(theo
KTNT, trích)
Dân
miệt biển gọi cá chình cỡ đại ở biển là “thuồng luồng” – loài “linh ngư” đã đi
vào huyền thoại. Chính những câu chuyện liêu trai xung quanh sinh vật này đã
thôi thúc tôi (phóng viên) ra cù lao Xanh, xã đảo Nhơn Châu, Bình Định, để nhập
cuộc chuyến đi săn “thuồng luồng”.
Dân biển nói rằng, chình thường xuất hiện vào mùa êm gió, khoảng tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Có 3 loại chình: “chình dừa” màu xanh, “chình bông” với những chấm màu lam đen trên thân trắng và “chình nghệ” có chấm đen nhỏ như hạt bắp trên thân vàng. Chúng thường sống và kiếm ăn ở nơi có địa thế hiểm hóc, hang sâu trong gành đá hiểm trở, nước cuộn xiết.
Dân biển nói rằng, chình thường xuất hiện vào mùa êm gió, khoảng tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Có 3 loại chình: “chình dừa” màu xanh, “chình bông” với những chấm màu lam đen trên thân trắng và “chình nghệ” có chấm đen nhỏ như hạt bắp trên thân vàng. Chúng thường sống và kiếm ăn ở nơi có địa thế hiểm hóc, hang sâu trong gành đá hiểm trở, nước cuộn xiết.
Có
hai cách câu, cách thông thường là “câu gành” tức “đi chà”: Dùng mồi cá tươi,
chà lên gành đá gần nước có sóng để tạo mùi tanh nhử chình. Khi chình vào thì
thả mồi, chúng sẽ ăn ngay. Lúc ấy, giật mạnh lưỡi câu và ghì, kéo chình lên.
Đầu chình vừa nhô khỏi mặt nước là dùng lưỡi khấu (móc thép có ngạnh, cán gỗ) móc
vào mang, vào cổ kéo mạnh. Rồi dùng dùi cui đập đầu. Người câu tránh để tay
chân sâu dưới nước, dễ bị chình cắn.
Bộ
đồ nghề câu chình khá đơn giản, một lưỡi câu bằng inox cột vào dây phanh (thắng)
xe đạp dài 60 cm để chống răng chình cắn. Phía trên nối với một đoạn dây cước, dài
1 m, có “con găng” bằng gỗ để cầm tay. Khi lưỡi câu móc được chình thì dùng
lưỡi khấu phụ kéo lên.
Cách
thứ hai là “câu soi”: Lặn xuống biển 4 – 5 m khảo sát. Người câu sẽ bơi “bộ”,
tay cầm lưỡi câu nối với dây cước, có đoạn dây thắng xe đạp ở phần lưỡi câu, đã
móc mồi. Khi chình ăn, người câu giật mạnh rồi hô người trên ghe hoặc bờ kéo
chình lên.
Anh
Tú (dân chài) cho biết “Chình ngửi thấy mùi tanh mà ra, chứ nó nằm trong hang
không nhìn thấy mình. Chuyện câu chình cũng nhiều giai thoại, có người kiên trì
nhử mồi nhưng khi thấy “thuồng luồng” xuất hiện thì … chạy. Chẳng nói đâu xa, tui
cũng gặp trường hợp khóc dở, mếu dở. Trong một lần đi câu, tụi tui ra gành, mỗi
người ngồi ở một đầu hang. Ngồi mài cá trên mỏm đá sát cái hang chình mà thắc
thỏm không yên vì hang tối và sâu hun hút. Đang chà, bất giác tui nghe tiếng
động mạnh, chú cá chình nghệ to bằng gàu xách nước ló đầu lên. Tui hoảng quá …
chạy luôn”.
Chúng
tôi leo gành đá. Đúng lúc chân tôi muốn khụy thì anh Hiền (dân chài) reo khẽ “Đến
rồi”. Đó là các tảng đá to và hang nước sâu hoắm – hang chình. Anh lách vào
ngách đá, chà cá nhử chình, chốc chốc lại vốc ít nước biển tạt lên vách đá,
thịt cá theo đó trôi lan ra. Chờ lâu mà chưa thấy bóng dáng “thuồng luồng” xuất
hiện, tôi sốt cả ruột gan. Trên trời mây đen lòng vòng, sóng biển đập vào càng
lúc càng mạnh. Bỗng một con sóng to đập vào phiến đá, nước biển phủ trọn lên bộ
xương còm nhom của tôi. Chưa kịp hoàn hồn, anh thét “Coi chừng, chình!”. Tôi
ngoảnh lại, một con “thuồng luồng” to bằng bắp vế, dài cả sải tay đang nương
theo con sóng, há hốc mồm với hai hàng răng nhọn hoắt phủ xuống cái tay đang
cầm mồi săn của tôi. Tôi điếng người thả vội mồi, nhoài người sang một bên tảng
đá thì nghe một cái “cộp”, con chình đã trúng cú đập của anh, nó oằn người lao
thẳng xuống hang sâu.
Hình minh họa: Chình biển.
2 nhận xét:
Cái chỗ "Cù lao Xanh" của ông NT này nên tổ chức thành điểm lặn ngắm Cá Chình thì hay hơn là là câu bắt như thế này. Vừa có thu nhập hiệu quả cao vừa bảo vệ tài nguyên môi trường.
cháu cũng có cảm nghĩ như vậy , nếu cứ đễ đó và lặn ngắm thì chắc là hay lắm. ngày trước ở Moray Beach cũng có hai chú Chình to lắm , nhưng từ khi Vinpearl mở cửa. người ta đã bắt và bán cho hồ thủy cung bên đó rồi. bây giờ thỉnh thoảng mới thấy được một chú to như vậy... buồn ghê.
Đăng nhận xét