Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Học chụp hình dưới nước. (tiếp theo)

Bài 2: 10 Nguyên tắc căn bản nhất của nhiếp ảnh dưới nước

Học các biệt ngữ kỹ thuật thật không dễ dàng. Thực tế thì bạn cũng chẳng cần lo ngại về chuyện này ngay lúc này. Tuy nhiên, chụp cuộc sống dưới nước không dễ dàng như chụp trên cạn ( trong không khí), ngay cả với máy PnS (ngắm và chộp) đơn giản thì khi chụp hình duới nước cũng đòi hỏi chút suy nghĩ.

Bước đầu tiên để hiểu bất cứ điều gì về nhiếp ảnh là sự hiểu biết về chiếc máy ảnh. Nếu bạn mới bắt đầu tiếp xúc nhiếp ảnh số, bạn nên dành thời gian để đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng của máy.

Những nguyên tắc căn bản 

Bất kể bạn đang xài loại máy chụp hình nào, từ loại khởi điểm “point & shoot” đến loại dSLR đắt tiền nhất, thì luôn có 10 qui tắc vàng của nhiếp ảnh dưới nước mà bạn phải luôn nhớ. Rất nhiều trong số những qui tắc này liên quan việc chọn khung cảnh môi trường dưới nước.

1) Lại gần, và sau đó gần hơn nữa! 
 Câu thần chú tổng quát của nhiếp ảnh dưới nước là lại gần hơn đối tượng. Hoặc, cụm từ hay hơn là - “ Lại gần hơn tới mức mà bạn nghĩ cần phải thế, và sau đó tiến gần hơn nữa!”
 Nước hấp thu ánh sáng rất nhanh, rồi thì phần lớn các than phiền của những người chụp hình dưới nước là màu sắc xanh-xám xịt tối tăm của tấm hình. Loại bỏ lượng nước giữa máy ảnh và đối tượng chụp sẽ cho tấm hình rõ ràng, sắc nét và đầy màu sắc. Thêm nữa, trong nước luôn có các phần tử trôi dạt mà bạn có thể không để ý thấy cho tới khi xem hình chụp. Chúng ta gọi các phần tử này là các backscatter. Tối thiểu hóa lượng nước giữa máy chụp hình của bạn và đối tượng chụp cũng giảm thiểu backscatter trong hình của bạn.

2) Chụp 
Trong nhiếp ảnh dưới nước, hình ảnh luôn trở nên đẹp hơn khi được chụp hướng lên một góc nhỏ về phía đối tượng chụp. Chụp hướng xuống phía đối tượng thường dễ dàng hơn, do chúng thường ở phía dưới khi ta lặn, tuy nhiênhình ảnh thu được theo góc này là phía trên cá hay san hô thường không thú vị. Chụp hắt lên tạo được cái nhìn quyến rũ, lôi cuốn hơn của các đối tượng và đồng thời cũng sẽ tạo nhiều tương phản cần thiết hơn giữa tiền cảnh của đối tượng và hậu cảnh trong ảnh của bạn. Khi chụp hướng lên, bạn thường sẽ lấy được cả cảnh mặt nước mở ở trên, hình thành một hậu cảnh đẹp hơn so với cảnh lộn xộn của vỉa đá ngầm.
 Hình ảnh chụp từ phía trên xuống không tạo được hiệu ứng như mong đợi. 

 Hình ảnh này chụp ngang tầm mắt , coi thú vị hơn nhiều. 

3) Lấy nét tại đôi mắt 
Chụp một tấm hình nét là rất quan trọng để có một tấm hình thành công. Mọi thứ khác có thể rất hoàn hảo, tuy nhiên nếu đối tượng bị nhòe (không được lấy nét) thì bức ảnh này cũng chỉ là một tác phẩm lờ mờ khó hiểu.
Trong nhiếp ảnh cuộc sống hoang dã, một trong những qui tắc quan trọng nhất là giữ cho đôi mắt của đối tượng thật nét. Hãy đặt khung lấy nét của màn hình hay ống ngắm của máy vào ngay thẳng với mắt của đối tượng, nhấn nửa chừng nút chụp để lấy nét của con mắt rồi sau khi canh lại khuôn hình như ý thì nhấn nốt phần còn lại của nút chụp. Hoan hô – vậy là bạn đã ổn với việc lấy nét rồi!
 Hảy để ý phía hình ảnh chú cá ó được làm nét bên mắt trông ấn tượng hơn nhiều so với bên mắt nhìn chỗ khác là “lạc lõng” 

4) Giữ cho bản thân được lấy nét 
Lặn với máy chụp hình và lặn không mang theo máy hình là hai hoạt động khác hẳn nhau. Sau khi lặn với máy chụp hình, bạn có thể phát hiện ra rằng nơi mà bạn vừa mới lượn qua quang cảnh không còn thú vị theo quan sát thông thường. Việc xem xét kỹ môi trường cho những cơ hội chụp hình kế tiếp là rất quan trọng, hoặc sẽ chẳng có cách quay trở lại.
Sự kiên nhẫn là đức tính tối cao trong nhiêp ảnh dưới nước. Thường thì ta sẽ phải chờ đợi để đối tượng chụp đi vào vị trí hoàn hảo nhất hay để cho người lặn khác ra khỏi khuôn hình. Việc một nhiếp ảnh gia dưới nước giỏi phải bỏ ra nhiều lần lặn chỉ đề chụp một đối tượng cũng không phải là bất thường. Kết quả sẽ xứng đáng với công sức bỏ ra.
Tất nhiên, người chụp hình bình thường không nhất thiết phải làm vậy, tuy nhiên việc tập trung chú ý vào chi tiết sẽ giúp nhiếp ảnh của bạn tiến xa hơn!

5) Sử dụng đèn chớp (Strobe)
Vì nước hấp thụ ánh sáng và tiêu tán màu sắc của các tấm hình dưới nước, việc sử dụng đèn chớp dưới nước sẽ khôi phục màu, tạo tương phản và giữ cho hình rõ nét. Có lẽ đây chính là đầu tư duy nhất quan trọng hơn cả của bạn.
 Do cách thức tia sáng xuyên qua nước, nhiều hình ảnh thu được sẽ có màu xanh nếu không dùng đèn chớp. Thêm nữa, đèn chớp cũng giúp đóng băng các chuyển động, giúp hình không bị nhòe.

 Sử dụng đèn chớp tạo ra sự khác biệt. 

6) Chụp, Xem lại, Điều chỉnh, Sửa sang, Lặp lại
Đôi khi để giảm bớt sự hạn chế về kiến thức nhiếp ảnh, nhiếp ảnh số tạo cho ta khả năng xem lại ngay lập tức hình chụp được. Có thể thấy, màn hình LCD trên máy của bạn có thể là tính năng quan trọng nhất.Tận dụng ưu thế của tính năng này và dành thời gian xem lại ảnh khi chụp sẽ giúp bạn yên tâm là đối tượng đã được lấy sáng đúng, khuôn hình đẹp và bạn hài lòng với thành quả. Hãy xem lại từng hình ảnh nếu có thể. Nếu không thật sự thích cái mà bạn thấy. Điều chỉnh theo ý muốn và chụp lại lần nữa (điiều chỉnh ra sao? ta sẽ nói về vấn đề này sau). Những người mới chụp có thể thấy khó hiểu cách thức bất kỳ ai cũng có thể có được kết quả chụp hình dưới nước tốt do tận dụng ưu thế của LCD. Thực tế là bắt các khung hình hình dưới nước lên phim ngày nay khó khăn hơn nhiều.

7) Chế độ (thiết lập) tay (Manual)
Khởi đầu bằng chế độ tự động (Auto) chẳng có gì khó khăn cả. Tuy nhiên thiết lập auto cũng chỉ cho ta những kết quả khá khi chụp dưới nước.

Để thực sự kiểm soát độ phơi sáng (exposure), màu sắc (color) và độ nét (sharpness) cho các tấm hình của bạn và để sáng tạo bạn sẽ cần đạt được một trình độ kiểm soát bằng tay nhất định.
Đừng lo, nó cũng không khó lắm đâu.

8) Bảo trì thiết bị của bạn 
Nước và điện tử không hợp nhau lắm. Điều quan trọng là dành thời gian khi thiết lập cấu hình máy và vỏ hộp chống nước. Đảm bảo rằng các gioăng phải sạch sẽ và được bôi trơn, nhưng không quá nhiều. Chỉ một đoạn tóc hay bẩn cũng có thể làm cho dò rỉ nước vào máy. Khi bạn đang chụp trong nước mặn, cần rửa lại thiết bị bằng nước ngọt sau mỗi lần lặn. Không bao giờ được để nước mặn khô trên thiết bị của bạn.
 Bảo trì trang bị của bạn là một phần thành công của nhiếp ảnh dưới nước (Ảnh của Jeff Mullins) 

9) Tôn trọng môi trường 
Hãy nhớ, chúng ta là những vị khách đặc quyền trong thế giới dưới nước. Tôn trọng môi trường và các cư dân của nó là một trong những ưu tiên của bạn. Trước khi bạn bắt đầu mang máy chụp hình xuống dưới nước, điều quan trọng là bạn cần có kỹ năng cân bằng trung tính hoàn hảo, điều này giúp bạn bảo vệ cả bạn, cả môi trường xung quanh. Hãy giữ các trang thiết bị gọn gàng để tối thiểu khả năng đồng hổ độ sâu hay ống dẫn mắc vào hay làm hư môi trường. Không bao giờ làm hại hay đụng vào môi trường. Bạn không thể nhận biết hư hại bị gây ra bởi thậm chí va chạm nhẹ. Hãy kiên nhẫn và hãy để cho các tấm hình là phần thưởng cho sự tương tác của bạn.

10) Hãy vui vẻ 
Đừng quên là nhiếp ảnh dưới nước được coi là thú vị. Đừng để bị quá ảnh hưởng bởi khía cạnh kỹ thuật. Hãy bắt đầu với những điếu căn bản, hãy cảm nhận, và sau đó mới học phần kỹ thuật. Hãy nhúng mình xuống nước và tận hưởng!

Phần tiếp sau: Các nguyên lý ánh sáng căn bản dưới nước. 

3 nhận xét:

HCQuang nói...

Hình cuối cùng rất ấn tượng. Hình như là một vầng cá Sac-đin thì phải?

BTMT nói...

Nhìn có vẻ như cá cơm thì phải vì chúng hay đi thành đàn.Đánh được mẻ cá cơm này mà làm mắm thì tuyệt cú mèo.Nhưng HA cao ko được sử dụng loại mắm có độ đạm cao.Mất món ngon chấm thịt heo luộc với mắm cá cơm muối còn sống hơi đỏ đỏ.

HCQuang nói...

BTMT
Nghe nội dung lời góp của anh thì có lẽ anh là dân lặn vo bắn cá rồi. Môn này tui cũng được nghe qua, nhưng không dám chơi. Lặn không bình khí, rồi lại núp, rình, bắn, đấu tranh với "thằng" cá, mà thấy ơn ớn. Với tui, tốt nhất là ngồi trên bờ, đốt đống lửa, chờ cá "lên" để nướng thôi.