P3 – Học mà chơi, chơi mà học (bài trên Pi–C&E, trích).
Nước
luôn luôn muốn nâng bạn lên, đó là bản chất của nước. Nước giúp bạn biết rằng,
khi bạn vượt qua nỗi sợ nước, thì dù bạn nặng bao nhiêu, cao bao nhiêu, thì
nước vẫn nâng bạn lên chẳng chút khó khăn gì.
Chọn
bạn học: Bạn nên cùng một ai đó luyện tập (nếu có thể) và nếu kẻ đó cũng sợ
nước như bạn thì thật tuyệt. Quan trọng là hai người phải là cổ động viên của
nhau. Người đó sẽ không nói với bạn rằng sự sợ hãi của bạn là ngu ngốc. Ngược
lại người đó sẽ khuyến khích bạn nhưng không ép bạn tập nhanh hơn ý bạn muốn.
Người đó cũng là kẻ giúp bạn cảm thấy thích thú, bởi vui chơi là một khía cạnh
chủ yếu của luyện tập. Bạn hãy luôn tự tán thưởng mình trong quá trình tập
luyện.
Làm
quen với nước: Bạn ngồi trên thành bể bơi, thả chân xuống nước, hít thở, thư
giãn, sau đó xuống nước tại độ sâu mà bạn muốn, nhưng không sâu hơn ngực. Nếu
bạn muốn đứng đó và tán dóc, thì cứ việc. Tới khi nào bạn cảm thấy mình đã sẵn
sàng thì mới bước vào luyện tập.
Mục
tiêu hành động: Bạn nổi được, bơi được một cách thoải mái theo lối bản năng, và
di chuyển lòng vòng chừng 20 phút.
Hình: Bạn chớ đặt ra mục tiêu phấn đấu, vì có phấn đấu nghĩa là có thúc dục, có ép uổng.
Hình: Bạn chớ đặt ra mục tiêu phấn đấu, vì có phấn đấu nghĩa là có thúc dục, có ép uổng.
Bước
1 – Co chân: Nước ngang tầm ngực, bạn quay mặt vào thành bể và vịn hai tay vào
thành bể. Tất cả những gì bạn phải làm là co một chân ra phía sau, co đầu gối
một cách thoải mái và để nó rơi xuống. Nhắm mắt và cảm nhận nước đang nâng đỡ chân
bạn như thế nào. Co và thả, co và thả. Rồi bạn thử với chân kia.
Bước
2 – Ấn tay: Đứng ở độ sâu như cũ, bạn quay lưng vào thành bể và vịn hai tay vào
thành bể sao cho cơ thể hơi ngả ra phía ngoài. Hai cánh tay không tỳ vào sườn. Rồi
bạn buông tay ra và ấn chúng xuống nước. Rồi thả lỏng chúng (giống như thả chân
ở Bước 1). Ấn và thả, ấn và thả. Bạn sẽ cảm nhận rằng khi ấn cánh tay xuống
nước, tay sẽ được nước đẩy trở lên. Càng ấn mạnh, tay càng được nước đẩy lên mạnh
hơn.
Bước
3 – Nhảy: Đứng ở độ sâu như cũ, bạn nhẹ nhàng nhảy lên trong nước. Khi này hai
tay hoạt động tùy theo ý thích của bạn. Bạn chú ý xem cơ thể bạn cảm thấy thế
nào dưới nước. Nếu bạn làm động tác này cùng với người bạn sẽ giúp bạn khỏi bị
xung quanh cho là bị "mát”, hoặc bạn đi với trẻ nhỏ - chúng sẽ là vỏ bọc
cho hành vi “mát” này.
Bước
4 – Nhảy và co chân: Bạn ra chỗ sâu hơn (không nên sâu quá vai). Bạn nhảy lên
như Bước 3. Thỉnh thoảng bạn nhảy cao hơn và co hai đầu gối vào sát ngực. Cú
nhảy cao hơn này cho bạn cảm giác giống cú “bật nhảy”. Cứ nhảy và tăng dần khoảng
thời gian chân bạn không chạm sàn bể.
Bước
5 – Nhảy và ấn tay: Bạn “bật nhảy” như Bước 4. Bạn ấn hai tay xuống nước (như
Bước 2) khi cơ thể đi lên. Cứ chân nhảy lên thì tay ấn xuống. Bạn cảm thấy điều
gì? Ấn tay xuống dường như nước đẩy bạn lên – bởi vì nước luôn luôn nâng bạn
lên.
Bước
6 – Quạt tay: Bạn đứng yên dưới nước và quạt hai tay (sang hai bên) theo lối bản năng, khuỷu tay
co lại và bàn tay hơi khum. Tất cả những gì bạn phải làm là quạt hai tay: Chúng
đang thư giãn, chúng đang ở phía trước bạn. Bạn cảm thấy nước đang tiến lại với
bạn.
Bước
7 – Nhảy và quạt tay: “Bật nhảy” kết hợp quạt hai tay theo bản năng. Hãy tăng
dần thời gian chân bạn rời khỏi sàn bể bơi. Cứ làm cho tới khi bạn cảm thấy
thoải mái như có thể.
Bước
8 – Di chuyển: Bây giờ bạn hãy bơi theo lối bơi bản năng (bơi chó) với hai chân
hoàn toàn rời khỏi đáy bể. Bạn hãy thư giãn. Khi bơi, bạn dìm ngực xuống nước
và cho mông nổi lên. Bạn thực hiện các động tác như thế nào không quan trọng, miễn
bạn nổi là được. Bạn cảm thấy chân bạn đang chuyển động ở phía sau cơ thể; việc
quạt tay giúp chân bạn nâng lên; việc dìm ngực xuống sẽ giúp cơ thể nâng lên; càng
bơi bạn càng thấy mình nổi thật dễ dàng.
Bước
9. Vậy là bạn đã cảm thấy thoải mái trong nước rồi đó. Bạn hãy đăng kí học bơi đi
thôi, có thể bắt đầu bằng kỹ thuật bơi trườn sấp cơ bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét