Trong mấy bài viết trước Nhân có nhắc đến chứng chỉ Master Diver. Đây là chứng chỉ cao nhất của thợ lặn không chuyên, khác với Divemaster là chứng chỉ thứ 2 của thợ lặn chuyên nghiệp
Để có được chứng chỉ Master Diver thợ lặn cần có 4 specialties ( advance open water) + stress & rescue + 50 lần lặn.
Divemaster mặt khác là một người thợ lặn chuyên nghiệp, có nhiệm vụ dẫn khách đi try dive, fun dive, và hỗ trợ instructor trong các khóa học. Vì là người "đi làm" nên divemaster mỗi năm phải trả phí cho SSI, hoặc PADI (quá đau khổ... :( )
Có thể nói Master Diver là một người thợ lặn có rất nhiều kinh nghiệm, kĩ năng và kiến thức mặc dù họ không làm nghề lặn
Nhân nghĩ mọi người nên cho Master Diver là một thử thách để phấn đấu, vì chỉ có những thợ lặn có đầy đủ đam mê, kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm nhất mới có thể tự hào mình là Master Divers... :)
8 nhận xét:
Hiểu rồi, Nhân. Nói theo kiểu của anh trung sỹ Bộ binh thì:
Divermaster là chuẩn úy, là trưởng toán hành động, là sỹ quan, là hướng dẫn viên khu vực sở tại. Anh ta bắt đầu đứng vào hàng ngũ Lê dương nhà nghề.
Master Scuba Diver là "tay chơi đẳng cấp cao" - nếu nói theo giọng của "dân chơi",
còn nói theo kiểu của lính Bộ binh thì anh ta là "Thiếu tá không có số". Về mặt "tay nghề", anh ta ngang với "Thiếu tá có số" (Instructor) nhưng anh ta "không thèm" quan tâm tới kỹ năng chỉ huy, huấn luyện binh sỹ, "chỉ quan tâm" tới cái sự chơi bời của riêng mình và của nhóm mình.
Cuối cùng, chú muốn nói tới Thợ lặn công nghiệp Việt nam:
Thợ lặn bên Tây thì ai cũng có bằng tương xứng với công việc mà họ làm ;
còn thợ lặn bên ta thì, dĩ nhiên phải qua huấn luyện, thử thách, qua kinh nghiệm công việc, nhưng về mặt quản lý Hành chánh thì không hoàn chỉnh như hệ thống Divers thế giới. Do vậy, khi giao dịch với quốc tế thì anh ta chẳng có bằng cấp (theo chuẩn thế giới) gì cả, ngoài bằng cấp, thậm chí chỉ là tờ Quyết định (khổ A4) của một cơ quan quản lý Hành chánh có liên quan. Mà cơ quan này cũng "chẳng thèm" đăng kí chữ kí "với thằng Tây nào".
Có một chuyện như sau:
Có lần bên Hải quân ta kí Hợp đồng làm ăn với một công ty nước ngoài, trong đó bên ta "hùn hạp" 4 Thợ lặn nhà nghề, đó là 4 sỹ quan Đặc công Hải quân nhiều kinh nghiệm,
nhưng khi đưa danh sách Thợ lặn cho đối tác thì cả 4 anh này đều không có bằng cấp theo chuẩn quốc tế. Bên đối tác do dự với Tờ Quyết định cấp hàm của 4 anh do bên Hải quân cấp.
Để hợp thức hóa, 4 Đặc công đã phải qua Vinadive mần một khóa huấn luyện Binh nhất lặn (OWD) do Instructor Hùng huấn luyện. Hùng kể lại, 4 anh rất nghiêm túc trong huấn luyện và rất "dễ dạy" (dĩ nhiên rồi.
Như cháu phán đoán, Phương Pro (một trong các Thợ lặn công nghiệp VN) có bằng Việt nam nhưng không có bằng quốc tế, nếu như hắn ta chỉ "chăm chăm" đi lặn vì công việc. Còn "cha" nào khoái đi chơi thì hợp thức hóa bởi một bằng lặn quốc tế hạng chót hoặc trên chót một chút (cho nó rẻ). Do vậy, những "cha" này sẽ không có điều kiện "lên Quân hàm sỹ quan không có số" theo hệ thế giới.
Đại để vậy.
HCQuang
Chú không ngờ là Divermaster phải đóng quản lý phí cho Hiệp hội. Tội nghiệp, thu nhập chẳng bao nhiêu mà bị nộp thuế. Chắc thợ lặn VN mình phải làm đơn đăng kí "hộ nghèo, hộ cận nghèo" quá.
HCQuang
Theo tui hiểu Master Diver là "Kiện tướng" thể thao lặn và không phải là dân nhà nghề. Dĩ nhiên không sống bằng nghề lặn.
Chuyện bằng cấp hành nghề lặn thì đúng là VN ta quá tệ. Thời buổi toàn cầu hóa mà ở ta vẫn chưa có một chứng chỉ nghề lặn được quốc tế công nhận.
Chú HCQuang và chú AmK3:
Trò đời trong cái nghề lặn công nghiệp nó thế đấy chú ah. Vì lặn du lịch ủng hộ thợ lặn chu du khắp nơi,nên hệ thống bằng cấp phải mang tính quốc tế hóa cao. Còn lặn công nghiệp,không riệng VN mà tất cả các nước đều có những quy định mang tích chất cục bộ quốc gia rất cao,nói thẳng là chẳng thằng nào tin thằng nào.
Này nhé,khi 1 con tàu biển ( không cần biết quốc tịch gì và do nước nào cấp giấy đang kiểm hàng hải ) nếu bị trục trặc và đang neo đậu tại 1 cảng biển của VN,thì tòan bộ những vấn đề kỹ thuật như khảo sát,sữa chữa đều phải do Công ty đảm bảo an tòan hàng hải VN chịu trách nhiệm. Công ty này sẽ liên hệ đơn vị sữa chữa có thẩm quyền tại VN ( như cty Hồng Hà chẳng hạn ) để tiến hành khảo sát sữa chữa. Và bên đảm bảo an tòan hang hải VN chỉ chấp nhận bằng thợ lặn CN do VN cấp. Bây giờ mà có 1 ông thợ lặn CN người Mỹ với bằng lặn của Mỹ cấp nhảy vào thì lập tức xin mời... biến. trường hợp tương tự sẽ xảy ra khi tàu VN neo ở nước nào đấy cũng vậy thôi.
Trong ngành CN hàng hải nói chung tính cục bộ rất cao,mà nước nào cũng vậy. Có rất nhiều nước có thể đóng được tàu biển,nhưng đang kiểm và cấp giấy phép họat động hàng hải quốc tế hiện nay chỉ có 4 tổ chức được phép cấp ( Mỹ, Nhật, Đức, Hà Lan ). Tàu neo ở cảng nào thì cảng nước đó chịu trách nhiệm liên hệ đơn vị sở tại sữa chữa. Nhưng....cái nhưng này mới có chuyện, chiếc tàu đó do đơn vị nào đang kiểm ( ví dụ như Mỹ đăng kiểm cấp phép ) thì đơn vị sữa chữa cũng phải là đơn vị có giấy phép của Cơ quan đăng kiểm Mỹ cho phép mới được phép đụng vào chiếc tàu đó. Như trường hợp cty Hồng Hà có giấy phép của Đăng kiểm Mỹ,Nhật,Hà Lan nhưng chưa có của Đức. Đã có lần chiếc tàu quốc tịch Panama,đăng kiểm Đức cấp giấy phép bị hư neo ở Vũng Tàu. Chỉ làm việc đơn giản là xuống quay phim chân vịt nhưng vì Hồng Hà chưa có giấy phép của Đăng kiểm Đức nên không được làm.Phải mời một cty từ Hải Phòng vào làm với chi phí cao gấp 3 lần cũng phải chịu,
Nói thế để các chú đừng buồn cho thợ lặn CN VN,tại sao không được các nước khác công nhận. Vì nghề lặn nó thế,chẳng nước nào công nhận nước nào đâu
Vừa rồi mọi người xem TV báo đài chắc có nghe tin VN vừa hạ thủy 2 tàu cảnh sát biển vá 1 tàu Quân Y phuc vụ cho Trường Sa. Đây là 3 chiêc tàu có thể nói hiện đại nhất khu vực. Cháu co ra Hải Phòng để lắp đặt buồng giảm áp thợ lặn trên 3 chiếc tàu này. vậy mới được viết 1 chuyện rất buồn cười liên quan đến LUẬT. Theo như tính tóan,để phục vụ cho 3 chiếc tàu này cần 1 số lượng thủy thủ đòan và Kỹ thuật viên trên bờ,ước tính khòang 2000 người. bây giờ mà tuyền người dân sự bên hàng hải vào thì lập tức 5000 hồ sơ xin việc có ngay tức khác ( Vinashin,vinalines nằm dài thất nghiệp, thủy thủ lành nghề cả đống ). Nhưng Bộ Quốc Phòng không cho phép dùng người dân sự vì lý do An ninh Quốc Phòng, mà hải quân thì chưa đủ kiến thức hàng hải để làm việc đó. Vậy là phải chọn 2000 quân nhân đi đào tạo để phục vụ 3 chiếc tàu . Đấy chú thấy không,1 bên có nghề thất nghiệp không cho làm.Một bên bắt làm khi chưa biết nghề,hihi
Còn vấn đề Master Diver. Đúng là MD chủ yếu giải quyết khâu oai khi đi chơi thôi ( trừ trường hợp cháu thất nghiệp,ra Nha Trang xin làm guide thì MD cũng được chấp nhận). Nhưng cháu nghĩ thế này:
Nhóm mình đa số đều hướng tới AOW (điều đó rất tốt). Còn Rescue nếu có đk về thời gian và tài chính cũng nên học (cũng rất bổ ích). Vậy khi đả có đủ 2 chúng chỉ trên cộng với 50 dive thì tội gì không bỏ ra 25usd để đổi MD
Nếu một bạn muốn lấy chứng chỉ Master Scuba Diver (MD) thì chúng ta nên ủng hộ - tốt mà. Ông bác tui, VI.Lenin đã nói "học, học nữa, học mãi" (thực ra ổng nói "học, học và học" - không tin bạn cứ hỏi AMk3 thì rõ);
nhưng tui nghĩ thế này (già rồi, thiếu "ý chí tiến thủ"):
- Thực ra Thợ lặn hơn nhau chỉ ở kỹ năng, kinh nghiệm lặn. Tui hơn ông cái chứng chỉ MD nhưng kém ông những cái còn lại thì cũng chẳng "ra gì".
- Đi lặn giải trí là để đạt mục đích tối thượng là giải trí, vì vậy, chứng chỉ nên ở mức đủ cho cái "sự nghiệp Cách mạng" của mình. Có chứng chỉ cao mà không văn ôn võ luyện thì cũng ... như không.
Giả sử tui chỉ thích mỗi chuyện lặn ngắm san hô thôi thì chỉ cần chứng chỉ Binh nhất (OWD) là đủ xài rồi, và nếu tốt thì cộng thêm một "sổ công tác" với 300 giờ lặn sẽ càng OK (OK cho anh ta và OK cho bên dịch vụ lặn).
Và sau 300 giờ lặn (ví dụ thế), tui lại khoái độ sâu (xuống sâu cho nó vui thôi chứ không tính lấy "le" với ai), thì tui đi thi lấy bằng Hạ sỹ, Trung sỹ để xuống 30 mét, thậm chí mần một "chứng chỉ bổ túc 40 met". Tuy nhiên, anh có bằng 40 mét rồi mà suốt cả năm sau anh "không thèm" ngụp một phát 40 mét "làm thuốc" thì cũng như chưa có bằng.
- Tui có chứng chỉ MD, mà mới gặp Turbulent (xoáy rối tinh) rất nhẹ thôi, mà đã lính quýnh đái ra quần, trong khi ông bạn lặn (có chứng chỉ "chẳng ra gì", được "mỗi cái" có nhiều kinh nghiệm) lại xử lí một cách thoải mái, thì nghe chừng hơi kì (hơi kì thôi chứ chưa chết thằng tây nào).
- Và bây giờ anh có 1.000 giờ lặn (quá siêu, thật đáng ca ngợi) và có MD (càng OK), nhưng chưa từng thâm nhập xác tàu đắm. Nếu chiến hữu hô chui xác tàu, thì anh nên từ chối, bởi về chuyện này anh chẳng có chút kinh nghiệm nào. Anh nên làm một cú huấn luyện bổ túc về việc này.
- Một thợ lặn chuyên nghiệp với 5.000 giờ lặn, nhưng chưa từng chui Lỗ xanh nào, thì cũng không nên vô đó nếu chưa qua huấn luyện bổ túc về vấn đề này. Mà cha thầy dạy anh có thể là một thằng có chứng chỉ dưới xa anh, chỉ mỗi cái là đã chui Lỗ xanh như đi chợ.
Ôi, Lỗ xanh. Hàng năm nó đã nuốt không ít thợ lặn, toàn là những sỹ quan lặn.
HCQuang
Đăng nhận xét