Danh sách các tab/trang

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Bơi lội – Các sai lầm trong tư duy kỹ thuật thường gặp lúc luyện tập (P3)

(Bài của anh misamainguyen) (tiếp theo)

IV. BÍ QUYẾT BƠI SẢI ĐƯỜNG TRƯỜNG

Sau khi đã hiểu và đồng ý loại bỏ những sai lầm trong tư duy kỹ thuật ở trên, tôi sẽ đề xuất với các bạn ba bí quyết mà nếu áp dụng chính xác ba điều này, bạn có thể ngay lập tức tăng quãng đường bơi sải của bạn từ 100 m lên 1.000 m trong vòng 3 buổi tập (tất nhiên, chỉ khi các bạn đã bơi sải được theo cách chính thống từ 50-100 m).

Cách thức tôi đề cập đã được rút ra từ kinh nghiệm của bản thân và được chứng thực bằng quá trình dạy bơi cho nhiều người khác. Điển hình là cậu em trai ruột chỉ trong một buổi được tôi dạy bơi sải, đã bơi được 500 m (trước đó 10 năm tôi đã dạy nó bơi ếch và chưa thử bơi sải bao giờ). 


Cách thức này có thể nhiều bạn đã biết và cũng có thể khá nực cười với những bạn được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Vì thực ra, với nền thể lực tốt và môi trường luyện tập chung tốt, đặc biệt là ở Mỹ, việc bơi sải đường dài không phải là khó, đến mức, đôi khi người bơi không nhận ra đã hoàn thiện quá trình như thế nào. Nhưng với những bạn đã và đang tìm hiểu phương pháp ở Việt nam, cách thức tôi đề cập là rất hiệu quả.

1. BA BÍ QUYẾT TRONG BƠI SẢI ĐƯỜNG TRƯỜNG.

Như đã nói ở trên, điều mà trên cạn chỉ phải nói 10 lần thì dưới nước phải nói 100 lần vẫn chưa đủ. Do đó, người luyện tập nên nhớ kỹ ba điều sau và liên tục tự điều chỉnh trong quá trình luyện tập.

A. Đôi chân thích đập thì đập, không thích đập thì thôi.

Hãy nhớ kỹ điều này. Trong bơi đường trường không phải là thi đấu tốc độ, đôi chân bạn có một chức năng quan trọng nhất đó là giữ thẳng với cơ thể, nếu bạn có sức khỏe, bạn có thể vẫy nhanh một chút, nếu bạn không đủ sức, thì bạn chỉ cần ve vẩy, cũng không sao. Có rất nhiều lý do và lý thuyết xác đáng để bạn phải giữ thẳng chân mà bạn có thể tin cậy khi tìm thấy trong những tài liệu hay bài viết khác. Tôi chỉ muốn nhắc bạn một điều, HÃY GIỮ THẲNG CHÂN (bao gồm cả 2 bàn chân).



Hãy tưởng tượng khi bơi, bạn là con thuyền độc mộc, đôi tay bạn (suốt từ cùi chỏ tới đầu ngón tay) là mái chèo, vì con thuyền độc mộc là thẳng, nên bạn chèo rất nhẹ thì nó cũng lướt êm ru trên mặt nước. Ngược lại nếu là con thuyền thúng câu mực ở Hạ Long, dù bạn có là vô địch Olympic về chèo thuyền cũng bó tay mà thôi. Do đó, hãy giữ thẳng chân, đập khi nào bạn muốn, ngay khi mỏi hay mệt thì hãy đập thật chậm lại, chỉ cần ve vẩy cũng được, mà không đập cũng chả sao. Đến đây có thể nhiều bạn thấy nực cười và coi rằng vô lý. Nhưng dù rằng qua internet tôi cũng có một cách chứng minh: nếu không tin, bạn hãy ôm thử 1 cái phao để thở được trên mặt nước, và chỉ đập chân để đi hết 100 m chiều dài bể bơi, đảm bảo bạn sẽ không cười nổi nữa, và bạn sẽ đồng ý với tôi rằng, đập chân sải không có nhiều tác dụng khi bơi đường dài.

Hãy đập chân nhẹ thôi, và dừng đập bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt. Nhưng hãy nhớ luôn giữ thẳng đôi chân - vì cơ thể bạn là một chiếc thuyền độc mộc, mà thuyền độc mộc thì luôn thẳng, không cong bao giờ. MỘT MÁCH NƯỚC CHO BẠN: Để giữ được thẳng chân, hãy luôn cố gắng để hai đầu gối chạm nhau khi vẫy. Mỗi khi hai đầu gối không tìm thấy nhau nghĩa là chân bạn đã vô thức mà xoắn quẩy vào rồi
;). Nhớ đấy.


Tôi cũng xin nhắc nhớ trong trường hợp các bạn quên: Đừng đập chân như đuôi cá, vẫy chân chỉ bằng mũi - cái đó là dành cho Phelp, cho Ian... hãy thẳng đầu gối ra mà đập cả cẳng chân chứ đừng cong đầu gối nhé - biên độ chỉ (tối đa) 40 cm 
là đủ. 


B. Khi mệt nghĩa là bạn đang thiếu oxy.


Đôi khi bạn thấy chân tay rã rời, mặc dù không mỏi. Đừng nghĩ bạn đang đuối sức, chỉ là bạn thiếu oxy mà thôi. Cách thức hiệu quả nhất là : Bơi chậm lại hết mức có thể, mỗi khi lấy hơi bạn cố hớp nhanh thật nhiều không khí, khi úp mặt xuống thì thở ra bằng mũi cho hết sạch phổi. Đừng dừng lại, chỉ cần 10 hơi như vậy bạn sẽ thấy bình thường trở lại và lại tiếp tục sải từng bước chậm rãi, nhịp nhàng. Hãy nhớ kỹ điều này: Hít nhiều hơi nhất mỗi khi thấy mệt, và tự nhủ với mình "ngay lập tức nó sẽ qua nhanh thôi".


Mách nước nhỏ về việc lấy hơi: Cũng như chạy bộ, mỗi người, tùy theo được huấn luyện, sẽ có cách thở của riêng mình. Các HLV thường khuyên học viên nên sau 3 nhịp sải lấy hơi 1 lần, như vậy các bạn có thể lấy hơi đều cả hai bên trái, phải. Nhưng tôi nghĩ, lấy hơi chỉ một bên sau 2 nhịp sải sẽ tốt hơn, vì như thế bạn sẽ không bao giờ thiếu oxy và sẽ không bao giờ thấy mệt. Đây cũng là cách lấy hơi của Phelp, lên youtube mà xem.

:)
Cái bạn cần là bơi dài, không mệt, bạn cần đủ oxy, nên ngay từ đầu, bạn thử tạm quên các HLV đi, vì dù sao họ cũng là dân chuyên nghiệp, và lúc đó, hình như họ không chỉ cho bạn cách bơi đường dài. (còn nữa).


H: Hãy làm mọi cách để tối thiểu hóa diện tích mặt cắt của cơ thể (theo hướng dòng chảy) bởi các cử động tối ưu ; và giảm thiểu dòng xoáy quẩn ở phía sau bạn bằng kỹ thuật khoan xoáy.

Không có nhận xét nào: