(bài của anh Nguyễn Hoài Vân, trích).
Tôi (tác giả) đi tập huấn 5 tuần tại Trung tâm Huấn
luyện Người nhái St Mandrier của Hải quân Pháp. Sáng một giờ chạy bộ, lên xuống rồi lại lên
xuống các ngọn đồi ở St Mandrier. Rồi đi lặn. Mỗi ngày có một mục tiêu huấn luyện.
Không đạt được thì hôm sau phải thực hiện mục tiêu hôm trước cộng với mục tiêu
của ngày hôm đó. Thất bại nữa thì hôm thứ ba phải đạt mục tiêu của cả ba ngày.
Vẫn không thành công thì ... bị đuổi học. Buổi chiều học lý thuyết xong thì tập
lặn hay tập bơi biển. Tuần đầu bơi 1 cây số, tuần thứ hai 2 cây số, tuần thứ ba
3 cây số, tuần thứ tư 4 cây số. Đến tuần cuối tàu bỏ chúng tôi ngoài khơi cách
bờ 5 cây số, tự bơi về. Coi giờ tính điểm.
(Các khóa trước còn có màn nhảy từ trực thăng xuống biển, tới khóa tôi thì bãi bỏ).
(Các khóa trước còn có màn nhảy từ trực thăng xuống biển, tới khóa tôi thì bãi bỏ).
Hồ tập của trường có ba tàu cũ: Một tầu ngầm, một hộ
tống hạm và một tàu đổ bộ đáy bằng. Màn nín hơi lặn qua đáy hai chiếc tàu tương
đối gay cấn (khóa trước có một anh bị kẹt ở dưới). Một màn gay go khác là lặn
xuống 18 thước, bỏ vòi thở, rồi vừa thở ra rất từ từ (để khỏi bể phổi), vừa
trồi lên đến dưới chiếc tàu đáy bằng, tiếp đó bơi ngang ra để nổi lên mặt nước
và ... thưởng thức không khí trời cho.
Tập chui qua mắt lưới phòng thủ quân cảng: Tháo quai
đeo bình hơi, nhưng vẫn ngậm mồm thở, đưa bình hơi ra phía trước, qua mắt lưới,
rồi bạn chui qua mắt lưới. Thường huấn luyện viên (HLV) chờ bên kia lưới, cướp bình
hơi, lột kính lặn (có khi cướp luôn kính lặn), rồi bơi ra cách đó khoảng chục
thước để thử phản ứng của học sinh. Bạn phải đeo lại kính, xả nước trong kính,
rồi ngó xem HLV đang ở đâu để bơi đến “năn nỉ” xin lại bình hơi.
Mệt nhất là màn cứu người dưới 10 thước sâu. Không mang bình hơi, bạn
phải đưa nạn nhân lên mặt nước rồi kéo hắn đi 50 thước (không dùng phao cá nhân Fenzi (1). Phải bơi sao cho nạn nhân không bị chìm xuống uống nước, nếu không
phải làm lại từ đầu (và sau ba lần thì bị loại).
Ngại nhất là màn ở dưới sâu 30 thước, rồi vừa nổi lên (17 thước một phút)
vừa dùng mồm thở bơm khí (bơm chút xíu thôi) vào phao cá nhân Fenzi. Nếu hơi vào
nhiều thì phao sẽ nổi lên nhanh và bạn có thể bị tai nạn (bể phổi), đồng thời bạn
phải “lọc” nước khi hít vào, vì mồm thở (4) “thời tiền sử” này đưa vào miệng nhiều
nước hơn là không khí (2).
... Sau khi ra trường, có lần tôi gặp một vụ tai nạn khá hiếm hoi. Tàu chúng tôi đến gần đảo Porquerolles thì gặp một nhóm người nhái dân
sự kêu cứu. Chúng tôi xuốn thuyền phao Zodiac đến nơi, thấy một người mê man,
mang những triệu chứng bể phổi (surpression pulmonaire). Nạn nhân là HLV của nhóm này. Anh ấy lặn với một học trò. Dưới sâu, học trò bị hư
mồm thở. HLV đưa mồm thở của mình cho học trò, và trong lúc hai người đi lên
với một mồm thở (3), người học trò do bị hoảng loạn nên đã nhất quyết không trả
lại mồm thở cho HLV, buộc HLV phải đi lên cấp tốc. Chúng tôi đưa anh về tàu và
gọi trực thăng đến câu ảnh về bệnh viện.
(1)
Khi chưa phát minh ra BCD (4), thợ lặn đeo trên cổ chiếc phao bơm, và khi ở trên
mặt nước thì thổi hơi vào phao để giữ nổi.
(2) Tác giả muốn nói thiết bị dành cho huấn
luyện có lỗi, thường do HLV “đánh pan” và/hoặc do quá cũ.
(3) Loại bình lặn chỉ có 1 mồm thở. Khi bạn lặn bị sự cố về thở, thợ lặn sẽ đưa
mồm thở của mình cho bạn lặn để thở chung (đưa qua đưa lại).
(4)
Xin xem tại “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét