sự an toàn thể thao và tối thiểu các mới đe dọa đối với sức khỏe.

Xem bài đã đăng:

  1. Giới thiệu Lặn Scuba
  2. Bộ đồ lặn, áo phao BCD
  3. Thiết bị thở dưới nước
  1. Vật lý, sinh lý lặn và các tác hại
  2. Ảnh hưởng của lặn scuba đối với cơ thể

7 nhận xét:

Nặc danh nói...

Dân lặn chơi có 1 nguyên tắc "5met/3phút", tức với mọi lần lặn, khi nổi lên cách mặt nước khoảng 5m, bạn phải dừng lại ở độ sâu này ít nhất là 3 phút rồi mới được lên mặt nước. Với trường hợp lặn sâu, lâu thì thời gian "nghỉ" phải dài hơn nữa.
HCQuang

Nặc danh nói...

Bữa rồi tui đi lặn, có đề nghị anh em cho xuống 30m sâu, mà không được "ăn bớt" 1cm. Kẹt là độ sâu của điểm lặn hôm đó có 28m. Vậy là, thay vì bơi dọc bình độ 28m, tụi tui bơi ra ngoài 1 chút cho tới khi đủ 30m (tui có lặn xuống "thêm 1 chút", dư chút đỉnh cho "chắc ăn"), rồi sau đó thì ngang dọc tùy hỉ. Hôm đó biển hơi lạnh, ở độ sâu 30m là 21 độ. Tới khi ngoi lên độ sâu 12m thấy nước ấm hẳn. Đã thiệt.
Kể ra tui xuống 30m chẳng qua là sợ mai mốt bá tánh hỏi "thế anh đã xuống sâu bao nhiêu?". Mình nói 30m thì trật đường rầy, mà nói 28m thì e chừng ... mất "uy tín" của anh Trung sĩ, thành ra mới đâm đầu xuống 30m sâu chứ bổ béo chi.
Bữa sau "may" biển động nên tui không "bị" mần thêm 1 cú lặn đêm, đành cuốn gói về Saigon.
HCQuang

Nặc danh nói...

Xin đăng tải ý kiến đóng góp của một anh bạn ở CLB Vinadive:
Chao chu Quang! Con da doc nhung bai viet cua Chu va Moi nguoi roi. Bai viet rat hay, rat ti mi, da giup nguoi doc biet nhieu ve lan bien_scuba. Con khong co thoi gian de viet bai. Mong rang "lan bien_ scuba" co nhieu bai viet de cho tat ca moi nguoi hieu duoc lan bien la nhu the nao ?

Xin giới thiệu:
Tác giả lời góp trên là một viên Chuẩn úy padi. Với bề dày kinh nghiệm "chiến trường", anh ta hoàn toàn xứng đáng để đeo lon Thiếu úy, Trung úy, nhưng rất tiếc, như nhiều người Viet nam khác, anh ta không đủ tiền để đi thi lên bậc.

Nhận định: Với vài trăm usd, một anh Tây "thực dân" dễ dàng chấp nhận để đi tập huấn và thi nâng bậc, nhưng với anh Ta "bên thuộc địa" thì quả thực là một số tiền quá lớn.
Với cánh chuyên nghiệp bên ta, anh Chuẩn úy có thể có bề dày "trận mạc" hơn anh Tây Trung úy, anh Thiếu úy có thể hơn anh Đại úy.
Tất nhiên anh Tây có ưu thế hơn so với anh Ta là được đi nhiều nơi trên thế giới (các "chiến trường" khác nhau), nên kinh nghiệm phong phú hơn.

HCQuang

Nặc danh nói...

Với những người mới tham gia môn này thì việc phải nhớ tất cả các nguyên tắc an toàn là hơi khó, nhưng có thể tóm tắt như sau:
Hãy thực hiện lời khuyên "chậm thôi, chậm thôi" của các Hiệp hội lặn. Còn chậm tới mức nào thì đã có anh bạn HDV đi kèm - một người dư kinh nghiệm lặn tại địa bàn (hải bàn) đó - giúp thực hiện.
HCQuang

AMk3 nói...

@HCQ:Về việc hạ sỹ quan PADI ta không thăng tiến được. Tui nghĩ do quan niệm nghề nghiệp thôi, vì các CLB sẵn sàng cho tạm ứng kinh phí thi với điều kiện nếu đậu sẽ trừ dần vào lương, coi như trả chậm. Ở đây thì các HLV ta phải chấp nhận đầu tư nếu thực sự coi lặn biển là nghề nghiệp mưu sinh.

HCQuang nói...

Vậy là cánh hạ sĩ quan bên ta chưa dám khẳng định lặn biển là nghề mưu sinh.
Họ xác định vậy coi bộ có lí, vì nếu ở Tây, Mỹ người ta "lao nhao" đi lặn biển, thì ở ta, quanh đi quẩn lại cũng chỉ gặp khách nước ngoài, lâu lắm mới "vớ" được một ông Ta.
Theo đuổi nghiệp lặn, cánh hạ sĩ quan, chuẩn úy bên Ta mới thấy rằng, đã chục năm trôi qua nhưng "xã hội lặn" ở ta vẫn chưa phát triển, và có lẽ khó phát triển. Thế là mấy ảnh không dám đầu tư.

AMk3 nói...

Hiện nay số trung tâm lặn đang nhiều lên, phát triển theo nhu cầu. Mỗi lần tui ra NT lại thấy có thêm CLB Divers mới. Hi vọng cái blog này của mình cũng góp phần nào cho sự phát triển của "xã hội lặn" Vietnam.