Danh sách các tab/trang

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Free-diving, an emotional intro...
Lặn tự do, tiếng gọi của niềm đam mê...


>> Xem bản tiếng Việt bên dưới >>


Sara Campbell, aka Mighty Mouse, into the blue Do you like the calm and serene sensation? Have you been frozen in passion watching a submarine scene? Have you ever dreamt of playing with dolphins underwater? Have you wondered how the weightlessness feel? Or do you like meditation, like zen or yoga? If "yes" is your answer then freediving is exactly the sport of your choice!

You may haven't heard of the word "free-diving" before, but if you're reading this blog, it's most likely that you have freedived sometime in your life even without knowing it's freediving. Free-diving, skin-diving, or apnea (sport) are just names of the action that you hold your breath underwater. With your breath held, you can do various things underwater, from submarine sightseeing, spear fishing, underwater photography, to getting involved into submarine life to be a part of it (not just watching it), or underwater dance (like a mermaid), underwater sports (rugby, hockey), or even just to enjoy the serenity like meditation.

Getting into the blue, you'll get a chance to live the submarine life, to enjoy the submarine world as a part of it. The schools of fish whirling around and around, the spiny sea urchins and the wavy moray eels hiding beneath the colorful corals,... all of those wonderful things just show up right in front of your (nacked) eyes when you dive. And if lucky, you may also see the old shipwrecks, enjoy the feeling of facing cold-blooded sharks, or playing with the lovely dolphins, etc. But different from scuba diving, in a freedive you are one of the members in that submarine life with no annoying bubbles which disturb the local inhabitants down there.

(Click to see video...)


Can you imagine how your limbs will be shaking (for fear or for happiness) when you dive next to the giants like a whale or a whale shark?!!!

(Click to see video...)


More than recreation, freediving gives you the serenity of meditation, the freedom of weightlessness, and the infinite joy of introspection.

(Click to see video...)


With advanced skills, freediving turns out to be an art! Skillful freedivers may perform underwater dance, underwater show, mermaid show, and so on.

(Click to see video...)

And of course, they do perform in movie.

(Click to see video...)



All of the above stuff is the "cool" part of freediving. But if you are an active person, you may like to touch the "hot" part of it, competitive apnea. Apnea is an extreme sport including many disciplines from static (timed breath holding), dynamic (breath-hold swimming for distance), to depth disciplines (constant weight, free immersion, no limit) in which athletes follow a guide line to dive downto the great depths (current world record of no-limit apnea is 214m depth set on 2007.)

(Click to see video...)


All in all, free-diving gives you the passional freedoms: free of charge, free of messy equipments, free of noisy bubbles, free of heavy weight, free of breath, and free of stress.

Let's go freediving!


_______________________________________________________________
(Bản tiếng Việt)



Sara Campbell, thường gọi là Chuột Chúa, đang ở dưới biển Bạn có thích cảm giác yên bình và thanh thản không? Bạn đã bao giờ chết lặng trong đam mê trước một khung cảnh dưới đáy biển chưa? Bạn có mơ mình được chơi với cá heo ở dưới nước không? Bạn đã bao giờ thắc mắc không biết cảm giác không trọng lượng nó ra sao chưa? Hay bạn có thích nhập định như thiền và yoga không? Nếu "có" là câu trả lời của bạn thì môn lặn tự do đích thực là môn thể thao dành cho bạn!

Có thể bạn chưa từng nghe đến cụm từ "lặn tự do", nhưng nếu bạn đang đọc blog này thì hầu như chắc chắn rằng bạn đã ít nhất một lần lặn tự do rồi mà thậm chí còn không biết là mình đã làm điều đó. Lặn tự do, lặn vo, hay lặn nhịn thở (môn thể thao) chỉ là những cái tên khác nhau cho cùng một việc là bạn nín thở ở dưới nước. Khi nín thở, bạn có thể làm được rất nhiều việc dưới nước, từ việc ngắm cảnh dưới đáy biển, xiên cá, chụp hình dưới nước, tới việc hoà mình vào cuộc sống dưới biển để trở thành một phần của nó (không chỉ ngắm nhìn nó), hoặc múa dưới nước (như nàng tiên cá), thể thao dưới nước (rugby, hockey), hoặc thậm chí chỉ để thưởng thức sự thanh thản như nhập định.

Hoà mình vào màu xanh thẳm của biển, bạn sẽ có cơ hội để sống cuộc sống dưới đáy biển, để thưởng thức thế giới trong lòng đại dương với tư cách là một phần của nó. Những đàn cá cứ xoay tròn xoay tròn, những con cầu gai tua tủa và những con cá chình uốn lượn ẩn khuất trong những đám san hô sặc sỡ,... tất cả những thứ tuyệt vời đó sẽ hiện ra ngay trước đôi mắt (trần) của bạn khi bạn lặn tự do. Và nếu may mắn, bạn còn có thể thấy những xác tàu đắm cổ kính, thưởng thức cảm giác đối mặt với những con cá mập máu lạnh, hoặc vui đùa với những chú cá heo đáng yêu, v.v. Nhưng khác với lặn bình hơi, trong chuyến lặn tự do thì bạn là một thành viên trong cuộc sống dưới biển vì không bị những bong bóng khí phiền toái làm những cư dân địa phương ở dưới đó bị quấy rầy.

(Nhấp vào để xem video...)


Bạn có tưởng tượng được tay chân bạn sẽ run rẩy thế nào (vì sợ hay vì sung sướng) khi bạn lặn bên cạnh những gã khổng lồ như cá voi hoặc cá mập voi?!!!

(Nhấp vào để xem video...)


Hơn cả giải trí, lặn tự do cho bạn sự thanh thản của nhập định, sự tự do của không trọng lượng, và sự thú vị vô tận của việc quán xét bản thân mình.

(Nhấp vào để xem video...)


Với những kỹ thuật nâng cao, môn lặn tự do trở nên một môn nghệ thuật! Những tay lặn tự do điêu luyện có thể trình diễn các bài múa dưới nước, biểu diễn dưới nước, diễn người cá, và vân vân.

(Nhấp vào để xem video...)

Và hiển nhiên, họ cũng đóng phim.

(Nhấp vào để xem video...)



Những thứ vừa nói trên là phần "cool" của môn lặn tự do. Nhưng nếu bạn là một người năng động, có thể bạn sẽ thích phần "hot" của nó, đó là (lặn) nhịn thở thi đấu. Lặn nhịn thở là một môn thể thao mạo hiểm gồm nhiều bộ môn từ tĩnh (nín thở tính giờ), động (bơi nín thở tính khoảng cách), đến những bộ môn theo độ sâu (trọng lượng hằng, chìm tự do, không giới hạn) trong đó vận động viên đi theo một sợi dây dẫn đường để lặn xuống những độ sâu lớn (kỷ lục thế giới bộ môn lặn nhịn thở không giới hạn là 214m sâu, xác lập năm 2007.)

(Nhấp vào để xem video...)


Chung quy thì lặn tự do cho bạn sự giải thoát khỏi các ràng buộc: không tốn tiền, không trang thiết bị rườm rà, không bong bóng ồn ào, không trọng lượng nặng nề, không hơi thở, và không căng thẳng.

Nào, hãy cùng nhau đi lặn tự do thôi!

14 nhận xét:

HCQuang nói...

Bài viết song ngữ sẽ giúp bạn đọc người nước ngoài có thể tiếp cận được với blog chúng ta.
Ngoài ra, với một tài liệu nước ngoài, nếu bạn đọc áy náy về một vài câu chữ trong bản dịch thì việc có bản tiếng Anh để đ6ói chiếu sẽ có tác dụng tích cực.
Hoan nghênh

Góp ý với ComputerBoy: Theo chú, nếu phần tiếng Anh đã có hình, có clip rồi, thì phần tiếng Việt sẽ không cần lặp lại (hoặc ngược lại).

AMk3 nói...

Bài viết hay quá, một giới thiệu ấn tượng cho Freediving!
Chú Computerboy nên chỉ để bản tiếng Anh hiển thị cho người đọc. Bảng tiến Việt để ẩn và có đường dẫn để bạn đọc tiếng việt nhấn vô. Như thế bài đăng sẽ không bị dài quá.
Ưu thế của free-dive là không cần trang bị phức tạp, dễ luyện tập và có ích cho sức khỏe. Chỉ có điều ở VN chưa có đâu dạy môn này cả, hi vọng blog của chúng ta sẽ là nơi những người yêu thích free-dive trao đổi kinh nghiệm và kiến thức với nhau, cũng là để phổ biến môn thể thao dưới nước này.
Tui đã quá già để "chơi" Apnoe. Nhưng lặn thư giãn thì OK.

ComputerBoy nói...

@HCQ: Về việc nhân đôi các multimedia, cháu đã rất băn khoăn đến độ hôm trước muốn bỏ luôn ý định viết song ngữ. Nếu viết theo kiểu bài báo, có 2 cột thì tốt nhất vì chúng ta có thể để multimedia ở giữa.

@AMk3: Chú có thể demo cho cháu cái ý tưởng "ẩn 1 bản" của chú không ạ? Đây là 1 ý tưởng hay, nhưng đem ẩn bản nào thì lại là một vấn đề cháu băn khoăn rất nhiều: Blog của chúng ta nhắm vào độc giả VN hay độc giả quốc tế? Dù là độc giả QT thì cũng phải là người nước ngoài ở Việt Nam hoặc có quan tâm và ý định du lịch VN, v.v. Chứ nếu không thì có nhiều blog lặn tiếng Anh trên mạng hay và nổi tiếng hơn chúng ta nhiều.

So về công sức và thời gian thì với cháu, việc dịch là không đáng kể so với viết bài, bất kể tiếng Anh hay tiếng Việt (nhất là dịch chính bài viết của mình). Nhưng vấn đề lớn nhất là mình dịch để làm gì, trình bày ra sao.

Mong nhận được góp ý của mọi người.

ComputerBoy nói...

Chú AMk3 ơi, cháu vừa mới hỏi lại bác Google thì thấy hình như vẫn chưa có cách nào khác để ẩn/hiện (động) nội dung ngoài cách kinh điển là dùng JavaScript để thay đổi thuộc tính CSS. Vậy chắc chú nhúng một (vài) hàm JScript vào template của blog cho mọi người dùng nhé.

ComputerBoy nói...

Khi có hàm ẩn/hiện nội dung rồi thì ý tưởng của cháu là hiện phần "nhử mồi" (teaser) song ngữ ra trước (như bài của cháu là cái hình đầu tiên và đoạn văn đầu tiên với cả Anh-Việt); Sau đó thì hiện phần thân với ngôn ngữ mặc định (A/V???) cùng với để một cái link "chuyển đổi ngôn ngữ" để độc giả chọn ngôn ngữ khác nếu cần, và sau khi chọn thì bài viết với ngôn ngữ khác sẽ hiện đè lên cùng vị trí cũ thay thế cho ngôn ngữ trước.

AMk3 nói...

@Computerboy: Mục đích của blog này đơn giản ban đầu chỉ là chú HCQ và chú mê lặn và làm cái này để có chổ chia sẻ tâm tư, cảm xúc hay nói ngắn là chỗ cho mấy tên cùng sở thích bơi lặn tám với nhau. Chú và chú HCQ đều dốt tiếng Anh (để viết blog) nên cho rằng có lẽ blog của mình có ít người quan tâm vì dân mình còn ít người biết đến scuba. Thế nên khi có các thành viên trẻ tham gia thì chú nghĩ có bài viết bằng tiến Anh sẽ thu hút được đông người đọc hơn.
Chú cũng không phải dân IT chuyên nghiệp nên không thể customize cái khung soạn thảo của bloger :(. ý tưởng của chú chỉ là trong trường hợp bài dài quá thì dùng chức năng chỉ hiển thị phần teaser của bài rùi ai muốn coi tiếp thì nhấn vào đường link "nhấn vô để xem tiếp..."
Có một cách khác là các bài viết tiếng Anh mình viết trên goggle docs và dùng đường link trên bài đăng bằng tiếng Việt để trỏ tới.
Túm lại là blog này vốn là blog Việt cho người Việt, thêm được tiếng Anh thì càng hay, và tiêu chí lớn nhất, cũng là triết lý chủ đạo khi đi lặn là "tinh thần thoải mái, cơ thể thả lỏng...relax!"

HCQuang nói...

ComputerBoy.
Vô blog này giống như đi tiệm cafe vậy thôi, thích uống gì thì uống, thích nói gì thì nói, muốn ghe gì thì nghe. và cũng như tiệm cafe, blog mình chẳng có quy chế, điều lệ gì cả. Tuy nhiên, vì là cafe scuba nên người uống sẽ là dân lặn hoặc đơn giản chỉ là những người có quan tâm tới nó hoặc quan tâm tới những cái dường như liên quan tới nó.
Cháu viết ra sao, viết cho ai, đều OK, miễn sao mọi người đều thấy thoải mái, vui vẻ.

Với chú, khi chú tìm thấy cái gì dzui dzui thì bê lên blog cho bà con coi chơi, đâm ra (nếu không rõ về chú thì) mọi người sẽ nghĩ là chắc ông này bơi lặn giỏi lắm. (còn chú tài ba tới cỡ nào thì bữa hổm cháu biết rồi đó, cũng ... chán lắm).

ComputerBoy nói...

AMk3> ai muốn coi tiếp thì nhấn vào đường link "nhấn vô để xem tiếp..."

Thì cái vấn đề là cái link "xem tiếp" đó sẽ dẫn tới đâu, nội dung "xem tiếp" đó sẽ để ở đâu. Chú có ý tưởng là để ở GoogleDocs, nhưng cái đó theo cháu là không hợp lý vì bản chất của docs với webpage khác nhau nhiều lắm.

Cháu nghĩ blog mình nhắm đến độc giả VN (người VN hoặc ở VN, du lịch VN) nên mình sẽ chọn ngôn ngữ mặc định là tiếng Việt, với option chuyển sang tiếng Anh và teaser tiếng Anh.

Còn về template của blog thì chú cho cháu quyền admin đi, cháu sẽ thử sửa xem sao. Về lý thuyết thì chỉ cần một vài hàm JScript nhỏ thôi, hi vọng là làm được.

Aha nói...

Em/mình đã đăng một comment (thực tế là câu hỏi)nhưng không tìm thấy lại được nữa, vì không nhớ title và thời gian của bài gốc (chỉ nhớ nội dung cơ bản là về cách tính weight belt). Xin hỏi các bác chủ blog làm thế nào để tìm lại được comment của mình theo tên người viết comment. Cảm ơn các bác nhiều

HCQuang nói...

Kìa, anh AMk3 với lại chú ComputrerBoy "nghiên cứu, xem xét, giải quyết" cho trường hợp của Aha.

AMk3 nói...

Chào aha.

Blog này hơi lộn xộn nên tìm kiếm khó, chắc sẽ phải lập lại chỉ mục trong lúc chưa có quá nhiều bài đăng.

Aha nói...

Cảm ơn các bác. Em vừa phát hiện ra một vấn đề nữa là blog này hoạt động trên IE thì OK hơn là Chrome (e dùng Chrome). Trên Chrome mục này hiển thị có tới 14 comments mà lúc mở ra lại chỉ có 11, thậm chí không có comment của em nữa. Dùng IE lại được.
Chắc bác chủ blog cho thêm một dòng hướng dẫn.
Và nhân đây em cũng xin phép hỏi có bác nào ở Hà Nội không ạ? Để hội họp tẹo gây dựng phong trào a?

HCQuang nói...

Chào Aha.
Về vi tính thì tui thua rồi.
Hiện "bộ đội chủ lực" của ta ở Sai gòn, chưa có đ/c nào ở Hà nội.

Nặc danh nói...

SCUBA DIVING IN GOA- Dive into the clear blue waters of the Arabian Sea and explore the amazing marine life of Goa. At our scuba diving center, we offer PADI-certified courses for beginners as well as experienced divers, and equipment rental for those who want to explore on their own. Water sports such as jet skiing, parasailing, and wakeboarding are also available.