P1 – Căn bệnh sợ nước (bài trên Pi–C&E,
trích)
Sợ nước (Aquaphobia) là thuật ngữ ghép gốc của ngôn ngữ La tinh cổ là "aqua" (nước) và ngôn ngữ Hy lạp cổ là "phobos" (sợ). Người mắc bệnh sợ nước cảm thấy lo lắng khi họ nhìn thấy nước ở biển, sông, hồ, suối, hoặc thậm chí là bồn tắm – một nỗi sợ dai dẳng và không bình thường. Họ tránh các hoạt động có liên quan tới nước.
Sợ
nước, một trạng thái làm cơ thể cứng ngắc, một cảm giác tiêu cực, một phản ứng
không mong muốn, ngăn cản họ xuống nước một cách thoải mái. Mức độ nhẹ của sợ
nước là thiếu tự tin, và nặng hơn, đó là chứng sợ nước kinh niên.
Có
thể sợ nước hình thành từ kết quả của những sự tiếp nhận các trải nghiệm trực
tiếp, gián tiếp hoặc qua quá trình tiếp nhận của tiềm thức.
Tiếp nhận trực tiếp: Có nguồn gốc xúc giác, mà bạn đã từng thấy nó, trải nghiệm nó về mặt vật lý.
Tiếp nhận gián tiếp: Có nguồn gốc (của phương thức) thị giác, ví dụ như bạn đã từng chứng kiến vụ tai nạn chết đuối, xem phim (về đắm tàu, cá mập, cá Piranhas), sự ám ảnh trong giấc mơ về đuối nước,... và/hoặc có nguồn gốc (của phương thức) thính giác như thông qua trao đổi, nghe kể (và đọc chuyện).
Tiếp nhận của tiềm thức: Các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu, giấc mơ từ thủa nhỏ, tự vệ theo bản năng (những cảm xúc và thái độ) khi đối mặt với vùng nước lớn.
P2
– Bạn cần biết nước là như thế nào.
Bạn
học bơi để làm gì? Phải chăng để được an toàn khi ở trên tàu đang bị chìm? Bạn tính
học bơi ếch hay bơi trườn sấp? Phải chăng bạn cần biết những gì để được an toàn
trên mặt nước?
Không
ít huấn luyện viên cho rằng, nếu sợ nước thì chỉ cần học bơi là xong. Trong hơn
một trăm năm kể từ khi việc học bơi được dạy chính quy, một áp dụng phổ biến
đối với những kẻ học bơi nhưng sợ nước đều bắt đầu từ tiên đề: Nếu luyện tập đủ
lâu về một cái gì đó không dễ chịu, thì nó sẽ trở nên dễ chịu. (Thật sai lầm nếu bạn áp dụng điều này).
Phải
chăng bạn cần biết cách quạt nước để mà bơi? Không, quạt nước chưa cần thiết.
Bạn cần biết rằng, nếu bị rơi xuống nước thì đó không phải là tình huống khẩn cấp,
bởi nước sẽ đẩy bạn trở lại bề mặt. Con người không thể ở lại dưới độ sâu để đi
bộ dưới đó – nước không hoạt động theo cách đó.
Ngay
cả khi cơ thể bạn không có tính nổi cho lắm, hoặc bạn đang mặc nhiều quần áo,
thì bạn có thể không nổi nhanh lên bề mặt hoặc thậm chí không nổi lên. Nhưng
bạn đừng lo, điều này không nguy hiểm và bạn không có lý do để hoảng hốt – những
người biết về nước đều biết rõ điều đó. Nhưng có bao nhiêu người biết về nước?
Hầu hết những người bị chết đuối không biết về điều đó. Hầu hết những người
hoảng sợ không biết điều đó. Do vậy, bạn cần hiểu cơ chế hoạt động của nước, đó
là một trong các điểm chủ yếu trong học bơi.
Trong
giờ học bơi đầu tiên (theo phác đồ này), hầu hết học viên đều ngạc nhiên khi
được biết rằng nước làm cho cơ thể của họ rất khó chạm tới đáy bể bơi. Bởi những
người sợ nước tin rằng nước hoạt động giống như không khí: Nó để cho cơ
thể bạn rơi xuống tận đáy hồ và bạn sẽ ở lại đó – mà bạn chả cần phải làm gì cả.
Vừa
rồi báo chí đăng tin có một người đàn ông, biết bơi, bị chết đuối chỉ trong bốn
phút. Tôi nghĩ ông ấy cần biết thêm một vài điều nữa. Ông ấy (lúc đó) cần cảm nhận
được sự khó chịu đang tiến tới ông ấy, và nhận thức rằng đã đến lúc chấm dứt sự
mất kiểm soát bản thân. Còn nếu ông ấy cố vùng vẫy do sợ hãi, ông ấy sẽ không
nhận được tín hiệu của cơ thể. Chắc chắn cơ thể đã báo cho ông ấy – giá như ông
ấy chú ý.
Một tín hiệu nữa, là con người vốn có tính nổi: Trong bốn phút, ông ấy không thể chìm xuống đáy được. Một tín hiệu khác, đó là không khí luôn ở gần bên ông ấy (vì lúc đó ông ấy vẫn ở sát bề mặt nước). Nhưng khi bạn hoảng sợ thì hiển nhiên là bạn sẽ không biết gì nữa. Nếu bạn không biết làm thế nào để ngăn chặn hoảng sợ, thì bạn không thể chú ý đến các thông điệp an toàn mà cơ thể gửi tới cho bạn. Ngăn ngừa hoảng loạn là điều mà các bài học bơi cần có.
Một
khi bạn hiểu về nước thì nước sẽ là một nơi vui thú. Nhưng vui thú không phải
là lợi ích duy nhất. Biết về nước còn là vấn đề của an toàn và kỹ năng sống.
Tuy nhiên, bạn không thể hiểu về nước, không thể học bơi, mà không được trải
nghiệm với nước. Bạn cần có cảm giác nước. Khi có cảm giác nước, hiểu về nước,
thì bạn có thể biết được nhiều quy luật khác biệt của nó. Nước không ứng xử (với
bạn) giống như đất liền và trọng lực đâu.
(H1: Bạn cần biết làm thế nào để có thể cảm thấy an toàn, làm thế nào để cảm thấy thoải mái trong nước).
Người
sợ nước không cảm nhận được nước. Tâm lý của họ có xu hướng nghiêng về phía
hoảng sợ. Mối quan tâm chính của họ là tránh bị chết đuối. Khi đó tâm trí của
họ làm sao mà có thể dành chỗ cho họ vẫy chân và hít thở nhịp nhàng. Người sợ
nước cần biết làm thế nào để có thể cảm thấy an toàn, làm thế nào để cảm thấy
thoải mái trong nước, và có thể kiểm soát được mình trong nước – như khi ở trên
bờ. Tới lúc đó tự bạn sẽ biết, rằng không được hít nước vào mũi, rằng không có
lý do gì để hoảng sợ, rằng bạn sẽ nổi. Nếu bạn là người có tính nổi kém, thì
cũng không sao, có những kỹ thuật đơn giản để giúp bạn nổi lên và ở lại trên
mặt nước.
Vẫy
chân và thở đều là một phần của tập bơi, và bạn lướt tới nhờ sức lực của bản
thân – họ đã dạy cho bạn điều đó trước khi họ dạy cho bạn rằng nước hoạt động
ra sao và làm thế nào để giữ được bình tĩnh. Đó là chuyện ngược đời giống như
đặt chiếc xe bò đứng trước con bò. Tập như thế không giúp bạn nổi trên mặt nước
được đâu!
Vậy
tại sao bạn sợ nước nhưng lại muốn xuống nước? Tại sao bạn tự nguyện úp mặt
xuống nước mà chân không chạm tới đáy bể? Bởi vì bạn muốn học bơi, bởi vì bạn
cảm thấy đã được an toàn, bởi vì bạn biết bạn vẫn kiểm soát được bản thân trong
khi học bơi, và bạn sẽ được trợ giúp khi cần. (H2: Tại sao bạn cảm thấy thoải mái khi ở trên bờ, bởi vì bạn thấy được an toàn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét