my buddy |
coral |
cô ta rất thích khi bay dứoi nước |
cá nóc loại lớn |
chú trình này chỉ cở cây viết nhưng có cách bắt mồi rất khôn. chú có cái mũi như cái nơ và câu những chú cá nhỏ. Tuy nhỏ như vậy nhưng chú có thể dài tới 1met |
ribbon eel |
mình gọi nơi đây là trạm tôm vì ở đây mình có thể thấy rất nhiều loại tôm. trong số đó có chú sẽ vào miệng nếu mình tháo mồm thở. rất thú vị khi thử như vậy |
Còn đây là chú cá lá độc màu tím |
Và đây mới thật sự độc đáo CÁ CÓC, chú này có cần câu trên đầu và câu cá rất chuyên nghiệp
cá cóc cái
Và đây là một số hình ảnh của ngày hôm nay
8 nhận xét:
Chào mừng Huy Diver đã đến với Blog Lặn Biển - Scuba! Bài mở đầu của Huy đúng là một bài viết của người trong cuộc, là dân chuyên nghiệp. Các bạn lặn không chuyên, thành viên cũng như độc giả của Blog Lặn Biển - Scuba hy vọng sẽ được học hỏi nhiều hơn từ các chuyên gia như Huy qua các bài viết cũng như thực hành.
Blog này được thiết kế khung bài rộng để có thể đăng hình lớn. Vậy nên Huy cứ tận dụng ưu thế này nhé để mọi người củng thưởng thức các tấm hình dưới nước độc đáo.
Chú Anh Minh (chứ không phải Minh Anh) - cháu gọi theo kiểu tiếng Anh rồi.
Chúc mừng người bạn mới và câu lạc bộ mới.
HCQuang
Mấy con cá cóc, anh Huy diver chụp ở đâu vậy? Mà dòm chúng chẳng ra "con cá" tí nào... chẳng biết mắt miệng vây của nó ở đâu nữa....
cá cóc nhỏ mình chụp từ trên xuống, nên có thể bạn không thấy miệng của nó, nhưng con lớn nếu đễ ý kỹ bạn sẽ thấy miệng và cần câu của nó.chu cá này không có vây bơi chúng có vây nhưng chúng sữ dụng như chân và đi dưới nước . sát cái nhọn trên đầu là cần câu và con mắt, còn phía dưới cái nhọn đó là miệng. chú cá này đang nằm quay đầu về phía tay phải màng hình
Dưới biển có những con có lẽ phải xếp vào "phe" thực vật vì chúng gần như vô tri vô giác, nhưng chúng lại di chuyển được - một tiêu chuẩn quan trọng của "phe" động vật. Một trong chúng là cây (hoặc con) Bông huệ.
HCQuang
Chú Quang ơi, nếu nói theo khoa học thì trừ cỏ biển và rong tảo ra, cả thảy những bông hoa, cành nhánh, và cả những khối san hô "cứng ngắc" trong cái "vườn dưới nước" đó đều là động vật ạ :)! Còn theo dân gian thì cái gì có vẻ đứng yên (theo cái nhìn vĩ mô - macro) được coi là thực vật mặc dù chúng liên tục vận động ở mức vi mô - micro.
Cháu nhớ hồi cấp 2 khi học về mấy con thuỷ tức và ngành ruột khoang thì cháu được biết rằng san hô là động vật sinh sản cả vô tính lẫn hữu tính, nhưng chỉ tiếc là học chay nên chẳng đọng lại trong đầu được bao nhiêu, chỉ nhớ mang máng. Cháu chỉ nhớ nhất (vì ấn tượng nhất) về mấy con này là chúng chỉ có 1 lỗ dùng cho cả ăn vào lẫn thải ra... gọi là... "lỗ miệng" :D! Tuy nhiên, bây giờ khi có điều kiện tiếp cận thực tế với 2 con mắt trần này thì cháu vẫn không thể nào thấy được sự vận động của bọn san hô :))!
Xếp theo tính động vật giảm dần, ta có:
Huệ biển hay những bông hoa xoắn ốc (không biết dân gian gọi là gì) thì rõ ràng là động vật vì bằng mắt thường ta có thể thấy chúng phản ứng khi mình đụng vào... đó là động vật bậc cao... những con sâu biển.
Tiếp theo là những bông hoa hải quỳ không kém sặc sỡ nhưng mềm mại hơn, và cũng di chuyển / phản ứng chậm chạp hơn, cần phải quay phim rồi tăng tốc lên mới thấy sự di chuyển của chúng. Chúng cũng là những động vật săn mồi với những lỗ miệng lớn dễ dàng thấy bằng mắt thường, nhưng cấu tạo đơn giản, thuộc ngành ruột khoang.
Cuối cùng là những bông hoa đá san hô, cũng thuộc ngành ruột khoang nhưng mỗi "bông hoa" đó là cả một quần thể những "con" san hô nhỏ li ti, phải nhìn kỹ mới thấy. Và chúng cũng bị dính chặt với nhau bởi một bộ xương chung, nên bằng mắt thường, ta hầu như không thể thấy được tính động vật của san hô.
Về chuyện "vui cả làng":
San hô, hay chính xác hơn, tập đoàn san hô, là một "làng" động vật liên kết ruột thịt với nhau (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Chúng quan hệ với nhau theo "gu" của lối quan hệ làng xã xa xưa của con người (và hơn thế), ví dụ: một kẻ săn được con nai, thế là, không cần quan tâm tới ý nguyện của kẻ đó, đám phụ nữ trong làng xúm lại xẻ thịt chia phần. Mỗi nóc (nhà) một phần, bởi theo Lệ làng, con nai là tài sản chung của làng. Riêng kẻ đó được làng "cho" thêm cái đầu nai. Không rõ làng có áp dụng "chính sách người có công" hay không, nhưng vui cả làng.
HCQuang
Đăng nhận xét