Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

Gió có thể hạ thấp mực nước biển

Chuyện Biển Đỏ (sưu tầm)

Kinh Cựu ước, chương Exodus, nói rằng ông Moses và đoàn người Israel chạy trốn đã bị kẹt giữa sau lưng là đạo quân của Pharaoh Ai cập truy đuổi và trước mặt là Biển Đỏ. Nhờ phép lạ của Moses, gió đông đã rẽ đôi mặt nước biển, lộ ra con đường đất với hai bên là bức tường nước, và người Israel đã chạy thoát sang bờ bên kia. Rồi nước biển đổ sập trở lại khi quân Ai cập tiến vào đường này.

Gió mạnh có thể đẩy nước biển lùi trở lại khúc quanh của dòng sông. Các mô phỏng máy tính cho thấy việc Biển Đỏ có thể rẽ nước là một hiện tượng do gió mạnh và liên tục, đã tạo ra. Nghiên cứu cho thấy, nếu gió đông mạnh, thổi suốt đêm, có thể đẩy nước lùi lại khúc rẽ nơi một dòng sông cổ được cho là đã nhập vào eo biển. Việc đẩy nước sẽ hình thành một khe hở cho phép đi bộ qua chỗ đất lộ ra. Khi gió giảm, nước sẽ tràn trở lại.

Nghiên cứu này dựa trên việc tái tạo các địa điểm khả dĩ và độ sâu của dòng nước ở châu thổ sông Nile, vốn thay đổi rất mạnh theo thời tiết. Carl Drews, Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR), cho biết “Mô phỏng này cho thấy có sự tương đồng khá sát với truyền thuyết của Exodus. Việc nước biển rẽ ra có thể được hiểu là nhờ các lực lỏng. Gió di chuyển nước theo cách hợp với nguyên tắc vật lý, tạo ra đường thoát an toàn trong khi hai bên vẫn là nước”. Nghiên cứu này là một phần trong dự án tìm hiểu về tác động của gió tới độ sâu của nước biển.

Xác định nơi người Israel đã vượt Biển Đỏ: Ngày 23/9/2010, AFP đưa tin các nhà khoa học Mỹ đã xác định nơi cho là Moses đã rẽ nước vào 3.000 năm trước. Họ không xác định vị trí theo Cựu ước, vì địa điểm ghi trong Cựu ước ngày nay không còn nữa. Họ thực hiện mô hình điện toán về những nơi có gió đông thổi mạnh, có thể đẩy lui nước biển. Họ cho rằng điểm vượt biển là đông bộ đồng bằng sông Nil, nơi một nhánh sông và hồ mặn Địa Trung Hải gặp nhau, ngày nay là Port-Saïd.

Dựa trên hình chụp từ vệ tinh, họ đã lập một Maquette (sa bàn thực tế) và Topographie (mặt cắt) tại nơi có gió thổi mạnh có thể rẽ nước tạo thành hành lang. Theo mô hình, nếu gió 100km/h liên tục trong 12 giờ có thể rẽ nước thành một hành lang dài gần 3km, rộng gần 5km, sâu 2m(*). Hành lang được giữ trong 4 tiếng, một khoảng thời gian đủ để người Isael vượt qua.

(*)NST: Mô hình thí nghiệm đã hạ thấp mực nước biển xuống 2m, nhưng vấn đề là độ sâu tại "con đường" mà người Israel đã vượt qua là bao nhiêu? Và nếu đáy biển ở đó sâu trên 2m thì phép lạ của Moses vẫn chưa thỏa mãn!

Không có nhận xét nào: