Danh sách các tab/trang

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Tai nạn Titanic. P1 – Về mặt kỹ thuật


(Theo Science Journal, trích) 
Titanic tên đầy đủ là Royal Mail Ship Titanic, là tàu viễn dương, chở khách, động cơ hơi nước. Trọng lượng trên bờ là 52.310 tấn, bắt đầu đóng vào năm 1909, hạ thủy năm 1912. Titanic chìm vào ngày 14/04/1912, trong chuyến vượt Đại Tây Dương đầu tiên, làm chết 1.522 hành khách. Nguyên nhân nào khiến con tàu khách lớn nhất thế giới hồi đó chìm nghỉm chỉ sau 2 giờ 40 phút?
                                                                   
Theo tiết lộ vào năm 2005 của “các cuộc lặn Matsen”, nguyên nhân là do vỏ tàu quá mỏng, lượng ri-vê (đinh tán) quá ít,… Đội nghiên cứu phối hợp Anh – Mỹ do TS.Robert D.Banllard chủ trì, bắt đầu vào tháng 9/1985 sau khi khảo sát bằng tàu ngầm Alvin, đã xác nhận: Thông thường khi bị đụng phải núi băng, đá ngầm, thì sườn tàu nơi bị đâm chắc chắn phải bị xé toạc. Nhưng trên hiện trường, Titanic lại không bị tổn hại này sau cú đâm. Những gì xảy ra là sườn bên phải phía mũi tàu bị móp (chưa bị lủng), các ri-vê bị bung ra khỏi lỗ, các khung chịu lực của thân tàu bị bung ra từng đoạn tại vị trí  điểm nối, và do đó, phát sinh ra rất nhiều khe nứt chạy dài (với chiều rộng chừng vài cm) trên vỏ tàu.

Khi biết được kết quả này, Tom McCluskie, cựu nhân viên văn thư của hãng Harland and Wolff (công ty đóng tàu ở Belfast, Ireland, đã đóng Titanic), trong 3 năm, đã tìm thấy tài liệu điều tra nguyên nhân vụ đắm tàu năm 1912. Trong đó, các điều tra viên, cũng là nhân viên của hãng Harland and Wolff, đã kết luận: so với tiêu chuẩn kỹ thuật bấy giờ, vỏ tàu mỏng hơn 12,7 mm, ri-vê ngắn hơn 6,35 mm.

Một loạt tàu cũng được đóng theo công nghệ đã dùng cho Titanic, trong đó có tàu Olympics, đã không chìm khi bị tai nạn. Hồi Titanic chưa xuất xưởng, có một vụ va chạm giữa tàu Republic và tàu Florida ở gần khu vực Nantucket, Massachussets. Cả hai tàu đều bị thiệt hại nặng hơn nhiều so với Titanic, nhưng Florida vẫn đến được New York, còn Republic nổi trên mặt biển được 38 giờ và cả 750 hành khách được cứu thoát. Những tàu này đều được đóng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hồi bấy giờ
                                                                                      
Nhưng kết luận điều tra đã bị giấu kín. Những kẻ đứng đầu hãng Harland and Wolff đã đổ riệt tội lỗi cho thuyền trưởng Titanic, bởi nếu sự thật được công bố, những vụ kiện của các gia đình nạn nhân có thể khiến cho các ông chủ, trong đó có J.P.Morgan, bị phá sản.

Thời đó, J.P.Morgan được Chính phủ Mỹ hỗ trợ để mua lại hàng loạt công ty vận tải thủy của Anh. Titanic ra đời để cạnh tranh với những tàu sang trọng và có tốc độ cao như Lusitania hay Mauretania của Công ty Cunard Line. Việc làm vỏ tàu mỏng hơn, dùng ít ri-vê hơn và ngắn hơn,… không những làm giảm công, chi phí, mà còn giúp Titanic nhẹ hơn tới 2.500 tấn, làm cho nó chạy nhanh hơn các đối thủ. Do vậy con tàu “không thể bị chìm” đã chìm nhanh hơn so với mọi dự đoán.

H: Thợ lặn tiếp cận tàu Costra Concordia - Titanic TK21.

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Xin cho hỏi ri vê là gì?

HCQuang nói...

AMk3.
Tui tính gởi hình (đinh ri-vê và bản vẽ mối ghép bằng ri-vê) vô phần lời góp, nhưng không biết đưa hình vô bằng cách nào?
HCQuang

ComputerBoy nói...

Chú Quang, tại trong phần comment chỉ giới hạn một số định dạng cơ bản (đậm, nghiên, liên kết), nên không có dán hình trực tiếp vô đây được đâu. Chú có link trên mạng thì dán link vô được, ví dụ link đến hình 2 con ri-vê: http://cokhitienan.xemweb.net/upload/product/rive.jpg

HCQuang nói...

Với 3.000.000 (ba triệu) ri-vê (đinh tán).

1. Mối ghép bằng ri-vê:
- Cấu tạo đinh ri-vê: xin xem hình theo hướng dẫn của ComputerRoy.
- Đặt 2 tấm kim loại "chờm" lên nhau một chút, giữ yên tại đó, rồi khoan xuyên qua chúng.
- Nướng nóng đỏ con ri-vê.
- Xỏ ri-vê xuyên qua 2 tấm kim loại (qua lỗ vừa khoan). Sau khi qua lỗ, đầu ri-vê phải nhô ra chút xíu.
- Và "trên đe bên búa" tán cho đầu nhô ra của ri-vê bị bẹp dí và sao cho ri-vê phải ép chặt 2 tấm kim loại lại với nhau.
(tiếc là tui không đưa vô được đây bản vẽ mặt cắt gia công).

2. Do vậy:
- Tấm kim loại đó càng cứng, càng dầy thì càng tốn công khoan, tốn lưỡi khoan.
- Tấm kim loại càng dầy thì ri-vê cũng phải (tương ứng) dài theo.
- Đinh ri-vê bằng thép mềm (ví dụ CT-3) thì dễ đập dẹp hơn ri-vê thép cứng hơn (ví dụ CT-4).

Tất nhiên người thiết kế phải tính toán chịu lực để đưa ra loại vật liệu và ri-vê thích hợp.

3. Có tài liệu nói rằng, tầm cỡ Titanic, với kỹ thuật hồi đó thì phải tới 3 triệu ri-vê, một con số khổng lồ. Nếu tiết giảm được (như đã áp dụng cho Titanic) thì trước hết sẽ bớt một lượng đáng kể về công lao động, sau đó là đinh tán và củi lửa, cuối cùng là thời gian.

Đại để vậy.
HCQuang