Danh sách các tab/trang

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Video của tuần. Lặn vo với phổi rỗng!

Tuần này, trang DeeperBlue.com chọn video "Sebastien Murat explains exhale freediving"  là Video của tuần . Điểm độc đáo ở đây là Sebastien Murat là một free diver nổi tiếng không chỉ vì thành tích lặn vo mà còn là vì cách thức anh la lặn. Thay vì lặn vo với phổi đầy (full) hoặc một phần (partial) không khí trong đó thì Sebastien lại lặn với hai lá phổi lép (empty). Đây là một xu thế lặn vo mà cho tới nay việc nghiên cứu còn chưa thật đầy đủ nhưng được đánh giá là là tiên tiến. Trong nhóm lặn vo của chúng ta có ComputerBoy có kinh nghiệm về phương pháp này. Trong Video này SM giải thích cơ chế và cả nguy cơ của lặn vo với phổi lép. Tui chỉ rành tiếng Anh đọc, chứ nghe thì chuối quá nên nhờ ComputerBoy lược dịch giúp những gì SM nói. ;)




Trong clip này ta thấy SM vẫn mang đai chì để cân bằng với wetsuite. Tuy nhiên khi coi clip sau No_Air_Freedive_Seb_Murat.mp4 ta sẽ được thưởng thức một màn free dive ngoạn mục. SM gần như "bay" dưới nước khi đã qua độ sâu trung tính.

13 nhận xét:

ComputerBoy nói...

Chú AMk3, ghi & dịch lại lời trong clip thì không khó lắm, nhưng tốn thời gian, nên để cháu rảnh hơn mới được. Nhưng đại khái anh ta nói về Phản xạ lặn và Bất tỉnh nước nông (blackout). Mấy cái này liên quan mật thiết đến bài "Phản xạ lặn và khoa học về lặn" mà cháu vẫn đang hứa hẹn sẽ viết. Kể cả kinh nghiệm của mình nữa thì chắc cháu phải viết thành một bài về chủ đề "Lặn phổi lép" này... nhưng chưa có thời gian đâu! :(

Lão Thời Gian tuy già mà chạy nhanh gớm!
Cháu tuy trẻ nhưng chẳng bao giờ đuổi kịp!

HCQuang nói...

Bước vào thế kỷ 21, loài người đã phát minh ra rất nhiều thứ.

Có nhiều thứ trong TK20 đã được khẳng định rằng đó là hành vi, là nguyên lý tối ưu, là con đường duy nhất, thì TK21 đã tìm ra những nguyên lý mới, thậm chí ngược 180 độ so với nguyên lý của TK20.

Lặn vo là một ví dụ. Hồi xưa lặn vo cũng hít thở sâu một lúc, nhưng tới lúc lặn thì hít một hơi thật căng rồi lặn. TK21 thì lặn vo với phổi rỗng, và rõ ràng là đã đem lại thành tích hơn hẳn.

Bơi trườn sấp cũng vậy. Hồi xưa cho rằng khi bơi, cơ thể càng nổi càng tốt, còn TK21 lại yêu cầu bơi chìm tốt hơn bơi nổi, và rõ ràng là đã đem lại thành tích hơn hẳn.

Ung thư cũng là một ví dụ. Hồi xưa bị ung thư chỗ nào thì cắt phăng chỗ đó, rồi xạ trị (chiếu tia phóng xạ vào cơ thể), hóa trị (tiêm thuốc độc). Lý thuyết TK21 thì xác định rằng các "trò nghịch dại" hồi TK20 chỉ đem lại kết quả duy nhất, đó là làm bệnh nhân mau chết hơn mà thôi.
Tất nhiên những giáo sư, tiến sĩ về ung thư có danh tiếng chắc chắn sẽ phản đối lý thuyết mới này, vì nếu công nhận thì toàn bộ thành tựu quá khứ của họ trở thành con số không (nếu không nói là con số âm).
HCQuang

ComputerBoy nói...

"Exhale Freediver" (on underwater board)
(On-land interview scene:)
D'you know, the question why would I switch to diving on empty lungs...
My story's one of...
Yeah it's a kind of a strange situation, I guess... But it's really simple, since it's not rocket science! It makes inherently no logical sense unless you start doing it and you know (the) benefit. So...
(Freediving scene & music)

"Exhale Freediver" (text)
(Underwater + interview scene:)
Uhm... Human divers are inherently... huh "lazy"! We try to find the path of least resistance, so the aim is to use up as less energy as possible. And mine was purely accidental: I just get tired of having to fight to defy the boyancy. If you can imagine if you fill up your lungs and obviously it'll be quite positive boyant to most humans are. Actual friends of mine said "I saw documentary video on the diving whales.. and they were exhaling." So, I thought "Oh, that's interesting, isn't it?!" And so d'you know, I scale the scientific landscape and found lots of articles of various animals from diving birds to sea snakes to reptiles like crocodiles, iguanas, and of couse seals were doing it well and some whales. So, this' like a universal strategy for resolving or overcoming a common problem. "...The aim is to use up as less engergy as possible..."; "...The aim is to use up as less engergy as possible..."

ComputerBoy nói...


"but..." (text)
(On-land interview scene:)
How can it be that exhaling and losing maybe 50 to 75% of your lung oxygen store, sacrifice that much oxygen, how can you possibly dive... potentially for as long as full lungs? So, if you dive on empty lungs, for example on a passive exhale, then we know that the diver response is magnified. You probably have less oxygen, so, we would probably kick this response in sooner and to a greater extent and that's what happened. I can sit on the bottom of the pool for 2 minutes on empty lungs, and then at 2 minute where I had the urge to breathe go for swim for 2 minutes. D'you know, I could never achieve that when I was doing on full lungs. D'you know, that's like a 4 minutes dive on empty lungs.

"lung squezzzz ?" (text)
(On-land interview scene:)
D'you know, the idea that collapsing your lungs... it sounds... doesn't sound very good! But if you understand the physiology behind what it happens when your lungs "collapse", and that the alveolo (alveoli), which is the terminal section in your lungs where most gas exchange occurs, essentially quite complex and can't actually collapse completely. This happens regularly to (en???) bypass. For example they collapse your lungs but it's not like that collapsed and stick together and you'll never be able to reopen the alveolo (alveolus). It's that surfactant coating the inside of the lungs to allow this ... to overcome surface tension to be able to pop open the alveolo (alveolus). So, d'you know, for me, it's not a big deal! I don't think about it's like my lungs had collapsed. I could also think my heart has slowed down to 10 beats per minute, oh my God! But...zzhzzz is that a bad thing, no, just a compensatory mechanism. So, I don't see it's a big deal! But certainly you have to be progressive about your proach to depth 'cause this stuff will crush you and spit you out very quickly irrespect of how fit and tough you think you are. You've got to give a time, and most people in such a hurry. They had no time purely because once you used to dive on full lungs and be able to reach depth of 30s, 70s, maybe 100s meters and so the idea of sacrifice all those lungs, and expose to the potential the lung squeeze, d'you know, means taking a huge step backward perspective on the whole thing. And spending maybe a few years developping the ability, most people don't have all of the patient, because they're competitive, yeah, to try to maintain or not (to) lose what they achieved on full lungs. So, the proposition of have you to spend the next couple of years to develop, (to) adapt to this level of pressure is not an attractive proposition. So most people don't have that "little" patient to commit to an idea! Aaand, seeing most stuff very competitive are cutl??? time in the world. I found that I was just diving not only more effeciently but with much more facility toward the end of the dive where typically you're low on oxygen and the risk of potential of thing like shallow water blackout increases. And so I didn't have these problems. Not only I didn't have problem on hypoxy, I didn't have the problem of nitrogen narcosis. During deep dive, if you dive deep enough, you will experience narcosis whether scuba diving or freediving. Obviously it happens at a great depth. But I didn't experience that problem any more. And presumely the problem of decompression sickness also went off, disapeared, resolved as well. I ???fen my dive response, I measured things like heart rate, was much stronger.

"again..." (text)
"It makes inherently no logical sense unless you start doing it and you know (the) benefit!"

ComputerBoy nói...

Vì trả lời phỏng vấn trực tiếp nên lời nói của Sebastien có nhiều chỗ lủng củng, có lẽ mấy chú đọc cũng khó hiểu, hay đưa vô cho máy dịch cũng khó. Vậy nên cháu dịch tóm ý luôn dưới đây nhé:

Phần đầu "Exhale Freediver"
"VĐV lặn tự do 'thở ra'" (ghi trên tấm bảng dưới nước)
Câu chuyện của tôi thì... nghe có vẻ hơi lạ... nhưng cũng đơn giản thôi (chẳng phải khoa học về tên lửa đâu). Nó bản chất chẳng có lý do lô-gíc nào trừ phi bạn bắt đầu thử nó rồi sẽ biết lợi ích của nó.

ComputerBoy nói...

Phần 2 "Exhale Freediver"
"VĐV lặn tự do 'thở ra'" (dòng chữ)
(Cảnh phỏng vấn lồng với cảnh dưới nước:)
Ừm... con người chúng ta khi lặn thì rất "lười"! Chúng ta luôn muốn tiết kiệm năng lượng nhất. Và câu chuyện của tôi hoàn toàn tình cờ: Vì quá mệt mỏi với việc phải vật lộn với độ nổi để lặn xuống, sau khi nghe bạn tôi kể về việc xem phim khoa học về bọn cá voi... chúng thở ra trước khi lặn xuống, tôi đã nghĩ "Ồ, điều đó thật là tuyệt, không phải sao?!" Và tôi đã leo lên mảnh đất của khoa học, thấy có rất nhiều tài liệu nói về những động vật lặn nước từ những con chim lặn, bò sát, đến những con thú biển đều làm như vậy. Như thế, đây (việc thở ra) hẳn phải là một chiến lược chung để giải quyết vấn đề (về độ nổi và năng lượng của tôi).

ComputerBoy nói...

Phần 3 "but..."
"nhưng..." (dòng chữ)
Làm thế nào mà thở ra mất hết 50-70% lượng ô-xy trong phổi mà bạn có thể lặn... có thể dài bằng khi hít đầy phổi. Thế này, nếu bạn lặn với phổi lép, ví dụ như bằng một hơi thở ra thụ động (không cố thở ra hết), thì phản xạ lặn sẽ được khuếch đại lên. Bạn có thể có ít ô-xy hơn, bạn có thể kích hoạt phản xạ lặn lên sớm hơn và mạnh mẽ hơn. Tôi có thể ngồi thoải mái dưới đáy hồ 2 phút, khi bắt đầu có cảm giác muốn thở, tôi bơi nhẹ tiếp thêm 2 phút nữa. Vậy là tôi có 4 phút lặn với phổi lép, điều mà tôi chưa bao giờ làm được với phổi đầy.

ComputerBoy nói...

Phần 4 "lung squezzzz ?"
"teoooooo phổi ?" (dòng chữ)
Ý nghĩ về việc phổi bạn bị bẹp dí... nghe có vẻ... không hay lắm! Nhưng nếu bạn hiểu về sinh lý học thì bạn sẽ thấy rằng những túi phổi (phế nang, nơi xảy ra trảo đổi khí) có cấu tạo phức tạp và chẳng thể nào hoàn toàn bị bép dí được. Dù nó bị bóp dẹp lại, nó cũng không bị dính lại theo kiểu bạn sẽ không thể tách nó ra đươc nữa. Thế, với tôi thì đó không phải là vấn đề! Còn chuyện tim tôi đập chậm lại còn 10 nhịp/phút... Chúa ơi, có phải là điều tệ hại không... Không, đó chỉ là cơ chế bù đắp mà thôi. Và thế, tôi cũng không thấy có vấn đề với nó. Nhưng chắc chắn là bạn phải tiến bộ (từ từ) khi tiếp cận với độ sâu, bởi vì nó có thể nghiền nát bạn và phun bạn ra rất nhanh bất chấp bạn nghĩ bạn khoẻ và cứng chắc đến cỡ nào. Bạn phải cho nó thời gian, và hầu hết người ta rất nóng vội. Họ không có thời gian chỉ vì một khi họ đã quen với lặn phổi đầy và có thể đạt tới 30m, 70m, hay thậm chí 100m, thì họ không đủ can đảm để quay trở lại từ đầu. Và việc phải mất vài năm để phát triển kỹ thuật này, để làm quen với áp suất... thật là một đề nghị không hấp dẫn gì, nhất là khi họ có tính cạnh tranh. Tôi thấy hầu hết người ta trên thế giới rất là cạnh tranh. Tôi thấy rằng tôi đã lặn không chỉ hiệu quả hơn mà còn thoải mái hơn ở đoạn cuối của đường lặn khi lượng ô-xy trong người xuống rất thấp và có nguy cơ bất tỉnh nước nông (blackout) cao. Tôi không những không gặp vấn đề thiếu ô-xy (dẫn đến bất tỉnh) mà tôi còn không bị say ni-tơ nữa, vấn đề mà cả người lặn tự do hay lặn scuba đều gặp khi xuống quá sâu. Tôi đã quan sát phản xạ lặn của mình, như đo nhịp tim, và thấy nó được kích hoạt rất mạnh.

ComputerBoy nói...

Phần cuối "again..."

"một lần nữa..." (dòng chữ)
"Nó bản chất chẳng có ý nghĩa lô-gíc nào trừ phi bạn bắt đầu thử nó rồi sẽ biết lợi ích của nó!"
__________________

Trong phần 4, Sebastien có giới thiệu về nhiều vấn đề không dễ hiểu trong sinh lý học và vật lý học về lặn: Về teo phổi, về phản xạ lặn, về bất tỉnh nước nông, về say ni-tơ. Trong đó, những giải thích và kết luận anh ta đưa ra đều hợp khoa học, trừ một ít nhầm lẫn khi giải thích chi tiết về các túi phổi (đã bị lược bỏ khi dịch sang tiếng Việt). Hi vọng là sẽ sớm có ngày cháu có thời gian rảnh để viết bài giải thích về những thứ này.

ComputerBoy nói...

Nói rõ thêm về "teo phổi" ("lung squeeze"): Thực tế là như Sebastien đã nói, các túi phổi của chúng ta dù có bị bẹp dí lại cũng chẳng sao cả, mà vấn đề là ở các phần sụn trong phế quản, khí quản. Những phần sụn mới là chỗ không được phép bóp dẹp hoàn toàn, nếu không sẽ bị gây tổn thương. Cộng kinh nghiệm bản thân ComputerBoy với những người khác trên mạng thì "lung squeeze" gây tổn thương nhiều nhất ở những ống bên trên (thanh quản - khí quản), rồi mới tới những ống bên dưới (phế quản). Vậy đúng theo khoa học thì phải gọi là "dập khí quản" (trachea squeeze), "dập phế quản" (bronchia squeeze).

ComputerBoy nói...

Hè, cháu vừa mới thấy chức năng Enlish transcription (tự động chép lại lời nói tiếng Anh) của Youtube, vừa tính giới thiệu cho các chú nhưng ai ngờ... tuy đã nghe hiểu hết và chép lại gần như từng chữ lời của Sebastien nhưng lúc đọc bản ghi chép của Youtube thì cháu hoàn toàn không hiểu gì!!!

Thử bật phụ đề chép tự động bằng cái nút "CC" cho đoạn đầu tiên:


the other question is what white was switched
too
dogging on empty lines
my story is one of
yet so conover strange
situation i guess
but it's a really simple thing is not rocket science it makes
inheriting millie logical sense
unless you stop doing it mean her bonanza


Rồi thử bật thêm chức năng dịch sang tiếng Việt (cũng trong cái nút đó), thì được bản ghi chép sau:

các câu hỏi khác là những gì màu trắng đã được bật
quá
dogging trên các dòng trống
câu chuyện của tôi là một trong những
nhưng rất Conover lạ
tình hình tôi đoán
nhưng điều thực sự đơn giản nó là không phải là khoa học tên lửa nó làm cho
kế thừa millie hợp lý cảm giác
trừ khi bạn ngừng làm việc đó có nghĩa là vận may của mình

AMk3 nói...

Bài dịch hay quá, nhiều điều bổ ích được anh bạn Sebastien chia sẻ. Thật may cho những người mới tập như chúng ta, muốn chuyển qua kiếu lặn này thì cũng không phải lăn tăn nhiều.

ComputerBoy nói...

Chú AMk3, đúng là không phải "lăn tăn", nhưng phải nhớ lời khuyên của Sebastien: "Nhưng chắc chắn là bạn phải tiến bộ (từ từ) khi tiếp cận với độ sâu, bởi vì nó có thể nghiền nát bạn và phun bạn ra rất nhanh bất chấp bạn nghĩ bạn khoẻ và cứng chắc đến cỡ nào."

Cháu hầu như chẳng bao giờ "lăn tăn" việc gì, và luôn tiếp cận từ từ, nhưng luôn đi cho tới giới hạn (để tận tay chạm tới những giới hạn đó). Nếu chú có ý tập lặn phổi lép thì nên thảo luận với cháu để không bị bất ngờ với trachea squeeze.