(Báo Cần thơ, trích)
Quần đảo Nam du, xã An sơn,
Kiên hải, Kiên giang gồm 21 hòn đảo, trong đó có Hòn Nồm giữa. Hòn này bị cách
biệt bởi biển cả và núi bao bọc. Trên hòn chỉ có một ngôi nhà và hai chòi nằm
sát mé ghềnh. Chủ nhân là cô Thắm, nay 41 tuổi, với 41 năm ở đây, mà bà con quanh
vùng gọi là “sói biển”.
Vào
năm 1960 có một gia đình tới Hòn Nồm giữa - lúc đó còn là một hoang đảo - lập nghiệp. Họ trồng trọt, đánh bắt hải sản và
hoang đảo đã được cải tạo với các cây ăn trái cùng 200 gốc dừa. Rồi con trai của
họ lấy vợ và sinh ra Thắm – thế hệ thứ ba của Hòn Nồm giữa.
Sinh
ra ở biển, Thắm theo cha bủa lưới, giăng câu. Lên 8 tuổi, cô đã lặn sâu 6 – 7
sải nước. Lớn lên, cô thuộc lòng từng bãi rạn, bãi trũng. Cô biết chạy thuyền giữa
biển lúc gió cấp 5, cấp 6. Cô biết sửa chữa máy thuyền. Cô biết nhìn trời, nhìn
biển để đoán thời tiết. Sao nhấp nháy, thế nào một hai hôm nữa trời “xuống”
gió. Mặt trăng quầng đen báo sắp mưa. Trời đang êm, cho xuồng đậu ngay bãi rạn,
âm thanh nổ rắc rắc phát ra từ lòng biển là sắp sửa gió mạnh. Lặn xuống động
san hô, nghe tiếng rắc rắc thì chắc chắn một vài hôm biển động. Cô nghe được “lời
nhắn nhủ của biển”.
Đời cô thuộc về biển, biển đem tới thức ăn, đem lại niềm vui nỗi buồn cho đời người con gái.
Đời cô thuộc về biển, biển đem tới thức ăn, đem lại niềm vui nỗi buồn cho đời người con gái.
Năm
1987, cha cô lặn độ sâu 40 mét bị “nước ép”, để lại di chứng cột sống, liệt
chân. Cô trở thành trụ cột gia đình, và từ lúc nào không rõ, người ta gọi cô là
“sói biển”.
…
Nhiều người thấy kỳ kỳ vì nhà có con gái cao ráo, xinh xắn mà không chịu gả vào
đất liền. Gia đình cô không đòi hỏi tiền bạc mà chỉ có một điều kiện là “bắt
rể”. Rồi một chàng dân chài đã trở thành chồng cô và ở chịu lại Hòn Nồm giữa ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét