(Theo dantri.com,
trích)
Đảo St Brendan:
Vào năm 530, Brendan, thầy tu người
Ireland, vượt Đại Tây Dương đi tìm vùng đất thiên đường. Trong suốt 7
năm, họ sống trên một hòn đảo với khí hậu hoàn hảo cùng thiên nhiên trù phú. Người
ta cho rằng chuyến đi này là có thực dù phải 300 năm sau nó mới được biết đến. Hòn
đảo mang tên St Brendan đã xuất hiện trên tấm bản đồ nổi tiếng nhất của thời
Trung cổ có tên Hereford Mappa Mundi. Nó cũng xuất hiện trong các bản đồ ở thế
kỉ 17 của Mercator và Ortelius. Theo đó, hòn đảo này nằm ở phía Tây Canaries,
Tây Ban Nha. Mặc dù sau này hòn đảo không còn xuất hiện trên bản đồ và bị coi
là không tồn tại, nhưng vẫn có nhiều người không ngừng tin vào nó.
Đảo Buss:
Cuộc chính thức tìm kiếm con đường Tây Bắc từ châu Âu
sang châu Á bắt đầu vào năm 1576, do Martin Frobisher chỉ huy.
Trong chuyến thứ hai trên con tàu Emmanuel, ông đi ngang một hòn đảo mà được
miêu tả là “một nơi đầy hoa trái, với những cánh rừng và là vùng đất tuyệt vời”.
Hòn đảo được đặt tên là Buss và xác định có trên bản đồ, nhưng phải tới năm
1671, sau nhiều cuộc tìm kiếm, Thomas Shepard, thủy thủ người Anh, mới có thể
đặt chân lên hòn đảo này. Sau đó, Shepard quay lại vùng biển này nhưng đảo Buss
đã biến mất. Đến giữa thế kỉ 19, người ta đã xóa đảo này ra khỏi bản đồ địa lý.
Đảo Frisland:
Năm 1558, Nicolo Zeno đã công bố một tấm
bản đồ và các lá thư của cụ tổ của ông và một người khác trong dòng họ, những
người đã đi qua Bắc Đại Tây Dương vào năm 1400. Các bức thư được gửi từ một hòn
đảo mang tên Frisland. Trên bản đồ, Frishland nằm ở giữa cực Tây Bắc của Scotland và
Nauy. Tuy nhiên những bức thư này được cho là không rõ ràng khi chúng được công
bố lần đầu, nhưng điều đó không cản trở việc các nhà làm bản đồ nổi tiếng thời
đó công nhận sự tồn tại của đảo Frisland.
Thường họ vẽ hòn đảo ở vị trí mà Zeno miêu
tả, đôi khi nằm lệch rất xa về phía Tây, tới mức nó thành một phần của Bắc Mỹ.
Một số bản đồ còn kèm theo cả tên các dãy núi, vịnh biển và các thị trấn. Tuy
nhiên giờ đây, Frisland chỉ còn được biết đến như một hòn đảo huyền thoại, là
sản phẩm của trí tưởng tượng hay một sự nhầm lẫn từ xa xưa.
Quần đảo Emerald và Nimrod:
Cuối thế kỉ 18, trọng tâm của các cuộc
thám hiểm chuyển từ Bắc Đại Tây Dương sang Nam Thái Bình Dương. Dù nhiều thủy
thủ viễn dương đã đưa ra các chuyện kể về thiên đường Tahiti, nhưng các cuộc
tìm kiếm vẫn tập trung vào những thứ có hiệu quả kinh tế như gỗ, khoáng sản,
hay những hòn đảo có thể trở thành địa điểm tập kết tàu giữa Nam Mỹ và Úc. Thời
điểm này, việc xác định tọa độ chính xác đã được đưa vào trong nhật kí hải
trình của tàu viễn dương.
Năm 1821, đảo Emerald đã được thuyền
trưởng William Eliot phát hiện và đặt tên. Tới năm 1828, một quần đảo khác được
phát hiện và đặt tên là Nimrod – tên con tàu đã phát hiện ra nó. Tuy nhiên, năm
1909, khi thuyền trưởng John King Davis tới đúng vị trí của hai hòn đảo như
trên bản đồ, thì không thấy dấu tích gì về sự tồn tại của chúng. Rất có thể
Eliot và các thủy thủ trên con tàu Nimrod đã gặp phải hiện tượng ảo giác vùng
cực khiến họ tin rằng mình đã thấy các hòn đảo. Tới năm 1940, người ta xếp đảo
Emerald và quần đảo Nimrod vào danh sách các hòn đảo không có thực.
Vùng đất Crocker:
Năm 1906, Robert Peary tìm thấy
một vùng đất lớn ngoài khơi đảo Ellesmere ở vùng Bắc Cực và đặt tên là Crocker,
theo tên một trong những người hỗ trợ tài chính cho mình. Dù có một số lời buộc
tội rằng Peary đã tạo ra một vụ lừa đảo, nhiều khả năng ông đã gặp phải hiện
tượng ảo giác vùng cực.
Năm 1913, một cuộc thám hiểm do Donald
Baxter MacMillan, Mỹ, dẫn đầu đã được tiến hành. Ông phát hiện ra các loài thực
vật, động vật mới và thậm chí là cả một giống người “mới” và đã lên đường đi
tìm hiểu về vùng đất Crocker. Cuộc thám hiểm này nhanh chóng gặp các điều kiện
tồi tệ hơn dự kiến. Các vết thương do bỏng lạnh và ốm đau đã buộc nhiều thành
viên quay lại nơi đóng trại. Thêm nữa, người Inuit bản địa khẳng định rằng
không có vùng đất nào như vậy. Khi tình hình trở nên tồi tệ, MacMillan cho thợ
máy Fitzhugh Green và người bản địa dẫn đường là Piugaattoq, đi thăm dò vùng đất
này, nhưng giữa hai người xảy ra hiểu lầm và Green đã bắn chết Piugaattoq. Đoàn
thám hiểm của MacMillan bị kẹt trong vùng cực suốt 4 năm. Cuộc thám hiểm là một
thảm họa và điều duy nhất họ đạt được là các bức ảnh chụp người Inuit.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét