Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

SOS – tín hiệu không có ý nghĩa về mặt “văn phạm”

Nhiều người cho rằng “SOS” có nghĩa là Save Our Souls (hãy cứu rỗi linh hồn chúng tôi), hoặc Save our Ship, hoặc Send out Succour, Save Our Shelby, Shoot Our Ship, Sinking Our Ship, Survivors On Shore, hoặc … Vậy SOS có nghĩa là gì ?

“Mã Morse”: Telegraphers (điện báo) vô tuyến đã được G.Marconi thực hiện trong những năm cuối thế kỷ 19. Điện báo vô tuyến áp dụng mã Morse để chuyển tin, một kiểu viết thư bằng cách “gõ” các nhóm dấu chấm (“.”) và dấu gạch ngang (“-”), trong đó chữ “A” (chữ cái đầu tiên) kí hiệu là một dấu chấm và một dấu gạch ngang (“.” “-”). Tín hiệu “.” đọc là “dih” và “-” đọc là “dah” (Việt nam gọi “.” là “ti” và “-” là “tà”).

“Phát CQ”: Là dạng thông báo một chiều phát lên không trung với mong muốn mọi đài điện báo vô tuyến và truyền thanh trên thế giới thu được, tức từng trạm thu đều nhận được một tin nhắn như nhau. Từ năm 1904, nhiều tàu viễn dương của Anh đã được trang bị thiết bị liên lạc vô tuyến. Công ty Marconi đề nghị sử dụng nhóm chữ “CQD” làm tín hiệu gặp nạn, trong đó chữ “D” bắt nguồn từ nghĩa “đau khổ”, với hàm ý “kêu gọi sự cứu hộ từ mọi nơi”.

Ngày 01/04/1905, tín hiệu SOS lần đầu tiên được giới thiệu ở Đức, như một phần của “hệ thống các quy chuẩn phát thanh quốc gia”. Năm 1906, Hội nghị Radiotelegraphic lần thứ hai ở Berlin đã nhất trí sử dụng tín hiệu “SOS” (mã Morse: “.” “.” “.” “-”“-” “-” “.” “.” “.”) với quan niệm rằng ba chấm (“S”), ba gạch ngang (“O”) và ba chấm (“S”) viết liền sẽ không thể bị hiểu sai. Tín hiệu “SOS” được thông qua bởi nó dễ nhận biết và không thể gây nhầm lẫn ý nghĩa, đồng thời đơn giản hóa cho người “gõ Morse”.
Kể từ đây, “SOS” không còn là cụm từ có ý nghĩa về “văn phạm” mà chỉ là một từ kĩ thuật. Mọi giải thích kiểu như “Save Our Souls” đều trở nên không hợp lệ.

Mặc dù tín hiệu “SOS” được quy định áp dụng vào năm 1908, nhưng việc sử dụng “CQD” vẫn còn nán lại vài năm nữa, đặc biệt là ở nước Anh. Theo lưu trữ của Carpathia SS, tàu Titanic đã phát tín hiệu “CQD” để xin cứu hộ. Sau đó, khi được một hành khách đề nghị, tàu Titanic mới phát thêm tín hiệu “SOS”. Tới lúc đó các đội cứu hộ không phải của nước Anh mới hiểu rằng Titanic đã gặp nạn. Nhưng tới năm 1935 nước Anh mới thay “CQD” bằng “SOS”.

Nước Mỹ sử dụng tín hiệu “SOS” lần đầu tiên vào tháng 8/1909 khi tàu SS Iroquois của họ gặp nạn ở gần Diamond Shoals, nơi được mệnh danh là Nghĩa địa tàu trên Đại Tây Dương. Nhưng tới năm 1912 Mỹ mới chính thức áp dụng tín hiệu này.

Việt nam hồi xưa đánh trống ngũ liên (5 tiếng tùng, tức “.” “.” “.” “.” “.”) và trong hai cuộc kháng chiến gần đây thì gõ kẻng ba tiếng một (keeeng - keng keng, tức “-” “.” “.”) - một tín hiệu báo động đơn giản, không gây nhầm lẫn và rất thúc dục.
Hình: mã sê-ma-pho được sử dụng phổ biến trên các tàu biển hồi TK20.

5 nhận xét:

Nặc danh nói...

Hay đọc là "shave our soul"??? (Shave - cạo).

HCQuang nói...

"Binh chủng" lặn của ta kêu gọi cứu hộ (trên mặt nước) bằng tín hiệu tay như sau: 2 cánh tay duỗi thẳng, dang ngang sang 2 bên ngang vai, rồi thong thả đưa lên đỉnh đầu. Sau đó thong thả hạ tay xuống ngang vai, và lặp lại.

Nặc danh nói...

Nếu xài đèn pin, bạn cho đèn phát 3 lần chớp ngắn, 3 lần chớp dài, 3 lần chớp ngắn. Nếu có kiếng soi, bạn chỉ cần cho ánh sáng phản chiếu trên kiếng rọi trúng tàu, máy bay cứu hộ.

ComputerBoy nói...

"...thong thả đưa lên đỉnh đầu" Híc, lúc gặp nạn mà còn "thong thả" được sao chú Quang? Lúc ấy mà "thong thả" quá người ta lại tưởng là mình đang đưa tay lên trên chuẩn bị chụm lại làm dấu OK đấy chứ... :p

HCQuang nói...

ComputerBoy.
Mình không "đánh mooc" thong thả được thì "đánh" nhanh vậy. Đánh kiểu gì tụi cứu hộ cũng hiểu cả, còn nếu họ không hiểu thì mình ... thua bàn trắng.

Nhiều thợ lặn tự trang bị kiếng gọi cứu hộ, còi, phao+cờ, đèn.
Kiếng: ánh sáng mặt trời phản chiếu từ kiếng rọi trúng tàu cứu hộ thì, về nguyên tắc, trên tàu sẽ cảm thấy như bị rọi bằng đèn pha halogien. Tai hại là vào ban đêm hoặc khi trời mù.
Còi: miễn phổi còn hơi thì còi vẫn làm việc tốt.