Rồi Haraldur Sigurdsson phát hiện thấy trong nước hồ chứa hàm lượng lớn khí CO2, loại khí giết người qua đường hô hấp. Sigurdsson dựng lên giả thuyết gọi là “Hồ lật úp”, cho rằng chính hồ nước đã giải phóng một lượng lớn khí độc mà nó tích tụ được, trở thành đám sương mù giết người. Nhưng trước đó, trên thực tế chưa có trường hợp nào như thế xảy ra được ghi nhận cả, và cộng với sự hạn chế của khoa học lúc bấy giờ, đã khiến giả thuyết của Sigurdsson trở nên sơ hở. Các nhà khoa học đã phủ nhận ông. Vì vậy, khi ông đề nghị kiểm tra nồng độ CO2 của các hồ khác trong vùng thì Chính phủ Cameroon đã từ chối.
Trở lại Nyos, George Kling tin rằng giả thuyết của Sigurdsson là đúng. Ông đã độc lập tiến hành thử nghiệm nước trong hồ Nyos, và nhận thấy có một lượng lớn khí CO2 trong vùng nước sâu của hồ. Ông cho rằng, khí CO2 tự nhiên đã bốc lên thành một đám mây độc và đầu độc ba ngôi làng ven hồ. Đám mây này không mùi, di chuyển rất êm và không nhìn thấy. Ba yếu tố đó hợp lại khiến nó trở thành một sát thủ hoàn hảo. Giả thuyết này phù hợp với những vết bỏng được phát hiện trên thi thể các nạn nhân. Nó được gây ra bởi khí CO2 lạnh chứ không phải từ khí nóng. Đồng thời, không quân Mỹ đã cho biết, khi con người tiếp xúc với lượng lớn khí CO2 có thể dẫn tới ảo giác khiến họ cảm thấy rằng chúng có mùi lưu huỳnh.
Giả thuyết này đã mở đường cho các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân, như sau:
Hồ Nyos và hồ Monoun là những hồ nằm trên miệng núi lửa. Chúng được hình thành trong quá trình nguội đi của núi lửa và do tích tụ nước mưa. Trong hầu hết các loại hồ này, các tầng nước luân chuyển từ trên mặt dưới đáy hồ và ngược lại theo một chu kỳ. Trong quá trình đó, các khí từ lòng đất xâm nhập vào đáy hồ cuối cùng sẽ được giải phóng ra bầu khí quyển. Nhưng hồ Nyos, hồ Monoun và cả hồ Kivu ở Đông Phi lại không giống như vậy. Các lớp nước hồ không có sự luân chuyển trên dưới, và vì vậy, khí độc ở đáy hồ sẽ bị giữ lại tại đây.
Khi xuất hiện cơn bão hay trận lở đất hay địa chấn, sẽ làm một lượng lớn nước trên bề mặt chìm xuống đáy và đẩy nước từ dưới đáy lên trên – hồ bị “lật úp”. Khí độc từ trạng thái hòa tan sẽ thoát ra ngoài, giống như bọt khí nổi lên của chai nước có ga bị mở nắp. Theo tính toán, trong sự kiện hồ Nyos, khí và nước đã bốc lên thành cột cao khoảng 80 mét, di chuyển với tốc độ 70 Km/h và lan đến ngôi làng cách đó 19 Km. Ước tính hồ đã nhả ra khoảng 1 Km3 khí CO2 đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá. Tại hồ Monoun, đám mây khí này nhỏ hơn nhưng cũng đủ làm cho 37 người thiệt mạng. (hết).
Hình vui: Đầu hàng đi! Tui biết, hung thủ là một trong các anh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét