Bài 3:Những nguyên lý căn
bản của ánh sáng dưới nước.
Khác với chụp trên cạn, ánh sáng tự nhiên (mặt trời) không thôi thì không cung cấp đủ sáng để tạo các bức ảnh nhiều màu sắc và dễ coi mà bạn từng hy vọng.
Ánh sáng dưới nước bị ảnh hưởng bời:
• Độ sâu
• Khoảng cách tới đối tượng chụp
• Điều kiện thời tiết
• Điều kiện bề mặt nước.
Sự suy hao ánh sáng
Nước đậm đặc hơn không khí tới 800 lần, và sự đậm đặc này hấp thụ ánh sáng rất nhanh. Hậu quả là hình ảnh chụp được không những tối, đơn sắc mà cỏn bị suy giảm cả độ tương phản và độ nét Những người mới chụp dưới nước thường nản chí với màu sắc xanh/ xám của ảnh. Hậu quả trực tiếp đặc tính của nước và hiệu ứng hấp thụ ánh sáng.
Trên thực tế, đây là vấn đề rất chung và có vài phương thức tiếp cận để khôi phụ màu sắc và độ trong của ảnh. Những dải tần nhất định của ánh sáng biên được hấp thụ khác nhau ở các độ sâu khác nhau trong nước, từ dải tần có bước sóng dài nhất tới ngắn nhất (màu của quang phồ: Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím) Màu đỏ hầu như biến mất ở độ sâu 5 mét, sau đó là màu cam ở 10 mét, vàng ở 20 mét, lục tại độ sâu 30 mét và thậm chí cả màu lam cũng sẽ biến maất ở độ sâu 60 mét.
Do sự mất màu ở dưới nước, nhiếp ảnh dưới nước đòi hỏi phải làm cách nào đó để hồi phục lại màu sắc và độ tương phản bị mất do bị nước hấp thụ. Cách làm lý tưởng nhất để làm được điều này là sử dụng ánh sáng nhân tạo ( đèn chớp dưới nước), tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa bạn không được chụp hình dưới nước khi không có đèn chớp, đó chỉ là vấn đề giải pháp tối ưu mà thôi
Xem thêm tại Guide To Underwater Lighting.
Phần tiếp sau: Chụp hình theo chế độ tự động.
2 nhận xét:
AMK3.
Tui xem bài của một HLV, trong đó có nói (đại ý) thợ lặn phải làm quen với máy chụp hình tại điểm lặn quen thuộc, thì thú thực, tui không hiểu lắm.
Nhưng khi xem bài này, tui mới hiểu rằng, khai thác được máy chụp hình là rất công phu. Nếu đang lặn ở vùng nước không thuận lợi mà anh cứ lay hoay với máy thì có thể không để ý tới những kĩ năng khác, sẽ rước họa vào thân.
Cám ơn.
Hè, cho cháu xì pam một tí. Đề nghị chú AMk3 cho một bài về chụp hình quay phim không khí tài (lặn vo) đi :D Cháu đang thắc mắc là không có BCD thì khi quay phim dưới nước chú điều khiển độ nổi thế nào đây :-?
Ngày trước khi xem các video clip về freedive thỉnh thoảng thấy có một vòng tròn lung linh đứng chơi vơi giữa vùng nước xanh thì cháu cứ tưởng là người ta dùng kỹ xảo điện ảnh để tăng tính hấp dẫn cho film. Nhưng hôm nọ mới phát hiện ra đó là cái vòng bong bóng (bubble ring) mà bọn cá heo và cá voi trắng vẫn hay chơi. Hôm nay xuống đáy hồ thổi bong bóng ra thử vài cái thì thấy cũng không khó lắm ;) Bữa nào chụp/quay lại để quảng cáo cho nhóm luôn nhỉ :D Cháu thấy nó rất là cool!
Đăng nhận xét