![]() |
Chúc mừng năm mới 2015!Chúc các bạn lặn gần xa một năm mới khỏe mạnhvà thành công! |
Nơi trao đổi thông tin giữa những người tham gia lặn biển. Là nơi giao lưu tán gẫu của những người quan tâm trò giải trí này
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
Đảo đột ngột nổi lên ở vùng biển Gwadar, Pakisan
(Theo NLDO, trích)
Ngày 24-9-2013,
một hòn đảo nhỏ mọc lên ở vùng bờ biển Gwadar ,
Pakistan , sau
trận động đất 7,8 độ Richter
Trận động đất ở thị trấn Awaran, tỉnh
Balochistan đã khiến 330 người thiệt mạng và hàng ngàn nhà cửa bị phá hủy. Tuy
nhiên, tâm điểm chú ý lại là hòn đảo mới nhô lên trên mặt biển gần
cảng Gwadar, cách tâm chấn khoảng 400 km.
Người dân Pakistan gọi hòn đảo đó là Zalzala
Jazeera – “đảo nổi lên sau động đất”. Hòn đảo này cao khoảng 18 - 21 m, rộng 30
m, dài hơn 75 m.
Đây là hòn đảo thứ tư xuất hiện ở khu
vực này và là hòn đảo thứ 3 mọc lên trong 15 năm qua. Trước đó, 2 hòn đảo nổi
lên vào năm 1999 và 2011 ở cách bờ biển Makran 2 km nhưng trước đó không hề xảy
ra động đất. Riêng hòn đảo năm 1945 hiện ra sau trận động đất 8,1 độ Richter
Nhà địa chất Stephan Graham của Stanford
cho biết hòn đảo có thể được hình thành do hiện tượng núi lửa bùn (quá
trình phun trào bùn, cát và nước từ dưới đáy biển lên bề mặt khi có áp suất
cao). không thể chắc hòn đảo này tồn tại được bao lâu hay sẽ biến mất đột ngột
trong vài ngày tới.
Muhammad Danish, một nhà hải dương học
đến từ Viện Hải dương học Pakistan, cho biết một nhóm các chuyên gia đã lên hòn
đảo và phát hiện có khí metan thoát ra từ bề mặt đảo. Các chuyên gia cảnh báo
người dân không đến gần hòn đảo do bọt khí metan có thể gây cháy.
Hôm 25-9 một trận động đất khác có cường độ 7 độ Richter đã làm rung chuyển bờ biển Acari thuộc khu vực miền Nam Arequipa của Peru, gây sạt lở đất. Tâm chấn ở độ sâu 46 km dưới Thái Bình Dương.
Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014
Năm lời khuyên cho bơi sải (trườn sấp, tự do)
(Bài
trên instabeat.me, trích dịch)
Bạn muốn bơi nhanh và hùng dũng, nhưng bạn vẫn phải duy trì kỹ thuật tốt và động tác đẹp. Ngay cả các nhà vô địch bơi lội Olympic vẫn luôn phải cải thiện kỹ
năng bơi của
họ, bởi vì họ vẫn luôn còn một số sai lầm, bởi vì bơi lội là môn thể thao kỹ
thuật.
Nếu bạn muốn nâng cao kỹ thuật bơi, sau đây là 5 sai lầm phổ biến nhất mà bạn nên tránh:
1. Ngóc đầu lên để thở hoặc để nhìn về phía trước:
Nếu bạn muốn nâng cao kỹ thuật bơi, sau đây là 5 sai lầm phổ biến nhất mà bạn nên tránh:
1. Ngóc đầu lên để thở hoặc để nhìn về phía trước:
Làm như vậy sẽ phá hủy vị trí cơ thể của bạn, bởi lúc đó phần phía
sau của cơ
thể sẽ bị chìm xuống, làm cho bạn bị mất tốc độ và lãng phí sức lực của bạn (chưa kể khi ngóc lên, bạn đã
vô tình làm tăng thiết diện cản nước của cơ thể). Cố gắng tìm cách sử dụng sự thuôn
dòng cơ thể, và hãy chỉ nhìn xuống đáy hồ (1), trừ
lúc bạn phải nghiêng đầu sang một hoặc hai bên để hít hơi.
2. Bơi phẳng (2):
Bơi phẳng là một trong những sai
lầm phổ biến nhất được thực hiện trong nước. Nó tạo ra rất nhiều lực cản tác động lên cơ thể của bạn và làm ngắn đi độ dài của động tác duỗi
tay – trong mỗi cú quạt tay (stroke). Vì vậy, cơ thể
của bạn phải khoan xoáy trong nước, hãy xoáy! Xoáy!
3. Quạt chân (kick) yếu :
Một cú kich tốt sẽ giúp bạn di chuyển về
phía trước, tuy nhiên, cú kich yếu sẽ tạo ra nhiều sự vô ích. Nó sẽ làm cho bạn muốn kich nhiều lên (sẽ làm tăng tần số strokes) và đó là cách bạn đã lãng phí năng lượng của bạn. Bơi với cú kich mạnh mẽ (3); chân thẳng và lực
kich xuất phát từ hông, điều đó chắc chắn sẽ mang đến tốc độ cho bạn. Bạn có thể thực hành với một kick board.
4. Quạt tay ngắn :
Bằng cách rút ngắn chiều dài cú quạt
tay (stroke), bạn đã làm mất
nhiều calo hơn, mà trong đó, sẽ không giúp gì cho tốc độ của bạn (4). Cánh tay bạn hãy vươn duỗi thật dài và sẽ cho bạn kết quả tốt hơn (5).
5. Thời điểm lấy hơi:
Bạn hít thở không đều, bạn lấy
hơi khi bàn
tay bạn chưa ra khỏi nước, sẽ làm tổn hại đến vị trí cơ thể
của bạn. Bạn nên lấy hơi khi nghiêng đầu (khi cơ
thể nghiêng hết sang một bên), và tất nhiên, không giữ hơi thở.
(1) Một trường phái khác khuyên
đầu nên luôn luôn “khóa chết” với cơ thể (tức cơ thể xoáy tới đâu thì đầu xoáy
theo tới đấy). Mỗi trường phái đều có cái hay và cái dở riêng, vấn đề là bạn sẽ
phù hợp với “thứ nào”.
(2) Ý tác giả nói cơ thể chỉ
thuần túy tịnh tiến về phía trước, tức chỉ cố sức húc đầu vào bức tường
nước để tiến lên.
(3) Ở đây, tác giả nói với những
người “lười kich", chứ không đòi hỏi kẻ đã kich đúng phải kich mạnh hơn.
(4) Đồng nghĩa với việc tăng
tần số strokes – tức làm tăng lực cản của nước. Tăng tần số strokes là cái mà nhiều VĐV chuyên nghiệp, nhưng do có chiều cao khiêm tốn, đành phải chấp nhận. Nếu bạn cũng khiêm tốn chiều cao và muốn bơi tốc độ cao thì sẽ phải chấp nhận lỗi này.
(5) Cố gắng duỗi tay thật dài
còn để cho vai bên đó được nghiêng về phía trước – giúp làm giảm thiết diện cản
nước của cơ thể.
Lời góp của NST: Một anh bạn chừng 40 tuổi, cơ
bắp chắc nịch, đen bóng, khả năng hồi phục sức khỏe rất nhanh chóng. Ảnh thường
xuyên luyện bơi sải, 5-6 buổi/tuần (NV hồ bơi nói vậy). Ảnh quạt tay, quạt chân dữ dội, nước bắn tung tóe, sóng
cuồn cuộn, chứng tỏ ảnh có một thể lực rất tốt. Chỉ một điều đáng tiếc cho ảnh là
đa số các khách bơi khác (đều là vận động viên “chân đất” như chúng ta), bao
gồm cả tụi tui (những lão già 60-70 tuổi), đều có thể bơi vượt qua ảnh một
cách dễ dàng. Lý do là ảnh phạm nhiều sai lầm về kỹ thuật (trong đó có 4/5 lỗi nói trên), nhưng tui nghĩ có thể là
ảnh không khoái cải thiện về kỹ năng bơi của ảnh (ví dụ cái ảnh cần là tập cơ bắp và bơi lội chỉ là công cụ).
Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014
Cá heo đặt tên gọi riêng cho nhau
(Theo báo NLĐ, trích đăng)
Từ lâu, người ta nghi vấn rằng cá heo có những tiếng rít
khác biệt nhau, theo cách giống như con người sử dụng tên riêng để giao tiếp
với nhau. Những nghiên cứu trước đây phát hiện rằng những tiếng gọi này được sử
dụng thường xuyên hơn và cá heo chung một nhóm có thể học và bắt chước những
tiếng kêu mà chúng không thường sử dụng.
Nhóm nghiên cứu của đại học St
Andrews ở Scotland
có bằng chứng là cá heo biết dùng tín hiệu riêng để thông báo và nhận phản hồi
tới từng cá thể trong đàn. TS Vincent
Janik, bộ phận nghiên về động vật có vú biển, đại học Andrews, giải thích rằng
cá heo sống trong môi trường ngoài khơi, xa bờ và trong không gian ba chiều nên
có nhiều hiểm nguy hơn động vật có vú trên cạn. Ông nói: “Loài động vật này
sống trong môi trường cần có hệ thống liên lạc với nhau thật hữu hiệu”.

Janik cho rằng kỹ năng này giúp cá heo gắn
kết với nhau với đàn trong môi trường sống quá rộng dưới nước. Vì hầu hết thời
gian, chúng không nhìn thấy nhau, không thể đánh hơi được trong môi trường nước
và cũng không có tổ hay hang để trú ẩn như những động vật trên cạn nên chúng phải
có được "kỹ năng gọi tên nhau” để bù đắp.
H: Cá heo đang "tâm sự" với một em bé (hình không liên quan bài viết).
Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014
Đi lên từ độ sâu 38 mét với 20 bar khí có được không
(Sưu tầm, trích dịch)
Allison và Mary đều ở độ tuổi bốn mươi. Họ thường xuyên chèo thuyền và lặn biển. Cả hai có hàng trăm cú lặn và có sức khỏe tuyệt vời. Bạn bè khâm phục các kỹ năng của họ và khả năng phục hồi sức khoẻ nhanh chóng của họ. Đó là niềm tự hào của họ, và do đó, hai người tin là họ có thể đánh bại được các trở ngại khác.
Hôm đó, cú lặn thứ nhất, hai phụ nữ này lặn ở độ sâu 42 mét. Cú lặn thứ hai, Allison lặn với túi nâng hàng loại 100 pound để trục vớt đống mảnh vụn dưới đáy biển. Do cô chưa từng làm việc với túi nâng hàng nên cô liên tục bị vướng với nó, trong đó hai lần cô suýt bị nó kéo vụt lên bề mặt do không kiểm soát được. Sau ba lần thất bại, tới lần thứ tư, Allison đã phải thở hổn hển khi vật lộn để đưa túi hàng 100 pound đi lên. Cô không còn tâm trí để nhìn đồng hồ khí đang ẩn hiện trong lớp phù sa bị cô khấy đục. Cuối cùng Allison quyết định để cho túi tự đi lên. Cô bơm thật nhiều khí vào túi nâng, và giật mình khi nhìn đồng hồ: bình khí chỉ còn 20 bar, tại độ sâu 38 mét.
Nhận thức sự nguy hiểm, Allison lập tức đi tìm Mary. Đám mây bùn mà cô gây ra đã lắng, cô đã thấy Mary. Cô bơi tới. Mary đưa cô mồm thở(*) dự bị của mình. Do bình khí của Maria không còn nhiều nên cả hai quyết định đi lên. Allison đi lên vội vã, bỏ qua dừng giải áp(*), kéo theo cả Maria. Maria cố kìm bạn lại, nhưng không thể làm gì được đối với một kẻ hoảng loạn đang giữ rịt vòi thở dự bị của cô.
Tới bề mặt, Allison trấn tĩnh lại và hiểu rằng cô đã bỏ qua giải áp. Allison cảm thấy sức khỏe của cô có vấn đề. Mary an ủi bạn và kêu tàu lặn ném cho họ chiếc phao dây. Lên tàu, Allison lập tức được thở oxy. Tàu nhanh chóng trở về bờ. Allison qua đêm tại trạm y tế địa phương và không bị tổn thương nào về thể chất.
Thợ lặn nói:
Giống như các cú lặn sai, chuyện này bắt đầu từ
cái “tôi”. Họ là thợ lặn xuất sắc nhưng chưa qua đào tạo trục vớt hàng bằng túi
nâng. Đồng thời họ đã lặn sâu vượt quá giới hạn của họ. Và đối với việc nâng
hàng ở độ sâu này, thợ lặn phải có bình khí dự phòng. Họ cũng không dừng giải
áp (máy tính lặn của Allison tiết lộ rằng cô đã bỏ qua 8 phút dừng giải áp).
Cuối cùng, thiết bị của Maria đã không được bảo trì. Nó đã bị bỏ quên hơn hai năm qua. Và vào tháng trước, cô có thay cụm bạch tuộc(*), nhưng thật không may, cô đã siết tie zip không đủ chặt. Tuy nhiên, ngay cả khi bị hết khí thở, Allison vẫn có những cách khắc phục, nếu như cô không hoảng loạn.
Bài học:
-Cần bảo trì trang thiết
bị theo định kì hàng năm, và bạn luôn
nên kiểm tra an toàn của các bộ phận dường như rất phụ.
-Cần kiểm tra các thiết bị trong vùng nước nông, trước chuyến lặn sâu. Cần tìm hiểu cách sử dụng các thiết bị chuyên ngành, mà ở đây là thiết bị nâng hàng.
-Bỏ cái “tôi” vào trong túi BCD của bạn, vì nó sẽ góp phần đe dọa sự an toàn của bạn.
H: Về khí thở, lặn sâu 40m không phải là cuộc lặn sâu 30m cộng thêm chút ít khí thở nữa.
(*) Xin xem trong Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin này.
Allison và Mary đều ở độ tuổi bốn mươi. Họ thường xuyên chèo thuyền và lặn biển. Cả hai có hàng trăm cú lặn và có sức khỏe tuyệt vời. Bạn bè khâm phục các kỹ năng của họ và khả năng phục hồi sức khoẻ nhanh chóng của họ. Đó là niềm tự hào của họ, và do đó, hai người tin là họ có thể đánh bại được các trở ngại khác.
Hôm đó, cú lặn thứ nhất, hai phụ nữ này lặn ở độ sâu 42 mét. Cú lặn thứ hai, Allison lặn với túi nâng hàng loại 100 pound để trục vớt đống mảnh vụn dưới đáy biển. Do cô chưa từng làm việc với túi nâng hàng nên cô liên tục bị vướng với nó, trong đó hai lần cô suýt bị nó kéo vụt lên bề mặt do không kiểm soát được. Sau ba lần thất bại, tới lần thứ tư, Allison đã phải thở hổn hển khi vật lộn để đưa túi hàng 100 pound đi lên. Cô không còn tâm trí để nhìn đồng hồ khí đang ẩn hiện trong lớp phù sa bị cô khấy đục. Cuối cùng Allison quyết định để cho túi tự đi lên. Cô bơm thật nhiều khí vào túi nâng, và giật mình khi nhìn đồng hồ: bình khí chỉ còn 20 bar, tại độ sâu 38 mét.
Nhận thức sự nguy hiểm, Allison lập tức đi tìm Mary. Đám mây bùn mà cô gây ra đã lắng, cô đã thấy Mary. Cô bơi tới. Mary đưa cô mồm thở(*) dự bị của mình. Do bình khí của Maria không còn nhiều nên cả hai quyết định đi lên. Allison đi lên vội vã, bỏ qua dừng giải áp(*), kéo theo cả Maria. Maria cố kìm bạn lại, nhưng không thể làm gì được đối với một kẻ hoảng loạn đang giữ rịt vòi thở dự bị của cô.
Tới bề mặt, Allison trấn tĩnh lại và hiểu rằng cô đã bỏ qua giải áp. Allison cảm thấy sức khỏe của cô có vấn đề. Mary an ủi bạn và kêu tàu lặn ném cho họ chiếc phao dây. Lên tàu, Allison lập tức được thở oxy. Tàu nhanh chóng trở về bờ. Allison qua đêm tại trạm y tế địa phương và không bị tổn thương nào về thể chất.
Thợ lặn nói:
Giống như các cú lặn sai, chuyện này bắt đầu từ
cái “tôi”. Họ là thợ lặn xuất sắc nhưng chưa qua đào tạo trục vớt hàng bằng túi
nâng. Đồng thời họ đã lặn sâu vượt quá giới hạn của họ. Và đối với việc nâng
hàng ở độ sâu này, thợ lặn phải có bình khí dự phòng. Họ cũng không dừng giải
áp (máy tính lặn của Allison tiết lộ rằng cô đã bỏ qua 8 phút dừng giải áp).Cuối cùng, thiết bị của Maria đã không được bảo trì. Nó đã bị bỏ quên hơn hai năm qua. Và vào tháng trước, cô có thay cụm bạch tuộc(*), nhưng thật không may, cô đã siết tie zip không đủ chặt. Tuy nhiên, ngay cả khi bị hết khí thở, Allison vẫn có những cách khắc phục, nếu như cô không hoảng loạn.
Bài học:

-Cần kiểm tra các thiết bị trong vùng nước nông, trước chuyến lặn sâu. Cần tìm hiểu cách sử dụng các thiết bị chuyên ngành, mà ở đây là thiết bị nâng hàng.
-Bỏ cái “tôi” vào trong túi BCD của bạn, vì nó sẽ góp phần đe dọa sự an toàn của bạn.
H: Về khí thở, lặn sâu 40m không phải là cuộc lặn sâu 30m cộng thêm chút ít khí thở nữa.
(*) Xin xem trong Tự điển Lanbien ở trên cùng bên phải trang tin này.
Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014
Đảo Socotra (Soqutra) – hòn đảo hạnh phúc
“Socotra ” là một từ thuộc ngôn ngữ Sanskrit, ngôn ngữ cổ
Ấn độ, có nghĩa “hòn đảo hạnh phúc”. Socotra
biệt lập với thế giới bên ngoài và có hệ sinh thái mang bản sắc riêng, có những bãi biển
đẹp, thơ mộng và
các hang động đá vôi dài đến 7km.

Khí hậu khô nóng khắc nghiệt đã khiến
hệ thực vật kỳ lạ phát triển mạnh ở hòn đảo này. Hệ động thực vật ở Socotra vô cùng phong phú với hơn 700
loài, và đặc biệt là hơn 1/3 số đó không hề được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác
trên Trái đất. Nhiều loài thực vật ở đây đã có hơn 20 triệu
năm tuổi.
Đầu tiên là giống cây máu rồng (Dragon’s Blood Tree). Đây là nguyên liệu cho rất nhiều loại thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm được dự đoán là sử dụng trong các nghi lễ thời trung cổ. Nhánh cây rất dài, trải rộng như bầu trời đang bao phủ mặt đất. Nhìn từ trên cao xuống sẽ thấy chúng giống những cây nấm khổng lồ. Một loài cây đặc biệt khác là hoa hồng sa mạc (Desert Rose, tên khoa học: Adenium obesium) với phần thân to như chân voi. Loài Dorstenia gigas có thể sinh trưởng mà không cần đất, cát. Rễ của chúng bám trên các ngọn núi đá.
Đầu tiên là giống cây máu rồng (Dragon’s Blood Tree). Đây là nguyên liệu cho rất nhiều loại thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm được dự đoán là sử dụng trong các nghi lễ thời trung cổ. Nhánh cây rất dài, trải rộng như bầu trời đang bao phủ mặt đất. Nhìn từ trên cao xuống sẽ thấy chúng giống những cây nấm khổng lồ. Một loài cây đặc biệt khác là hoa hồng sa mạc (Desert Rose, tên khoa học: Adenium obesium) với phần thân to như chân voi. Loài Dorstenia gigas có thể sinh trưởng mà không cần đất, cát. Rễ của chúng bám trên các ngọn núi đá.
Socotra là thiên đường của hơn 140
loài chim, 10 trong số đó là loài đặc hữu của đảo, nghĩa là bạn sẽ không tìm
thấy chúng ở bất cứ nơi nào khác, gồm chim chích Socotra độc đáo, chim sáo đá,
chim sẻ, chim cốc… được phát hiện tại nơi đây.
Tháng 7 năm 2008,Socotra đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên
thế giới vì vẻ đẹp độc đáo, hoang sơ chưa bị con người tác động.
Các hình ảnh về Socotra.
Tháng 7 năm 2008,
Các hình ảnh về Socotra.
Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014
Kỹ năng là gì
(Bài
của anh Bùi Trọng Giao, trích đăng)
(NST có sửa một chút - không ảnh hưởng tới nội dung)
(NST có sửa một chút - không ảnh hưởng tới nội dung)
Kỹ năng, ví dụ như kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên
môn, kỹ năng lặn scuba (NST thêm), … là gì?
Có
nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ
góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết
chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến
thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một
nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ
ràng.
Kỹ năng là năng lực hay khả năng
của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu
biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Cần thiết phải phân biệt kỹ năng với một số thứ có vẻ
giống kỹ năng:
1. Sự khác nhau giữa kỹ năng và phản xạ: Phản xạ là
phản ứng của cơ thể với môi trường. Phản xạ mang tính thụ động. Kỹ năng ngược
lại là phản ứng có ý thức và hoàn toàn mang tính chủ động. Ví dụ: Cùng là đám
cháy, nếu theo phản xạ thì con người có xu hướng bỏ chạy khỏi đám cháy, nhưng
nếu là lính chữa cháy (đã được rèn luyện kỹ năng đấu tranh với lửa) thì anh ta
lại chạy lại đám cháy và dùng các kỹ năng dập lửa.
2. Sự khác nhau giữa kỹ năng và thói quen: Hầu hết các
thói quen hình thành một cách vô thức và khó kiểm soát. Trong khi đó kỹ năng
được hình thành một cách có ý thức do quá trình luyện tập.
3. Thói quen rất khác với kiến thức. Thậm chí có một
số người còn nhầm lẫn kiến thức là kỹ năng cứng. Vậy đâu là khác biệt. Kiến
thức là biết, là hiểu nhưng chưa làm, thậm chí không làm. Trong khi đó kỹ năng
lại là hành động thuần thục trên nền tảng kiến thức. Vì không tác động vào thực
tại khách quan nên kiến thức thường ít tạo ra những thành quả cụ thể cho cuộc
đời. Nhiều giáo viên suốt đời dậy về lý thuyết kinh tế và không tham gia làm
kinh doanh, nên cho dù họ có hiểu rõ về nguyên lý của thị trường đến mấy nhưng
bản thân họ cũng không làm ra nhiều tiền. Nhiều học giả cho rằng chỉ kiến thức
thì chưa phải là sức mạnh, mà phải sử dụng kiến thức mới là sức mạnh. Nói một
cách khác kỹ năng chính là sức mạnh.
Phân
loại kỹ năng:
Có
nhiều cách phân loại kỹ năng khác nhau. Xin nêu ra một số cách điển hình.
- Nếu
xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năng
sống và kỹ năng làm việc.
- Nếu
xét theo liên đới chuyên môn: Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp.
- Theo
tính hữu ích cộng đồng: Hữu ích và phản lợi ích xã hội.
Cần
nói thêm rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống cũng chỉ là một nhóm kỹ năng với tên
gọi khác nhau.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng kỹ
năng mềm hay kỹ năng sống là những nhóm kỹ năng thiết yếu giúp cho chủ thể tồn
tại và thăng hoa trong cuộc sống. Đã nhiều lần chúng tôi thử lý giải tại sao lại gọi kỹ
năng sống là kỹ năng “mềm”.
Trước
hết cũng có thể đây là nhóm kỹ năng mang tính linh hoạt, cơ động và một số quốc
gia không bắt buộc mọi người phải học những kỹ năng này. Cũng có thể đây là góc
nhìn và thuật ngữ của những người quản trị sản xuất trước đây, họ cho rằng chỉ
có cái gì liên quan đến máy móc thiết bị mới là “cứng” còn phần còn lại là
“mềm”. Một giả thiết khác là cách gọi của dân công nghệ thông tin khi mà mọi
chuyện thường được qui ra “phần cứng” và “phần mềm”.
Cá
nhân tôi thì cho rằng cách gọi như trên đã
gây nhiều thất thiệt cho một nhóm kỹ năng quan trọng như “kỹ năng sống”. Nếu
gọi đó là kỹ năng “mềm” thì nhiều người sẽ cho rằng đó những thứ không cần
thiết, có cũng được mà không cũng không sao. Với một khoảng thời gian dài thì
quan niệm này sẽ tác động lên cả hệ thống giáo dục chứ không còn là chuyện nhỏ
của mỗi cá nhân nữa. Một khi không coi trọng, không dành sự quan tâm đúng mức,
không đầu tư thích đáng, không tìm tòi thực sự, không nghiên cứu và học hỏi đến
nơi đến chốn thì không thể sở hữu “kỹ năng sống” một cách đầy đủ. Và hậu quả
của nó là mỗi cá nhân dễ trở thành những con người lệch lạc, thiếu hoàn thiện
và cuộc sống bị bấp bênh và chất lượng sống không cao. Nên chăng đã đến lúc
thống nhất lại cách gọi cho “kỹ năng sống”. (Chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về các kỹ
năng sống và vị trí của nó trong ngành giáo dục).
Kỹ năng
được hình thành ra sao?
Bất
cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều
phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, cách luyện
tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó. Dù hình thành nhanh hay chậm thì kỹ
năng cũng đều trải qua những bước sau đây:
- Hình thành mục đích. Lúc này thường thì chủ thể tự
mình trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó
tôi có lợi gì?”…
- Lên kế hoạch để có kỹ năng đó. Thường cũng là tự làm. Cũng có những kế hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”.
- Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó. Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từ trường và từ thày của mình.
- Luyện tập kỹ năng. Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thày hoặc tự mình luyện tập.
- Ứng dụng và hiệu chỉnh. Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng của chúng ta. Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình.
- Lên kế hoạch để có kỹ năng đó. Thường cũng là tự làm. Cũng có những kế hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”.
- Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó. Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức này chúng ta được học từ trường và từ thày của mình.
- Luyện tập kỹ năng. Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện với thày hoặc tự mình luyện tập.
- Ứng dụng và hiệu chỉnh. Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta phải ứng dụng nó trong cuộc sống và công việc. Công việc và cuộc sống thì biến động không ngừng nên việc hiệu chỉnh là quá trình diễn ra thường xuyên nhằm hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng của chúng ta. Một khi bạn hoàn thiện kỹ năng thì cũng có nghĩa là bạn đang hoàn thiện bản thân mình.
Nếu tôi
là một người trẻ tôi sẽ làm gì?
Sau
khi đã hiểu được kỹ năng là gì và cần làm gì để có kỹ năng, tôi sẽ xây dựng cho
mình những mục tiêu cụ thể trong đó phải có những nhóm kỹ năng mà tôi muốn sở
hữu. Tôi sẽ tuân thủ các bước để cập nhật các kỹ năng mục tiêu quan trọng đó.
Khi hiểu đúng về kỹ năng, học đúng kỹ năng và sống với
những kỹ năng thuần thục và chuyên nghiệp, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ tuyệt
vời hơn rất nhiều. Tôi mong ước có nhiều bạn trẻ được tiếp xúc với những thông
tin này và có nhiều người gửi thư và gọi điện cho chúng tôi để tham vấn, trao
đổi và tranh luận cùng chúng tôi. Chỉ khi đó chúng ta mới vui và hiểu ra rằng
kỹ năng thật sự là vấn đề quan trọng của ngày hôm nay và vẫn còn là vấn đề nóng
bỏng của tương lai, phải không các bạn?
Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014
Tàu ngầm của ông Phan Bội Trân
(Theo CAND.com.vn,
trích đăng)
Khi nghe ông sẽ chế tạo tàu ngầm, thực sự tôi (phóng viên) không tin, thậm chí cho là ông bị ảo tưởng, thần kinh có vấn đề, hay đại loại thế. “Đặc trưng” của người Việt mình là khi đứng trước một công việc mới mẻ phức tạp nào đó, thường có xu hướng sợ không làm được, “cái đó sao mà làm được”. Vì thế khi biết ông chế tạo tàu ngầm thì không một ai tin. Họ nói ông bị hoang tưởng. Tuy nhiên, khi ghé nhà ông, điều gây ấn tượng với tôi là căn nhà của ông là một công xưởng với rất nhiều thiết bị, dụng cụ, bản vẽ, chi tiết máy.
Rồi một hôm, tôi được biết ông đã thử nghiệm thành công chiếc tàu ngầm do ông thiết kế và chế tạo.
… Tôi không tin vào mắt mình. Con tàu dài 3,2 mét, ngang 1 mét, cao 1,5 mét, nặng gần 1 tấn, chở 1 người. Vỏ tàu bằng vật liệu nhựa kỹ thuật, lặn sâu tối đa 30m, tốc độ tối đa 15 knot (NST cho là 15 km/h – cũng chỉ vì từ suy nghĩ “tốc độ đó làm sao mà đạt được”). Phiên bản tiếp theo chở 2 người, dài 6m, ngang 1,5m. Vật liệu, linh kiện hầu hết là trong nước. Nhiều chi tiết của tàu chưa tinh xảo như những tàu ngầm tôi thấy trên màn ảnh nhỏ, nhưng nó đầy đủ các chức năng cơ bản của một chiếc tàu ngầm. Tàu có bánh lái trước, sau, có cánh lái lên/xuống. Có kính tiềm vọng, có snorkel (ống thở) hút khí trời, có thiết bị khí nén dùng khi tàu lặn.
Chỉ trang bị động cơ điện, tạm thời ông muốn thử nghiệm khả năng cơ động, lặn xuống, nổi lên của tàu. Thiết bị đổi điện sẽ đổi điện accu một chiều thành điện ba pha xoay chiều. Để tăng/giảm tốc độ, ông không chủ trương tăng/giảm điện áp, mà thay đổi tần số dòng – nhằm giảm thiểu tổn hao điện accu. Ông nói phiên bản sau sẽ thêm động cơ diesel với snorkel tương thích. Ở mẫu này, cửa vào ở phía dưới, với phiên bản sau sẽ có thêm cửa trên. Cửa dưới tiện lợi ở chỗ, là khi mở/đóng, nước không tràn vào tàu (nguyên lí quả chuông úp). Khi dừng ở dưới biển, thợ lặn có thể ra chui ra/vào tàu được, mà không cần khoang trung chuyển.
Ông nói lần thử thứ nhất chưa thành công lắm, ví dụ khả năng dừng cấp tốc và khả năng vào “cua gắt” chưa đạt như mong muốn. Buổi thử nghiệm lần sau ở hồ bơi của Trường kỹ thuật Hải quân đã thành công.
Ngồi gần cả ngày nghe ông kể chuyện mới thấy được sự đam mê của ông. Ông nói: “Tôi thấy mình như có món nợ tinh thần với đất nước vì tôi thấy rằng mình có khả năng để làm điều gì đó cho đất nước, nhất là mong muốn làm sao để góp phần chế tạo ra những sản phẩm công nghệ phục vụ cho lực lượng hải quân để cứu hộ và nhiều mục đích khác nữa”.
Nói thêm: Sau đó, ông đã điều chỉnh thiết kế và đã cho ra đời các mẫu tàu hoàn chỉnh. Hiện ông đã được một công ty Mã lai mua các tàu này và đã đặt hàng sản xuất với số lượng khá lớn, để phục vụ du lịch biển của Mã lai.
Ông Phan Bội Trân (tức Phan Bội An), sống tại Tp.Hồ Chí Minh, 62 tuổi (tại thời điểm viết bài). Cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cha của ông tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam.
Ông tốt nghiệp ngành hóa học tại Đức năm 1974, sau đó học ngành hóa học tại Pháp, chuyên ngành composite và nhựa kỹ thuật. Tốt nghiệp năm 1978, ông ở lại làm việc cho các hãng chuyên về tàu ngầm và vỏ trực thăng. Năm 1988, nhận lời mời của Đại sứ quán Libya tại Pháp, ông sang nước này hỗ trợ cho họ về bản vẽ, kỹ thuật đúc vỏ tàu ngầm. Về nước năm 1996. Năm 2006 ông lập công ty thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em.
Khi nghe ông sẽ chế tạo tàu ngầm, thực sự tôi (phóng viên) không tin, thậm chí cho là ông bị ảo tưởng, thần kinh có vấn đề, hay đại loại thế. “Đặc trưng” của người Việt mình là khi đứng trước một công việc mới mẻ phức tạp nào đó, thường có xu hướng sợ không làm được, “cái đó sao mà làm được”. Vì thế khi biết ông chế tạo tàu ngầm thì không một ai tin. Họ nói ông bị hoang tưởng. Tuy nhiên, khi ghé nhà ông, điều gây ấn tượng với tôi là căn nhà của ông là một công xưởng với rất nhiều thiết bị, dụng cụ, bản vẽ, chi tiết máy.
Rồi một hôm, tôi được biết ông đã thử nghiệm thành công chiếc tàu ngầm do ông thiết kế và chế tạo.
… Tôi không tin vào mắt mình. Con tàu dài 3,2 mét, ngang 1 mét, cao 1,5 mét, nặng gần 1 tấn, chở 1 người. Vỏ tàu bằng vật liệu nhựa kỹ thuật, lặn sâu tối đa 30m, tốc độ tối đa 15 knot (NST cho là 15 km/h – cũng chỉ vì từ suy nghĩ “tốc độ đó làm sao mà đạt được”). Phiên bản tiếp theo chở 2 người, dài 6m, ngang 1,5m. Vật liệu, linh kiện hầu hết là trong nước. Nhiều chi tiết của tàu chưa tinh xảo như những tàu ngầm tôi thấy trên màn ảnh nhỏ, nhưng nó đầy đủ các chức năng cơ bản của một chiếc tàu ngầm. Tàu có bánh lái trước, sau, có cánh lái lên/xuống. Có kính tiềm vọng, có snorkel (ống thở) hút khí trời, có thiết bị khí nén dùng khi tàu lặn.
Chỉ trang bị động cơ điện, tạm thời ông muốn thử nghiệm khả năng cơ động, lặn xuống, nổi lên của tàu. Thiết bị đổi điện sẽ đổi điện accu một chiều thành điện ba pha xoay chiều. Để tăng/giảm tốc độ, ông không chủ trương tăng/giảm điện áp, mà thay đổi tần số dòng – nhằm giảm thiểu tổn hao điện accu. Ông nói phiên bản sau sẽ thêm động cơ diesel với snorkel tương thích. Ở mẫu này, cửa vào ở phía dưới, với phiên bản sau sẽ có thêm cửa trên. Cửa dưới tiện lợi ở chỗ, là khi mở/đóng, nước không tràn vào tàu (nguyên lí quả chuông úp). Khi dừng ở dưới biển, thợ lặn có thể ra chui ra/vào tàu được, mà không cần khoang trung chuyển.
Ông nói lần thử thứ nhất chưa thành công lắm, ví dụ khả năng dừng cấp tốc và khả năng vào “cua gắt” chưa đạt như mong muốn. Buổi thử nghiệm lần sau ở hồ bơi của Trường kỹ thuật Hải quân đã thành công.
Ngồi gần cả ngày nghe ông kể chuyện mới thấy được sự đam mê của ông. Ông nói: “Tôi thấy mình như có món nợ tinh thần với đất nước vì tôi thấy rằng mình có khả năng để làm điều gì đó cho đất nước, nhất là mong muốn làm sao để góp phần chế tạo ra những sản phẩm công nghệ phục vụ cho lực lượng hải quân để cứu hộ và nhiều mục đích khác nữa”.
Nói thêm: Sau đó, ông đã điều chỉnh thiết kế và đã cho ra đời các mẫu tàu hoàn chỉnh. Hiện ông đã được một công ty Mã lai mua các tàu này và đã đặt hàng sản xuất với số lượng khá lớn, để phục vụ du lịch biển của Mã lai.
Ông Phan Bội Trân (tức Phan Bội An), sống tại Tp.Hồ Chí Minh, 62 tuổi (tại thời điểm viết bài). Cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cha của ông tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam.
Ông tốt nghiệp ngành hóa học tại Đức năm 1974, sau đó học ngành hóa học tại Pháp, chuyên ngành composite và nhựa kỹ thuật. Tốt nghiệp năm 1978, ông ở lại làm việc cho các hãng chuyên về tàu ngầm và vỏ trực thăng. Năm 1988, nhận lời mời của Đại sứ quán Libya tại Pháp, ông sang nước này hỗ trợ cho họ về bản vẽ, kỹ thuật đúc vỏ tàu ngầm. Về nước năm 1996. Năm 2006 ông lập công ty thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em.
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
Những sai lầm phổ biến nhất trong động tác đạp chân của bơi ếch
(Bài trên swimmingworldmagazine.com,
trích dịch)

1. Khi bắt đầu đạp chân (kich), 2 bàn chân bị lệch nhau (hình 5: chân xa chân gần) – sai.
2. Khi bắt đầu đạp chân, 2 đầu gối gần nhau quá (hình 6: khoảng cách 2 đầu gối hẹp hơn so với độ rộng hông) – sai.
3. Trong quá trình đạp chân, chân có xu hướng cùng một tốc độ (tức lực phân bổ đều trong suốt hành trình kich) – sai, chứ không phải càng ngày càng tăng tốc (tức tăng dần lực đạp), đồng thời lực phải di chuyển từ đùi ra bàn chân.
3.bis. Trong quá trình đạp chân, 2 bàn chân không vuông góc với cẳng chân, mà xuôi về phía sau, làm 2 bàn chân bị trượt trong nước– sai (sẽ không tạo phản lực đẩy cơ thể tiến lên).
4. Khi rút chân về, bạn co đầu gối về phía bụng (hình 7: đùi vuông góc với dòng chảy và trở thành vật cản nước rất lớn) – sai, chứ không phải là gập cẳng chân về phía mông.
5. Kết thúc động tác rút chân về, 2 bàn chân chập lại với nhau ở phía sau mông (hình 8) – sai, thay vì mỗi bàn chân ở một bên cạnh mông.
4. Khi rút chân về, bạn co đầu gối về phía bụng (hình 7: đùi vuông góc với dòng chảy và trở thành vật cản nước rất lớn) – sai, chứ không phải là gập cẳng chân về phía mông.
5. Kết thúc động tác rút chân về, 2 bàn chân chập lại với nhau ở phía sau mông (hình 8) – sai, thay vì mỗi bàn chân ở một bên cạnh mông.
6. Đối với những người có cổ chân không linh hoạt thì bắt họ làm động tác kéo gót chân về mông là vô ích, bởi vì họ chỉ có thể đạp chân trong nửa sau của kick back (hình 9). Do vậy họ không thể tiến bộ được.
7. Khi đạp chân thì chân lại mở ra quá rộng (hình 10: kich ra ngoài, tức kich sang hai bên) – sai, thay vì đạp chếch về về phía sau (đạp chếch về phía sau chứ không phải đạp thẳng về phía sau).
8. Khi đạp chân thì chân lại đạp xuống quá sâu (hình 11), tức góc đạp chân (so với mặt nước tĩnh) quá lớn - sai.
9. Khi kết thúc đạp chân, 2 chân và 2 bàn chân khép lại với nhau quá chậm – sai.
Tất nhiên, dù sao đi nữa thì đùi vẫn gây ra sự cản nước, nhất là khi bắt đầu vào kich và phục hồi kich (hình 15 và 16), nhưng đó là một trong những thuộc tính không may mắn của kỹ thuật bơi ếch mà cho tới nay vẫn chưa giải quyết được.
7. Khi đạp chân thì chân lại mở ra quá rộng (hình 10: kich ra ngoài, tức kich sang hai bên) – sai, thay vì đạp chếch về về phía sau (đạp chếch về phía sau chứ không phải đạp thẳng về phía sau).
8. Khi đạp chân thì chân lại đạp xuống quá sâu (hình 11), tức góc đạp chân (so với mặt nước tĩnh) quá lớn - sai.
9. Khi kết thúc đạp chân, 2 chân và 2 bàn chân khép lại với nhau quá chậm – sai.
10. Khi kết thúc đạp chân, 2 chân và 2 bàn chân không khép lại với nhau một cách hoàn toàn (hình 12) – sai.
11. Khi kich xong, toàn bộ 2 chân không ở vị trí xuôi dòng chảy (hình 13: hai chân bị chìm) – sai, mà lẽ ra chúng phải duỗi song song với mặt nước tĩnh.
12. Khi kich xong, 2 bàn chân vẫn vuông góc với cẳng chân – sai, mà lẽ ra 2 bàn chân phải ở vị trí xuôi dòng chảy (hình 14).
11. Khi kich xong, toàn bộ 2 chân không ở vị trí xuôi dòng chảy (hình 13: hai chân bị chìm) – sai, mà lẽ ra chúng phải duỗi song song với mặt nước tĩnh.
12. Khi kich xong, 2 bàn chân vẫn vuông góc với cẳng chân – sai, mà lẽ ra 2 bàn chân phải ở vị trí xuôi dòng chảy (hình 14).
Trong những sai lầm thì sai lầm ấn tượng nhất là co đầu gối về bụng. Mục tiêu của chúng ta là giữa trục cơ thể và đùi phải hình thành một góc càng rộng càng tốt. Chúng tôi muốn bạn kéo chân về mông trong quá trình gập đầu gối.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014
Mười thủ thuật lặn đêm
(Bài trên scubadiving.com,
trích dịch).
1. Gần và nông
Lặn đêm rất đặc biệt bởi ngay khi lặn ở nơi
quen thuộc, bạn vẫn thấy khác với khi lặn ngày. Khi lặn ban ngày, bạn quan sát
được xa. Vào ban đêm, bạn chỉ nhìn thấy những chỗ được chiếu sáng. Điều này
buộc bạn phải đi chậm và tập trung vào chỗ đó. Khi đưa khách đi lặn đêm, tôi
luôn nói với họ rằng không cần phải đi xa tàu. Tầm nhìn của bạn bị giới hạn bởi
ánh sáng đèn. Có quá nhiều thứ để xem vào ban đêm, nên không cần phải đi xa.
Lặn đêm không cần lặn sâu, như vậy bạn sẽ có nhiều thời gian để đi chậm và quan sát, cảnh vật đêm sinh động hơn rất nhiều so với ban ngày. Nếu bạn lặn ban ngày dưới 66 feet nước, ánh sáng mặt trời bị lấy cắp đi những màu sắc. Nhưng lặn đêm, do đèn của bạn không chiếu xa hơn 5 – 10 feet, vì vậy nước không lấy đi bất kỳ phổ ánh sáng nào.
Bạn cần một đèn chính và một dự phòng. Đèn chính
lớn hơn và sáng hơn. Sáng hơn tới cỡ nào? Tùy vào sự lựa chọn của bạn, có thể
khác nhau tùy thuộc vào độ trong của nước. Khi chọn, bạn hãy thử sao cho phù
hợp với sở thích cá nhân của bạn.
Đèn dự phòng nên đủ nhỏ để bỏ được vào túi BCD(*) nhưng đủ sáng để giúp bạn tìm đường trở về. Hầu hết các đèn nhỏ có hình dạng giống như đèn pin truyền thống. Hãy nhớ rằng, nếu đèn chính hư và bạn chuyển sang đèn dự phòng, thì đó là thời điểm kết thúc cuộc lặn.
Đèn lặn có dây đeo vào cổ tay hoặc cột vào BCD. Đó là cách rẻ tiền để chống bị mất đèn. Hầu hết các đèn và các vật nổi tiêu cực khi bị rơi sẽ có thể ra đi mãi mãi.
Nhiều thợ lặn có băng phát quang hay đèn đánh dấu gắn vào chai khí. Điều này cho phép trưởng toán tìm họ dễ dàng, ngay cả khi họ bị tách xa nhóm.
4. Nhớ các tín hiệu
Có một khía cạnh phức tạp hơn lặn ngày, đó là truyền tin. Trước khi lặn, bạn hãy chọn những bạn lặn thích hợp vào nhóm, và nhóm lặn nên ôn lại các tín hiệu tay.
Dưới nước bạn có hai lựa chọn: Một là chiếu đèn vào bàn tay bạn để bạn lặn nhìn thấy những gì bạn đang ra kí hiệu. Hai là ra tín hiệu bằng ánh sáng đèn: Bạn ra tín hiệu “Có” hoặc “Không” bằng cách di chuyển ánh đèn thành một vòng tròn hoặc lên-xuống, hoặc sang hai bên. Bạn có thể kêu gọi sự chú ý của bạn lặn bằng cách quay đèn thành vòng tròn, hoặc chiếu ánh đèn ra xa rồi kéo về phía bạn. Nếu bạn đã hội ý trước với nhóm lặn, bạn lặn sẽ biết những gì bạn nói.
Nếu bạn bị tách khỏi nhóm, bạn hãy quay đèn thành vòng tròn. Khi nổi lên, nếu bạn bị xa tàu lặn, bạn chiếu đèn về tàu cho đến khi tàu nhìn thấy bạn, sau đó chiếu xuống đầu bạn để tàu bè qua lại thấy rõ bạn.
Bạn có lúc không cần sử dụng hết công suất của đèn. Một số đèn có thêm chế độ sáng mờ. Bạn kiểm tra chế độ ánh sáng mờ bằng cách chiếu đèn lên ngón tay của bạn. Bạn sẽ dùng chế độ mờ khi đang di chuyển và không cần quan sát sinh vật biển.
Một điều độc đáo khi lặn đêm ở biển là sự phát quang sinh học. Một số loại phiêu sinh vật đơn bào phát ra ánh sáng, hoặc khi chân nhái đá nước, hoặc một làn sóng do bàn tay của bạn gây ra có thể tạo vệt sáng dưới đáy biển. Bạn chớ bỏ lỡ các hiển thị trong bóng tối.
7. Trinh sát.
Trước
khi lặn đêm, bạn nên lặn trước ở đó vào ban ngày. Điều này cho phép bạn tìm
hiểu địa hình và có được sự thoải mái. Khi lặn đêm với học trò, chúng tôi luôn lặn
trước tại điểm đó trong ngày. Tôi chỉ cho học trò một số cái đáng quan tâm, để
tới khi lặn đêm, họ thấy được sự khác biệt giữa ngày và đêm.
8. Đường về nhà.
Lặn đêm từ bờ: bạn nên đặt đèn hiệu trên bãi
biển. Sẽ là ý tưởng tốt nếu bạn có hai đèn gần nhau tại điểm xuất nhập cảnh.
Lặn đêm từ tàu: tàu cần được đánh dấu bằng đèn nhấp nháy. Khi nổi lên bề mặt, bạn chiếu đèn vào đầu bạn và theo dõi để tránh va chạm với tàu thuyền qua lại.
9. Thư giãn: Quan trọng nhất là thư
giãn. Bỗng dưng bạn có chút lo lắng khi bước vào khoảng không gian đen tối của
đại dương. Khi vượt qua được lo lắng, bạn sẽ có một chuyến khám phá thú vị và
hình thành những ký ức mới mẻ.
10. Hãy thưởng thức: Vào lúc hoàng hôn, các sinh vật biển xuất hiện nhiều
hơn, rạn san hô sẽ thay đổi trạng thái. Chúng đang “đổi ca” giữa ngày và đêm. Ban
đêm các rạn san hô tích cực quơ cào kiếm mồi. Cá vẹt quấn mình trong tấm chăn
chất nhờn. Triggerfish dựng lên các gai lưng. Các sinh vật phát quang. Surgeonfish, cá mú sinh đẻ. Trong bóng tối, san
hô và Gorgonians xòe cánh, với các khối u và xúc tu có độc. Cua, tôm hùm, nhím rời
nơi ẩn nấp để khiếm mồi và giao phối. Bạch tuộc và cá ngựa trở nên năng động
hơn. Khi bình minh
tới, cuộc sống dưới biển sẽ đảo ngược. Cá mú trở về hang, cá vẹt đi ngủ. San hô
chuẩn bị hứng ánh mặt trời.
H: Biển cả mênh mông.
1. Gần và nông
Lặn đêm rất đặc biệt bởi ngay khi lặn ở nơi
quen thuộc, bạn vẫn thấy khác với khi lặn ngày. Khi lặn ban ngày, bạn quan sát
được xa. Vào ban đêm, bạn chỉ nhìn thấy những chỗ được chiếu sáng. Điều này
buộc bạn phải đi chậm và tập trung vào chỗ đó. Khi đưa khách đi lặn đêm, tôi
luôn nói với họ rằng không cần phải đi xa tàu. Tầm nhìn của bạn bị giới hạn bởi
ánh sáng đèn. Có quá nhiều thứ để xem vào ban đêm, nên không cần phải đi xa. Lặn đêm không cần lặn sâu, như vậy bạn sẽ có nhiều thời gian để đi chậm và quan sát, cảnh vật đêm sinh động hơn rất nhiều so với ban ngày. Nếu bạn lặn ban ngày dưới 66 feet nước, ánh sáng mặt trời bị lấy cắp đi những màu sắc. Nhưng lặn đêm, do đèn của bạn không chiếu xa hơn 5 – 10 feet, vì vậy nước không lấy đi bất kỳ phổ ánh sáng nào.
2. Xác định lại thuật ngữ “ban đêm”: Khi mặt trời xuống thấp, rất ít ánh sáng thâm nhập được vào nước. Trong lòng nước sẽ khá tối ngay cả khi vẫn còn một số lượng hợp lý ánh sáng mặt trời rọi ở bề mặt. Lặn lúc hoàng hôn là một cách tốt để bắt đầu sự nghiệp lặn đêm của bạn.
3. Đèn
Bạn cần một đèn chính và một dự phòng. Đèn chính
lớn hơn và sáng hơn. Sáng hơn tới cỡ nào? Tùy vào sự lựa chọn của bạn, có thể
khác nhau tùy thuộc vào độ trong của nước. Khi chọn, bạn hãy thử sao cho phù
hợp với sở thích cá nhân của bạn. Đèn dự phòng nên đủ nhỏ để bỏ được vào túi BCD(*) nhưng đủ sáng để giúp bạn tìm đường trở về. Hầu hết các đèn nhỏ có hình dạng giống như đèn pin truyền thống. Hãy nhớ rằng, nếu đèn chính hư và bạn chuyển sang đèn dự phòng, thì đó là thời điểm kết thúc cuộc lặn.
Đèn lặn có dây đeo vào cổ tay hoặc cột vào BCD. Đó là cách rẻ tiền để chống bị mất đèn. Hầu hết các đèn và các vật nổi tiêu cực khi bị rơi sẽ có thể ra đi mãi mãi.
Nhiều thợ lặn có băng phát quang hay đèn đánh dấu gắn vào chai khí. Điều này cho phép trưởng toán tìm họ dễ dàng, ngay cả khi họ bị tách xa nhóm.
4. Nhớ các tín hiệu
Có một khía cạnh phức tạp hơn lặn ngày, đó là truyền tin. Trước khi lặn, bạn hãy chọn những bạn lặn thích hợp vào nhóm, và nhóm lặn nên ôn lại các tín hiệu tay.
Dưới nước bạn có hai lựa chọn: Một là chiếu đèn vào bàn tay bạn để bạn lặn nhìn thấy những gì bạn đang ra kí hiệu. Hai là ra tín hiệu bằng ánh sáng đèn: Bạn ra tín hiệu “Có” hoặc “Không” bằng cách di chuyển ánh đèn thành một vòng tròn hoặc lên-xuống, hoặc sang hai bên. Bạn có thể kêu gọi sự chú ý của bạn lặn bằng cách quay đèn thành vòng tròn, hoặc chiếu ánh đèn ra xa rồi kéo về phía bạn. Nếu bạn đã hội ý trước với nhóm lặn, bạn lặn sẽ biết những gì bạn nói.
Nếu bạn bị tách khỏi nhóm, bạn hãy quay đèn thành vòng tròn. Khi nổi lên, nếu bạn bị xa tàu lặn, bạn chiếu đèn về tàu cho đến khi tàu nhìn thấy bạn, sau đó chiếu xuống đầu bạn để tàu bè qua lại thấy rõ bạn.
5. Mắt: Không được chiếu đèn vào mặt bạn lặn – sẽ làm mất khả năng điều tiết của mắt bạn lặn trong khoảng khắc (bị mù tạm thời).
6. Giảm độ sáng
đèn
Thợ lặn đêm có xu hướng sắm đèn thật lớn và
bám vào nó như một thiết bị an ninh. Khi bạn có kinh nghiệm lặn đêm, bạn sẽ
thấy đèn nhỏ là tốt, nhất là ở vùng nước trong. Ánh đèn của thợ lặn khác, của
tàu và mặt trăng có thể cung cấp thêm ánh sáng xung quanh bạn. Bạn có lúc không cần sử dụng hết công suất của đèn. Một số đèn có thêm chế độ sáng mờ. Bạn kiểm tra chế độ ánh sáng mờ bằng cách chiếu đèn lên ngón tay của bạn. Bạn sẽ dùng chế độ mờ khi đang di chuyển và không cần quan sát sinh vật biển.
Một điều độc đáo khi lặn đêm ở biển là sự phát quang sinh học. Một số loại phiêu sinh vật đơn bào phát ra ánh sáng, hoặc khi chân nhái đá nước, hoặc một làn sóng do bàn tay của bạn gây ra có thể tạo vệt sáng dưới đáy biển. Bạn chớ bỏ lỡ các hiển thị trong bóng tối.
7. Trinh sát.
Trước
khi lặn đêm, bạn nên lặn trước ở đó vào ban ngày. Điều này cho phép bạn tìm
hiểu địa hình và có được sự thoải mái. Khi lặn đêm với học trò, chúng tôi luôn lặn
trước tại điểm đó trong ngày. Tôi chỉ cho học trò một số cái đáng quan tâm, để
tới khi lặn đêm, họ thấy được sự khác biệt giữa ngày và đêm.
8. Đường về nhà.
Lặn đêm từ bờ: bạn nên đặt đèn hiệu trên bãi
biển. Sẽ là ý tưởng tốt nếu bạn có hai đèn gần nhau tại điểm xuất nhập cảnh. Lặn đêm từ tàu: tàu cần được đánh dấu bằng đèn nhấp nháy. Khi nổi lên bề mặt, bạn chiếu đèn vào đầu bạn và theo dõi để tránh va chạm với tàu thuyền qua lại.
9. Thư giãn: Quan trọng nhất là thư
giãn. Bỗng dưng bạn có chút lo lắng khi bước vào khoảng không gian đen tối của
đại dương. Khi vượt qua được lo lắng, bạn sẽ có một chuyến khám phá thú vị và
hình thành những ký ức mới mẻ.
H: Biển cả mênh mông.
Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014
Cầu đá tự nhiên ở đảo Eleuthera, Bahamas, Caribbean
(vnexpress, trích đăng)

Eleuthera là một trong các đảo của quốc gia
Nó là một trong những nơi tuyệt vời nhất để nhìn ngắm
hai biển liền kề là Glass Window Bridge
– cây cầu nối liền thị trấn Gregory với khu Lower Bogue
ở điểm hẹp nhất của đảo. Đây cũng là điểm du khách ghé thăm nhiều nhất khi đến
Eleuthera. Tại đây, du khách tận mắt thấy
và so sánh hai màu xanh khác biệt của Đại Tây Dương và Caribbean .
Dưới chân cầu là dải đá thấp như một thanh chắn hờ hững chia cắt hai biển.
Nhiều thế kỷ trước,
đã từng có một cây cầu đá tự nhiên nối liền bờ Bắc và Nam đảo
Eleuthera. Đến những năm 1940, bão đã làm vỡ kết cấu đá và cây cầu bê tông
Glass Window đã được xây thay thế.
Nhiều thập kỷ qua đi, cầu Glass Window thường xuyên
được bảo dưỡng và sửa chữa. Trận bão năm 1992 đã gây ra tổn hại đến cây cầu
khiến giao thông bị ngăn trở. Tiếp theo là cơn bão Floyd năm 1999 đã phá hủy
gần như toàn bộ Glass Window và phải mất nhiều tháng mới có thể thông xe trên
xa lộ Queen. Bề mặt địa lý của Eleuthera cũng bị tbiến dạng từ đó. Các công
nhân làm đường trên đảo luôn phải bận rộn với việc gia cố phần đường và cầu bởi
tác động của sự ăn mòn từ sóng biển.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014
Bài học sau khi bơi qua vịnh Chesapeake
(sưu tầm, trích dịch)
Sáu năm trước, vào một buổi bình minh tháng Sáu, tôi đứng bên bờ vịnh
Chesapeake .
Trời hôm đó nhiều mây làm tôi lo lắng nghĩ rằng tôi sẽ bị cuốn trôi ra ngoài
vịnh và bị sóng quật nhồi. Bờ bên kia xa thẳm và không thể nhìn thấy nó. Nước sâu thẳm, đen ngòm, đầy đe
dọa và chắc chắn đầy sứa cùng các động vật biển to hơn cả tôi. Tôi sợ. Nhưng hôm nay tôi đã sẵn sàng. Tiếng súng báo hiệu xuất phát vang
lên, tôi lao xuống nước cùng 300 vận động viên, bắt đầu cuộc hành trình bốn dặm rưỡi qua phía bờ bên kia.
Bơi vùng nước mở – không giống như chuyện bạn bị kích động tới mức
làm bạn phải lập tức từ bỏ công việc để tham gia, ví dụ đi nhảy băng-gi, hoặc
bay đến La Vegas để làm lễ kết hôn – đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất chu đáo. Bơi là một môn thể thao “nguyên
tố”. Bạn không cần mặc bộ đồ bơi lycra nylon. Bạn không cần đi giày và các trang
bị như ở những môn khác – trang bị cho bơi lội rất đơn giản – nhưng bơi vùng
nước mở lại là việc bạn phải hoạt động trong một môi trường không an toàn.
Quyết định đi bơi vào ngày hôm đó là quyết định cuối cùng của tôi trong
một loạt gần như vô tận các quyết định mà tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi muốn
thực hiện. Khi tôi nói với mẹ tôi về việc tôi sẽ đi bơi đua thì bà nói: “Nhưng
... chưa có ai trong gia đình chúng ta là dân năng khiếu thể thao cả”.
Và khi tôi đụng Hardaker (huấn luyện viên bơi lội hồi xưa của tôi) tại cửa hàng
tạp hóa, tôi nói với chị ấy về cuộc bơi đua sắp tới, thì Hardaker ngạc nhiên: “Chị muốn bơi đua ư?”. Sau lưng
tôi không có hậu thuẫn. May có Rob, chồng tôi, ủng hộ, mặc dù anh ấy biết tôi rất khó lòng thành
công.
Ba năm trước, tôi đi du lịch đến bờ biển này và gặp Rob, vận động
viên đội tuyển của một trường đại học, một người từng tham gia các cuộc bơi đua
qua vịnh Chesapeake . Bây giờ, sau
ba năm, Rob,
linh hồn của tôi, thì thầm với tôi: “Anh nghĩ … nữ nhi không nên tham
gia cuộc thử thách này”. Thực tình tôi không phải là kẻ luyện bơi từ nhỏ (năng
khiếu vận động viên), cũng không phải là vận động viên của một đội bơi nào.
Người bơi đua được chia thành hai nhóm, Rob thuộc nhóm chuyên nghiệp, tôi thuộc nhóm nghiệp dư
... Các
điều kiện thi đấu liên tục thay đổi từ năm này sang năm khác, mỗi năm một khó
khăn hơn. Hồi xưa (cấp nghiệp dư) sẽ không thi đấu nếu nước quá lạnh, còn nay … vẫn. Sóng to … vẫn,
cho dù nó cao trên 3 ft. Người bơi có thể bị say sóng trong khi bơi.

Tôi về tới đích. Ba trăm người cùng bơi với tôi, trong đó khoảng một
nửa là bơi nhanh hơn tôi, và một nửa chậm hơn. Tất cả đều quan tâm đến thành tích bơi, và chỉ có
một vài người quan tâm đến điều kiện bơi đua. Tất cả những lời
tôi kể trên cũng chỉ muốn nói về những gì tôi muốn chia sẻ: Các điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, chiếc phao định chuẩn ở dặm thứ ba bị mất tích, sự buồn nôn,… những
cái mà thực sự tôi đã gặp và tôi đã làm được.
Sự khó khăn và sự tuyệt vời mà cuộc đua mang lại,
đã thấm vào trong tôi trong vài tuần sau đó – nó là bài học không phải trong
ngày đua, mà trong quá trình luyện tập. Những việc nặng nhọc như vậy (bơi đua vùng nước mở) cần được
sự chuẩn
bị lâu dài về thể lực và trí lực. Thông qua việc bị chấn thương trên đường
đua, cộng với áp lực của gia đình, tôi đã đi đến hồ bơi để tập lại từ đầu, bắt đầu như một kẻ không
biết chút
gì về kỹ thuật bơi lội (không tính kiểu bơi chó) và tôi sẽ chỉ kết thúc quá trình luyện
tập khi đạt tiêu chuẩn của một động viên bơi lội thực thụ. Một số ngày tôi bơi tốt hơn so với tôi trước đây, và một số ngày
tôi bơi tồi tệ hơn trước. Tôi đã bật khóc trong hồ bơi. Tôi đã đôi co với chồng tôi trong khi anh ấy đang cố gắng để huấn luyện tôi
... Tôi
quan sát rất kĩ những kỹ xảo của anh ấy và của những kẻ khác. Cuối cùng tôi rút ra bài học: Nếu bạn quan sát
kĩ lưỡng (điều đó) thì cuối cùng bạn sẽ làm được (điều đó). Và đó không phải chỉ vì cơ thể của
bạn đã được khỏe mạnh hơn, mà còn vì tâm trí của bạn đã không còn bị quá khích nữa.
H: Bơi vùng nước mở (để minh họa)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)