Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Học chụp hình dưới nước. (tiếp theo)

Bài 5: Kiểm soát hình ảnh bằng thiết lập tay các tham số máy hình.



Chụp hình với chế độ tự động (auto mode) dĩ nhiên không có gì là sai. Nhiếp ảnh dưới nước thú vị và đáng kinh ngạc tới mức không phải ai cũng quan tâm tới việc thiết lập chế độ chụp bằng tay. Tuy nhiên, việc tiếp bước sang chế độ “chụp tay” (manual mode) sẽ mở ra những khả năng vô tận cho nhiếp ảnh dưới nước. Ưu thế lớn nhất của manual mode chính là cho bạn khả năng kiểm soát đầy đủ ảnh chụp của mình. Chiếc máy ảnh là công cụ, không phải trí não của bạn. Nếu bạn có một hình ảnh đặc biệt trong đầu, thì cách duy nhất để biến nó thành hiện thực là sử dụng thiết lập tay, bởi chiếc camera không đọc được ý nghĩ của bạn.

Thêm nữa, chụp theo chế độ manual làm cho bản thâm quá trình chụp hình trở nên thú vị hơn. Hãy cố tìm ra thiết lập tham số đúng, sao cho hình ảnh bạn chụp được khớp nhất với hình dung của bạn.

Thậm chí nếu bạn quyết định chụp bằng chế độ tự động thì việc hiểu cách thức hoạt động của máy chụp hình và các thiết lập tham số của nó cũng giúp nâng cao trình độ nhiếp ảnh của bạn.
Chụp với chế độ manual giúp bạn kiễm soát đầy đủ tấm hình của mình

Các biệt ngữ (The Jargon)

Những người mới chụp hình khi nghe nói đến các thuật ngữ như aperture (khẩu độ), shutter speed (tốc độ màn trập) hoặc ISO thì thường cứng người và muốn quay trở về  chế độ auto mode. Trong khi các biệt ngữ kỹ thuật nghe thật to tát,, mà nếu bạn dành chút thời gian suy nghĩ một cách logic  thì các khái niệm này lại có nhiếu trực giác.

Cho dù công nghệ sử dụng trong máy chụp hình đã thay đổi  sâu sắc kể từ những ý niệm ban đầu thì các nguyên lý căn bản về cách thức hoạt động của nó vẫn giữ nguyên. Chiếc máy ảnh đã luôn là và chẳng qua vẫn còn là một hộp kín sáng có chứa một loại phương tiện nhạy với ánh sáng. Ngày nay, phương tiện (media) này chính là sensor số bên trong máy. Ở thời điểm cách nay chưa lâu, chúng chính là film. Một cái ống kín (ống kính) được gắn với hộp máy. Chiếc ống này có một cái lỗ có thể mở đóng (màn trập) cho phép ánh sáng rọi tới sensor. Khi bạn ở chế độ chỉnh tay, còn máy trong chế độ tự động, có thể kiểm soát độ lớn của lỗ (cửa trập) và thời gian mở của lỗ (tốc độ màn trập) đặng xác định lượng ánh sáng sẽ chiếu tới sensor Kết quả là ánh sáng chiếu lên sensor sẽ được ghi lại hình ảnh được gọi là độ phơi sáng. Bạn thấy đó, thật dễ hiểu!

Tất nhiên đây là hình dung được đơn giản hóa rồi, bởi máy ảnh số có một bộ máy cơ khí tiên tiến và ống kính hiện đại chứa một hệ thống quang học phức tạp – để hiểu được nó phải cần có kiến thưc tốt về vật ký và chế tạo máy. Cũng đừng lo, bởi bạn không nhất thiết phải hiểu cặn kẽ các lý thuyết và khoa học phức tạp đằng sau hoạt động của thiết bị.
  
Còn thành phần thứ 3: ISO là độ nhạy sáng của sensor, có thể ảnh hưởng đến độ phơi sáng và sẽ được bàn sau.

Khẩu độ (độ mở của ống kính)

Khẩu độ liên quan một cái lỗ trong ống kính, được gọi là diaphragm, để cho ánh sáng đi qua. Khẩu độ đièu chỉnh lượng ánh sáng đến sensor. Độ rộng của khẩu độ được tính theo thuật ngữ f-stops hay còn gọi là f-numbers Dải giá trị các stops này như sau: f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, đôi.khi còn tiếp nữa. Mỗi số không nhất thiết tương ứng với một giá trị kích thước mở cụ thể của khẩu độ, mà là một số tương đối. Mỗi kích thước của khẩu độ ( gọi là stop) được đánh dấu với một số tương ứng thể hiện bằng một nửa lượng chiếu sáng của stop trước nó. Ví dụ f/8 sẽ có lượng chiếu sáng gấp hai lần lượng ánh sáng của f/11 nhưng lại chỉ bằng một nửa lượng sáng của f/5,6 Bạn không cần biết rõ mối liên quan toán học của các con số ngay lúc này. Chỉ cần biết rằng mỗi stop sẽ có lượng ánh sáng hoặc gấp đôi, hoặc bằng phân nửa lượng ánh sáng .
Đôi điều có thể gây bối rố những người mới chơi máy ảnh: f-stop càng nhỏ, thì màn trập lại càng mở rộng hơn. F/8 tương ứng với độ mở ống kính lớn hơn f/16 (như hình trên đã chỉ ra) và cho lượng ánh sáng đi qua nhiều hơn gấp bốn lần (2 stops). f-stops nhỏ hơn có khẩu độ lớn hơn, có nghĩa kích thước lỗ rộng hơn. Đây là quan hệ tỳ lệ nghịch.

Các giá trị của f-stop được nhắc tới trên đây khá là chuẩn giữa các ống kính, bạn vẫn có thể thấy một vài khác biệt tại các phần cuối của giải phổ. Một số ống kính không có cận ngoài. Trên thực tế, hầu hết máy nhắm và bắn có khầu độ lớn nhất lá f/8. Bạn có thể học cách thiết lập khẩu độ của máy ảnh thông qua hướng dẫn sử dụng.

Vậy cái gì làm thay đổi ý nghĩa của khẩu độ về mặt hình ảnh?  Vì lượng ánh sáng đến được camera phụ thuộc vào khẩu độ, độ phơi sáng tổng thể được thay đổi bằng cách thay đổi khẩu độ. Ví dụ như, nếu bạn chụp ảnh chú cá sao (starfish) với khẩu độ f/5,6 và f/8 và các tham số khác giữ nguyên thì kết quả là tấm hình chụp với khẩu độ f/5,6 sẽ sáng hơn, hay là được phơi sáng hơn là tấm hình được chụp với khẩu độ f/8 sẽ tối hơn, hay ít phơi sáng hơn


Đây là ảnh chụp với khẩu độ f/8.

Đây là cùng tấm ảnh đó nhưng với f/5,6, ta thấy nó sáng hơn do có khẩu độ lớn hơn

Đây cũng là chính tấm ảnh này nhưng với f/11 Độ phơi sáng tối hơn do khẩu độ nhỏ hơn.

Độ sâu của trường ảnh.

Kích thước của khẩu độ không chỉ ảnh hưởng tới lượng ánh sáng tới được sensor, mà còn tới độ nét của ảnh nữa.

Khi chụp ảnh, bạn phải chọn điểm lấy nét. Bất kỳ ai từng sử dụng máy ảnh đều phải làm việc này. Bạn chọn điểm ngắm bằng cách áp khung lấy nét lên đối tượng. Khi chụp cảnh nghỉ hè của người bạn, bạn thường đặt điểm lấy nét lên khuôn mặt của người bạn, Và khu vực đằng sau và phía trước điểm lấy nét này cũng sẽ nét. Khu vực này được gọi là độ sâu của trường ảnh. Độ sâu trường phụ thuộc vào khẩu độ. Khẩu độ càng lớn (f-stop nhỏ) thì độ sâu trường ảnh càng nhỏ. Có nghĩa là khu vực ta thấy nét sẽ lớn hơn khi ta chụp với khẩu độ f/8 so với f/2.8

Thực tế độ mở ống kính nhỏ dẫn đến độ sâu trường lớn là một cách suy luận, tuy nhiên khi thực hành nhiều, nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên




Chế độ ưu tiên khẩu độ.

Nếu như bạn cần có một độ sâu trường ảnh nhất định, bạn cần thiết lập máy ảnh về  chế độ “ưu tiên khẩu độ” thường được hiển thị bằng chữ A hay Tv trên vòng xoay chọn chế độ.  Trong chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn cần chọn khẩu độ bằng tay, còn máy sẽ tự động lựa tốc độ màn trập sao cho có độ phơi sáng tốt nhất.


Tốc độ màn trập.

Có hai tấm pano bên trong máy giống như rèm chống sáng trên cửa sổ, ngăn cản ánh sáng đi qua ống kính tới sensor. Khi chụp hình, bạn mở những rèm này và cho phép ánh sáng rọi tới sensor một cách tức thì.  Những rèm này được gọi là “màn trập” (shutter), và bạn có thể đặt thời gian mở ống kính theo ý mình. Độ dài thời gian này được gọi là tốc độ màn trập.  

Tốc độ màn trập được thể hiện bằng phần của giây (đôi là vài giây). Cũng tương tự như ống kính có dải khẩu độ, máy ảnh của bạn cũng có một dải tốc độ màn trập. Dải tốc độ này thường là 1/1000 s, 1/500 s, 1/250 s, 1/125 s, 1/60 s, 1/30 s, 1/15 s, 1/8 s, 1/4 s, 1/2 s, 1s, 2s, v.v. Chẳng hạn, tốc độ màn trập 1/125 có nghĩa màn trập sẽ được mở trong khoảng thời gian một phần 125 giây. Cũng giống như f-stops, tồn tại một mốt quan hệ toán học giữa các tốc độ màn trập khác nhau – mỗi tốc độ sẽ giữ trạng thái mở bắng nửa thới gian của tốc độ trên nó, hoặc bằng hai lần tốc độ dưới nó. Ví dụ, 1/30s cho phép ánh sáng đi tới sensor trong khoảng thời gian bằng nửa thời gian của 1/60s nhưng lâu gấp hai lần 1/15s 
  
Do tốc độ màn trập xác định độ dài thời gian chiếu lên sensor nên nó sẽ ảnh hưởng tới tổng thể phơi sáng của hình ảnh bằng cách giảm nửa hay tăng gấp đôi thời gian rọi sáng. Một hình ảnh được chụp với tốc độ 1/30s sẽ sáng hơn hình ảnh chụp với tốc độ 1/60s do thời gian rọi sáng qua màn trập dài gấp hai lần.



“Đóng băng” chuyển động

Tốc độ màn trập cũng ảnh hưởng tới chuyển động trong ảnh của bạn. Tốc độ chậm sẽ làm nhòe chuyển động, trong khi tốc độ nhanh sẽ “đóng băng” nó. Điều này sẽ có ý nghĩa nếu bạn để ý tới vấn đề này. Chẳng hạn như bạn chụp chú cá đang bơi với tốc độ màn trập 1 giây. Khi bạn chụp, màn trập sẽ mở nguyên một giây, đủ thời gian chú cá bơi qua khung hình. Toàn bộ vệt đường đi qua khung hình của chú cá sẽ được lưu lại, và vì nó chuyển động liên tục nên hình ảnh sẽ bị mờ Còn bây giờ, hãy hình dung cùng một bối cảnh, nhưng bạn đặt tốc độ màn trập 1/125 giây. Màn trập sẽ chỉ mở ra trong một khoảng thời gian đù để ghi hình chú cá trong một thời điểm nhất định, làm đóng băng chuyển động.

  
Các nhiếp ảnh gia dưới nước giỏi đôi khi cũng dùng tốc độ chậm để thể hiện chuyển động dưới nước.  Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp người chụp hình dưới nước thường chụp với tốc độ 1/60 s hoặc nhanh hơn để chụp các đối tượng cố định. Nếu không, sừ dụng đèn chớp (strobe), cũng có công dụng đóng băng đối tượng, chụp hình với tốc độ cao hơn có thể là cần thiết để tránh rung máy (camera shake) Ngoại trừ bạn thật cố định, điều không ai có thể làm nổi, camera của bạn chuyển động do chính bạn chuyển động. Bạn phải điều chỉnh tốc độ màn trập tùy thuộc vào việc bạn có thể giữ yên tay lâu đến đâu.





Chế độ ưu tiên tốc độ.

Nếu bạn biết cần phải có tốc độ bao nhiêu để “đóng băng” chuyển động thì bạn có thể đặt chế độ ưu tiên tốc độ (shutter priority) thường được hiển thị bằng chữ S trên bánh xe đặt chế độ chụp ảnh. Khi đặt chế độ ưu tiên tốc độ, bạn chọn tốc độ chụp và camera sẽ chọn khẩu độ được cho là phù hợp để có độ phơi sáng tốt nhất.
  

Để có độ phơi sáng (exposure) tốt  nhất.

Đẻ có được kiểm soát toàn diện hình ảnh của mình, bạn cần điều chỉnh cả tốc độ và khẩu độ kết hợp với nhau. Cần nhớ, tăng thêm một f-stop sẽ giảm lượng ánh sáng một nửa. Tăng tốc độ lên một stop cũng làm giảm lượng ánh sáng đi một nửa. Đây là một mối quan hệ toán học cốt lỗi nhưng cực kỳ đơn giản. Theo mối quan hệ này, nếu bạn tăng khẩu độ lên một stop (ví dụ từ f/5.6 lên f/8) đồng thời giảm tốc độ màn trập một stop (ví dụ từ 1/125s xuống 1/60s) bạn sẽ vẫn có cùng một độ phơi sáng như trước khi thay đổi.
  
Tất cả những tổ hợp khẩu độ và tốc độ dưới đây sẽ cho cùng một độ phơi sáng xác định, tuy nhiên độ sâu trường và thuộc tính chuyển động sẽ thay đổi.
  
Hình ành được chụp với f/5.6 và 1/125s có độ phơi sáng chính xác như ảnh được chụp với f/8 và 1/60s ( giả định là bạn không xê dịch và cùng điều kiện chiếu sáng)  Đó là vì bạn giảm nửa lượng ánh sáng đi qua cửa sổ khẩu độ, tuy nhiên bạn lại cho gấp đôi lượng sáng đi qua cửa sổ này bằng cách giữ cửa trập mở lâu hơn.

Một khi bạn tìm ra độ phơi sáng, bạn có thể điều chỉnh thiết lập để có được độ sâu của trường và tính động trên ảnh. Giả sử bạn chụp chú cá bống và nhận thấy độ phôi sáng chuẩn khi chụp tại f/2.8 và tốc độ 1/250s. Tuy nhiên, tại f/2.8 không đủ để có thể lấy nét chú cá như bạn muốn. Bạn có thể tăng f-stop lên f/4 và giảm tốc độ xuống 1/125s để tăng độ sâu trường ảnh và giữ nguyên độ phơi sáng.
  
Giờ, giả sử có thể đạt độ sâu trường ảnh hoàn hảo với khẩu độ f/5.6. Bạn cần giảm tốc độ màn trập xuống 1/60s để giữ nguyên độ phơi sáng. Tuy nhiên, việc giảm tộc độ màn chập sẽ dẫn tới xuất hiện quá nhiều sự nhòe mờ chuyển động cuả hình ảnh. Nếu như bạn giữ tốc độ chụp 1/125s, hình ảnh sẽ có thể quá tối, hình ảnh thiếu sáng. Bạn thấy đó, đây là trò xếp hình.
  
Còn một thiết lập cuối cùng mà bạn có thể thực hiện bằng tay để điều chỉnh độ phơi sáng.
  

ISO

ISO thể hiện độ nhạy cảm ánh sáng của sensor. Trong các máy chụp ảnh số hiện nay, ISO có thể trải từ ISO100 tới ISO 3200 thậm chí còn cao hơn ở những máy ảnh DSLR. ISO càng cao thì độ nhạy sáng của sensor càng tăng..

Do vậy, chụp với ISO 100 cần gấp đôi lượng ánh sáng như khi chụp với ISO 200 Có thể bạn sẽ nghĩ, “Sao ta không chỉ cần tăng ISO lên cao tối đa đủ để “đóng băng” chuyển động và độ sâu trường ảnh?”  Điều này có vẻ logic. Tuy nhiên, Có một khúc mắc khi sử dụng ISO cao hơn. Chất lượng tốt nhất của hình ảnh có được là khi sử dụng ISO thấp nhất. Với ISO cao hơn, sẽ phát sinh “nhiễu”.
  
Điều này có thể nhận thấy rõ ở những vùng đen và sẫm của hình ảnh dưới dạng các chấm nhiều màu. Nhiễu làm xuất hiện những hạt mờ trên ảnh, nhất là ở những vùng đơn sắc. Hình nền màu đen đẹp đẽ ở ISO 100 sẽ trở nên hỗn hợp những đốm nhỏ đa màu ở ISO 800. Vấn đề này thường thấy ở máy compact hơn là máy SLRs, tuy nhiên trong cả hai trường hợp, công nghệ hạn chế nhiễu đang ngày càng được cải thiện. Dòng máy DSLR cao cấp có thể chụp với ISO  3200 và cao hơn mà hầu như không thấy nhiễu.
  
Nói chung, hiếm khi bạn cần sử dụng đến hơn ISO 800 khi ở dưới nước. Có lẽ nó chỉ cần thiết khi chụp ánh sáng biên, chụp ảnh góc rộng vào buồi buổi tối, ngày âm u.
  
Mặc định, bạn hãy đặt ISO nhỏ nhất trên máy của bạn để có lượng nhiễu nhỏ nhất. Bạn chỉ tăng thêm ISO khi cần tăng độ phơi sáng, tương tự trường hợp chụp chú cá bống kể trên. Do các máy chụp hình khác nhau, bạn phải thực hành thử nghiệm để tránh những bức ảnh nhiễu.


3 nhận xét:

Thanh Minh nói...

Pác AMK3: Với cách trình bày, giới thiệu thế này, em thấy hình như bác mới đi vào thuật ngữ , khái niệm. Bác muốn "khêu gợi" chúng em?
Tựa đề bài này làm nhiều người “khớp”, đọc kỹ thấy nó cũng “giống như” chụp trên cạn. Bác cứ đăng tiếp cho AE phấn khởi.
15:12 Ngày 19 tháng 3 năm 2012

AMk3 nói...

@TM: Loạt bài này đúng với tiêu đề "Học chụp hình dưới nước" và đây là bài thứ 5. Loạt bài này chỉ có tính giới thiệu dẫn dắt nên chỉ phù hợp với những người mới cầm máy, nhưng muốn đi sâu hơn vào nhiếp ảnh dưới nước là môi trường khắt khe hơn so với trên cạn, môi trường không khí. Như ở bài 3 bác đã thấy ở dưới sâu dưới 10m là mất hẳn màu đỏ và cam rồi. Bài này (5) vì dài quá nên tui phải đăng thành 2 phần, vẫn còn tiếp.

HCQuang nói...

Bác AMk3 đăng bài cho dân mới nhập môn chụp hình coi, như tui chẳng hạn, chứ bác TM là dân chuyên nghiệp thì hơi chán.