(theo New Scientist)
Đại dương luôn chứa đựng những bí ẩn kỳ lạ mà con người chẳng bao giờ hiểu được tường tận. Vào năm 1997, một loạt các thiết bị ghi âm dưới nước của Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) bất ngờ ghi nhận được một âm thanh bất thường trong lòng Thái Bình Dương.
Được đặt biệt danh là “Bloop”, âm thanh kéo dài khoảng 1 phút, với tần số cực thấp nhưng âm lượng lại lớn đến nỗi thiết bị cách đó khoảng 5.000 km cũng bắt được. Điều lạ lùng là “Bloop” giống như được phát ra từ một động vật nào đó, nhưng với âm lượng như thế thì chẳng động vật nào trên thế giới có thể tạo ra được. Ngay cả gã khổng lồ của đại dương là cá voi xanh, có thể phát ra âm thanh từ 150 - 180 decibels, tương đương với động cơ máy bay phản lực đang gầm rú, cũng chẳng thể nào so sánh được. Sau khi lặp đi lặp lại trong lòng biển suốt mùa hè, “Bloop” đột nhiên biến mất như lúc mới xuất hiện.
“Bloop” chưa phải là âm thanh kỳ bí nhất của đại dương. Vào tháng 5.1997, các thiết bị thu âm của chính phủ Mỹ lại bắt được một dạng âm thanh lạ lùng khác, gọi là “Slowdown”. Kéo dài khoảng 7 phút, nó dần giảm cao độ, giống như một chiếc phi cơ bay ngang rồi mất hút. Slowdown dường như được phát ta từ một nơi nào đó tại bờ Tây Nam Mỹ và vang xa cách đó đến hơn 2.000 km. Giả thuyết được đưa ra trong trường hợp này là tiếng ồn phát ra từ quá trình nứt gãy băng ở Nam Cực.
Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa tìm thấy điểm chung trong các giả thuyết của mình, và hai bí mật này vẫn còn ám ảnh họ cho đến ngày nay.
Hình: xoáy nước trên đại dương theo trí tưởng tượng của người xưa (không liên quan bài viết).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét