Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Thêm hình ảnh lặn vịnh Vân Phong.

Những hình ảnh Chiến dịch Vịnh Vân Phong của các thành viên Blog Lanbien-scuba được tui gom lại thành 2 clip. Hình thức "slide show" này cho phép đưa lên những gì gì góp nhặt được từ chuyến đi để mọi người cùng xem lại. Slide sẽ đầy đủ hơn nếu đưa vào được cả những hình ảnh của Coral và từ máy camera của Vinadive (đều là nhữ hình ảnh chất lượng cao). Phần Video Clip thật (cụ cựa được) xin  post lên sau vì việc xử lý tốn thời gian quá.
Dưới đây là những hình ảnh của ngày đầu tiên gồm hai ca lặn tại Hòn Tai và bãi Sứ. Ngày thứ 2, nhất là dive thứ hai tại bãi Nhàu thì máy của tui chụp bị ống kính mờ, ra hình nửa rõ nửa lờ mờ. Nếu có thể sử dụng được những hình ảnh của Coral thì hay quá.
Có thể xem những clips này là những media bổ sung cho bài viết "Hai ngày lặn biển ở vịnh Vân Phong - một chuyến đi thú vị" của phóng viên chiến trường A0E, một bài viết rất thời sự và súc tích.




Mời xem tiếp:


Đã có cập nhật một số hình của TchyA.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Hình Ảnh Chuyến Lặn Vân Phong

Xin gửi mọi người một số hình chụp trong chuyến lặn Vân Phong

Loại này được gọi là Anemone-like animal (gần giống hải quì)
Green alga (tảo xanh) or sailor'eyeball bên cạnh là một chú sên biển
TchyA and AoE
bác HCQuang
Lặn qua một hang nhỏ
ComputerBoy
Soft coral
Lionfish
HCQuang and Coral
Tầu lặn Vinadive
Tiệc tối trên đảo
Mọi người có một buổi tối vui vẻ!

Sea cucumber (hải sâm)
AoE
Ghostpipe fish
Dive master Hung
Soft coral and Anemonefish
Hardcoral
Cá nóc
Đàn cá này có tên là Sergeant Major fish (không biết tên tiếng Việt là gì?)
Moray
Shrimp 

AMK3
Fan coral
Lizardfish (cá thằn lằn)
Cuối cùng là món Nhum biển

Hai ngày lặn biển ở vịnh Vân Phong - một chuyến đi thú vị


Ngày 26.05.2012
6:30, VinaDive.
TchyA, ComputerBoy va AoE tới Nha Trang đúng như dự định. Đến VinaDive thì gặp chú HCQuang và chị Hoa đã có mặt ở đó và đang chuyện trò rôm rả. Vì xe lửa bị delay nên chú AMK3, Coral, chị Ngọc Anh và Hoàng Anh (con của chú AMK3) tới trễ hơn kế hoach một giờ. Tuy nhiên chuyến đi không bị ảnh hưởng gì, 7h45 tiểu đội xuất phát tiến ra vịnh Vân Phong. Đó là vào một ngày đẹp trời, biển êm, gió lặng. Nghe đâu hôm trước sóng to gió lớn lắm...
Tiểu đội lặn
8:30: Quán Gió.
Trên đường đi, cả đoàn dừng lại ăn sáng tại Quán Gió. Nhắc lại vẫn còn thấy thòm thèm. Khác với cháo ngêu ở những quán Sài Gòn mình từng ăn lõng bõng vài con nghêu, cháo hào độc nhất một con hào thì ở quán này mình ăn hết cháo vẫn còn nhiều con hào ở đáy tô. Cái bụng nó êm, tâm thêm vững tiến về Vân Phong.
View đẹp nhìn từ Quán Gió.

10:00: Đầm Môn.
Tới Đầm Môn khoảng 10h, tàu và thủy thủ đoàn đã chờ sẵn, binh đoàn thẳng tiến ra Hòn Tai để thực hiện lần lặn đầu tiên. Lên đênh trên biển gần 2 giờ đồng hồ mới tới được Hòn Tai.
Tàu lặn của Vinadive đã đón sẵn ở cảng Đầm Môn

12:05 Hòn Tai.
Trời không nắng, không mưa, theo lời instructor Hùng thì nhiệt độ nước khoảng 26 độ C. Toàn đội chia làm ba nhóm. Nhóm diver lão luyện bao gồm HCQuang, Coral và ComputerBoy do instructor Hùng chỉ Huy. Nhóm gia đình bao gồm AMK3, chị Ngọc Anh và Hoàng Anh do dive master bự con nhất chỉ huy (tên sẽ bổ sung sau). Cuối cùng là nhóm binh nhì còn non bao gồm: TchyA, chị Hoa và người non nhất: AoE do dive master Quang dẫn đầu. Trong thâm tâm AoE vẫn còn lo lắm, ám ảnh về cái lạnh giá và mấy lần uống nước ở buổi học lặn vẫn còn dư âm mà.
Mặt AoE nhìn lấm lét ghê

Thế nhưng lần này tiếp nước tự tin hơn, không còn cảm giác khó thở và chòng chành khi bắt đầu đi xuống dưới mặt nước nữa. Khả năng cân bằng vẫn còn kém nên phiên lặn đầu tiên cứ trồi lên tụt xuống mãi. Thế giới dưới nước mở ra sinh động và tươi vui khiến AoE rất phấn khởi.
Hình ảnh và tường thuật dưới nước sẽ được bổ sung bởi những thành viên có máy ảnh và máy quay dưới nước.

12:55 Hòn Tai
Kết thúc phiên lặn đầu tiên. Cả đội được đãi một bữa ăn Việt Nam ngon tuyệt trên tàu. Cảm ơn các anh nuôi trong thủy thủ đoàn.


14: 35 Bãi Sứ
Bãi Sứ là một địa điểm lặn trên đường về từ Hòn Tai đến Bãi Tây. Thực hiện chuyến lặn lần 2. Lần này tuy nước đục hơn nhưng cuộc hành trình thú vì vị có đi qua vòm đá và gặp dòng hải lưu nóng, sinh vật dưới biển cũng phong phú lắm.
Chuẩn bị "tiếp nước"
Tiếp....nước
15:30 Bãi Sứ
Kết thúc phiên lặn thứ hai.
TchyA ở Bãi Sứ


16:45, Bãi Tây
Thuyền đáp vào resort Bãi Tây lúc xế chiều. Nước biển trong vịnh lặng và trong thấy thích vô cùng. Nguyên resort chỉ có 4 phòng và phải chạy máy phát điện vào buổi tối. Coi như đoàn của mình bao luôn nguyên resort Bãi Tây còn gì.
Bơi, lặn ở Bãi Tây Beach.

Mặc dù trong người thấm mệt nhưng khí thế bơi lội của TchyA và ComputerBoy ngùn ngụt làm AoE cũng phấn chấn tinh thần mà xuống nước ngụp lặn theo. Có hai cô gái hướng dẫn viên xinh đẹp, chị Hoa và chị Ngọc Anh cùng tham gia nữa nên mặt biển trong vịnh buổi chiều trở nên rộn rã. Hoàng hôn xuống nên thơ và bình yên đến lạ.
Bữa tối hải sản tươi với bia Tiger.

19:45, Bãi Tây
Cả đoàn được chiêu đãi một bữa thịnh soạn với tôm, cá, cháo hải sản, cơm chiên, v.v... Trời mưa lâm râm. Mọi người ngồi nói chuyện vui vẻ tới tận hơn 9h mới phòng ai nấy về. AoE nhắm mắt lại mà thấy mình đang trôi...Một giấc ngủ ngon tiếp sức cho ngày lặn thứ 2.

Ngày 27.05.2012
06:45, Bãi Tây
Sáng 5:30 là ComputerBoy đã dậy sớm để lặn vo ngoài hố sâu 8m. Lúc này tiếng còi của chú Quang phát huy tác dụng khi gọi được ComputerBoy vào bờ cùng ăn sáng với mọi người.
Lên tàu ở Bãi Tây, hành quân ngày thứ 2 của chiến dịch
Trên đường ra cửa Vịnh

Chưa tới 7h mà ánh nắng đã chói chang, hứa hẹn một buổi lặn lung linh phía trước. AoE tự nhủ: thật là may quá. 7h30 mọi người xuất phát quay trở lại Hòn Tai thực hiện phiên lặn thứ 3.

09:30, Hòn Tai, bãi lặn hùng vỹ
Đã được chú Quang  cho biết ở Vân Phong cảnh đẹp hùng mạnh, khoáng đãng nhưng qua lần lặn đầu tiên hôm 26.05 thì vẻ đẹp thật sự đó vẫn còn là một bí ẩn.
AoE thấy cảnh hôm qua đã đẹp rồi và vẫn còn muốn chiêm ngưỡng tiếp. Thế nhưng suy nghĩ này lập tức bị xóa tan bởi cảnh đẹp hùng vỹ trước mắt. Những tảng đá to xù xì ngập sâu dưới mặt nước bị bao quanh bởi san hô, dã quỳ và những sinh vật đáng yêu khác. AoE có cảm giác tầm nhìn mình quá hẹp, sợ không thu được hết vào mắt của mình và sợ bỏ lỡ nhiều cảnh đẹp nên chốc chốc lại ngoái nhìn đằng sau và quay mặt lên trên "vớt vát". Hành động này bị dive master Quang cảnh cáo. Hehe. Những vách đá như được trải thảm hoa li ti làm AoE cứ muốn lại gần, lại gần nữa để xem cho rõ những chạm khắc đó đến nỗi xém húc đầu vào đá. Lúc này 2 nhóm gặp nhau, TchyA và AoE xém xíu nữa bị "lạc bầy" sang nhóm của instructor Hùng.
AoE ở Bãi Sứ
10:15, Bãi Nhau
Trong khi nghỉ ngơi chờ phiên lặn cuối cùng thì HCQuang, AMK3, Coral, ComputerBoy, TchyA và chị Ngọc Anh xuống bơi lội giải trí. Một lần nữa tiếng kèn của chú Quang lại phát huy tác dụng khi tập hợp mọi người lại.

10:45, Bãi Nhau, phiên lặn cuối cùng của chuyến đi
Lần lặn cuối này ở độ sâu khoảng 10m trở lại. Vì anh instructor Hùng ở lại trên thuyền chuẩn bị món đặc sản Nhum (Cầu Gai) ăn tái nên nhóm super star và nhóm gia đình chú AMK3 (cũng là super star luôn) gom lại làm 1.
Chị em Hardbone và chú sao biển
Lần này san hô và cá từng đàn tập hợp ở phía bên tay trái nên AoE cứ chặp chặp lại nhìn về một bên, sung sướng với cảm giác hòa mình cùng sinh vật dưới biển khơi, thèm biết bao cái máy chụp hình. Rồi sợ lạc đàn lại cắm cúi bơi theo trong tâm trạng tiếc nuối. Có đôi chỗ  mực sâu thay đổi, AoE theo quán tính cứ bị trồi lên trên, nhấn nút xả hoài không xi nhê. Đợi lên gần tới mặt nước mới từ từ lặn xuống lại.


Anh instructor bự con của nhóm 6 người giữa đường hết bình thở nên phải share chung với ComputerBoy. Anh ComputerBoy vui vì được thực tập một kĩ năng đã được học nhưng chưa bao giờ xài.

Lên tàu đã có món Nhum bày sẵn. Đang đói mà có gì bỏ bụng thì không còn gì bằng. Huống hồ gì đây lại là một món rất lạ và rất ngon.
TchyA và AoE ở Bãi Sứ
Buổi lặn kết thúc tốt đẹp.

13:15, Bãi Tây
Bữa trưa cuối cùng tại Bãi Tây. AoE ăn no căng vì món nào cũng ngon hết.
Ăn vừa dứt thì anh lái ca nô vào giục mọi người phải khẩn trương vì giông đang kéo tới. Chưa đầy mười phút sau mọi người có mặt trên ca nô. Trên trời mây đen kéo ngùn ngụt, phía xa mưa trắng xóa. Chiếc ca nô chạy trên biển cứ như ngựa phi. Mưa bắt đầu chạm tới tiểu đội làm ai nấy đều thấy lo.
Cơn giông đang đuổi ngay sau!

14:40, Đầm Môn
Chiếc ca nô vội vã cập bến Đầm Môn và quay đầu về nhà như trốn chạy. Mọi người lên bờ an toàn. 5 phút sau mưa gió kéo tới. Biển hôm qua còn hiền là thế, hôm nay bỗng chốc trở nên hung dữ. Cả đội trú mưa tại tồn biên phòng. Khoảng 20' sau thì xe tới đón cả đội về lại Nha Trang.

17:30 VinaDive
Sau khi thả HCQuang, Coral,  AMK3 và gia đình tại ga thì xe về lại Vinadive. ComputerBoy, TchyA và AoE được đóng thêm 4 dấu cho 4 lần lặn. Chị Hoa phân vân không biết nên học lên Advanced hay đi lặn Fun Dive tiếp tục ở Hòn Mun. Không biết cuối cùng chị chọn phương án nào.

ComputerBoy, TchyA và AoE đi ăn tại quán nem  Đặng Văn Quyên rồi lên xe về lại lúc 7h:30. TchyA bị nóng sốt, cũng may có thủ sẵn Panadol nên ngủ được tới sáng hôm sau. 4:45 có mặt tại Sài Gòn.

Ngày 28.05.2012
Sao biển ở Bãi Sứ
Không biết mọi người có giống AoE không chứ AoE lên công ty, ngồi trên ghế mà cứ thấy bồng bềnh giống như ngồi trên thuyền (hoặc xe đò) và đầu óc cứ vương vấn về một chuyến đi...


Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Vân Phong Dive Trip

HCQ và tui. Vịnh Vân phong 06/2010
Cuối cùng thì chuyến đi Vân Phong được hưởng ứng ngoài mong đợi :D BCH hành quân ban đầu chỉ lo làm sao đạt số người tham gia là 6 để chi phí đầu người không nặng quá. Giờ thì ổn rồi, tính đến giờ này đã có 8 diver tham gia, trong đó có 3 trung sỹ, 3 binh nhất PADI và 2 binh nhất SSI. Bên phía Vinadive cũng đã sẵn sàng cung ứng 4 đến 5 sỷ quan chuyên nghiệp để chỉ huy chiến dịch. Kế hoạch hành quân cho tới nay là H2 HCQ sẽ đến Nha Trang từ 25/5 để tiền trạm và lên kế hoạch tác chiến với Vinadive. H2 AMk3, H2 Coral, B2 Hardbone và B2 HA sẽ lên tàu SNT tối 25/5 và tập kết tại Vinadive lúc 6h30 sáng 26/5. Hiện còn chưa rõ H1 Computerboy, B2 TchyA và AoE sẽ đi phương tiện gì? Vì mọi người đều phải làm việc nên chậm nhất là tối 25/5 cũng phải khởi hành. Ngay khi có thông tin mới các bạn cập nhật lên đây nhé để BCH kịp thời xử lý. Do quân số tăng nên chi phí đầu người cũng sẽ được giảm, tuy nhiên mọi người cũng chú ý là sẽ có thêm một chi phí nhỏ tính cho mỗi người đó là 200k tiền Tip cho các quân nhân chuyên nghiệp của Vinadive. Theo ý kiến cá nhân tui, chiều 27/5, toàn đội cũng nên cùng nhau tổ chức một bữa tổng kết chiến dịch trước khi chia tay, có thể là nhà hàng nem nướng đặc sản ờ Nha Trang.
Từ nay đế ngày xuất phát, mọi người có ý kiến gì xin post lên ngay nhé.


Cập nhật thông tin:
Ngày 22/05: 
Nhóm Divers gồm H1 Computerboy, B2 TchyA và B2 AoE sẽ hành quân từ SG  lúc 20h00 bằng xe Phương Trang (hy vọng có giường nằm) và tập kết tại Nha Trang lúc 6h00 sáng . Nhóm này trở về SG cũng bằng xe Phương Trang, xuất phát lúc  19h30 từ Nha Trang. 
 Tin giờ chót: TW mới bổ sung một chiến sỹ bay từ HN vô để nhập đội quân LHQ nâng quân số lên 9 người. Ngày 25/05 B2 Hoa sẽ được không vận từ thủ đô Hanoi vào thủ đô của lặn biển là TP Nha Trang (quá cảnh căn cứ Cam Ranh). Lúc này thì H2 HCQ cũng sẽ ở đó  và sẽ gặp, giao nhiệm vụ cho B2 Hoa. 
 Có một chiến sỹ địa phương quân B2 D Oanh rất muốn cùng tham gia chiến dịch nhưng đáng tiếc là đang ở châu Âu nên gửi lời chúc mọi người vui vẻ.
 Như vậy lực lượng LHQ đã đầy đủ quân số và đóng sổ. Các chiến sỹ nào muốn tham gia chiến đấu sẽ phải chờ đến chiến dịch sau :)
Vấn đề nghỉ đêm 26/5 tại bãi Tây: Trước đây, ta có 8 người là vừa đủ 4 phòng đôi. Nay do quân số là 9 nên sẽ phát sinh một trở ngại nhỏ là sẽ có một giường thêm bổ sung cho phòng 2 người.
Sẽ có 3 sỹ quan chuyên nghiệp của Vinadive chỉ huy lặn. Chúng ta sẽ phải chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 người do một sỹ quan chỉ huy. Tui đề xuất nguyên tắc phân nhóm sao cho mọi người thoải mái vui vẻ nhất.
Tin tình báo: B2 TchyA sau khi trinh sát trên Net đã cung cấp thông tin chiến trường tại đây, mọi người tham khảo trước. (đây là trang web của resort Hòn Ông, nơi HCQ và tui đã ở năm 2010)

Ngày 23/05:
THÔNG BÁO 
v/v ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN.

Theo lịch do Văn phòng vinadive sắp xếp (xin xem thông báo đăng ngày 16/5), thì khi tới Vân phong (ngày 1), đoàn ta lên tàu và đi lặn, lặn sao cho tới khoảng 12g30 thì về tới khách sạn, để ăn cơm trưa.
Như vậy, nếu thực hiện đúng với kế hoạch thì phải gần 13g mới được ăn cơm - đói. Nếu có sai số thì còn về trễ hơn - càng đói.

Sỹ quan của vinadive đề nghị điều chỉnh phương án tác chiến như sau:

Tới Vân phong, đoàn ta không vào khách sạn vội, mà lên tàu đi luôn, đi chơi liền. Lênh đênh, bơi lặn cho tới khi nào thấy đã thì mới về khách sạn. 
Anh em khỏi lo, trên tàu có phòng bếp, có đủ bàn ghế, có Anh nuôi. Anh nuôi sẽ mần cơm cho tất cả. Ngụp lặn cho tới lúc đói mèm thì ... ăn cơm trên tàu. 
No nê rồi thì uống cafe, đờn ca tài tử.
No rồi thì tàu chạy tới đâu cũng "không ngán".

Kính báo

HCQ


Ngày 25.05:


Hôm nay H2 HCQ đã lên đường đi Nha Trang từ sáng sớm. 
Theo kế hoạch, B2 N Hoa sẽ bay từ HN vào Cam Ranh bằng chuyến bay chiều.
20H Hai nhóm đường sắt và xe hơi cùng lên đường - tập kết tại Vinadive - 23D Biệt Thự -NT-KH vào sáng mai.


CHÚC CHUYẾN ĐI THÀNH CÔNG!

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Lý thuyết về trái bong bóng. P2–Trang cuối cùng trong giáo án của tôi

(bài của một chuyên gia cấp cao, trích)
 
... Nếu bạn nhập nước với một phiền toái nhỏ thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nhiều phiền toái nhỏ sẽ chồng chất lên nhau để trở thành vấn đề nghiêm trọng. 

Nếu lúc bắt đầu lặn không được tốt, bạn cần giải quyết ngay hoặc hủy bỏ chuyến lặn. Kính lặn bị rò rỉ có thể chỉ đơn giản là do đeo lệch nhưng có thể là một kẽ hở ở vành silicon. Tốt nhất là bạn tìm ra nguyên nhân tại độ sâu 3 mét và ở cạnh dây neo tàu lặn, sẽ tốt hơn là khám phá ra nó ở độ sâu 30 mét và cách tàu lặn 200 mét. 

Hãy lắng nghe kế hoạch lặn:

Tôi có trên 5.000 giờ lặn an toàn trong các tình huống, môi trường rất khác nhau, và tôi vẫn dành thời gian lắng nghe từng chi tiết của kế hoạch lặn, và đặc biệt chú ý nếu tới một điểm lặn mới.

Bạn cần hỏi thợ lặn địa phương những kỹ năng chuyên biệt, địa hình và đặc điểm ở đó. Họ biết các nguy cơ, tình tiết cụ thể tại điểm lặn ở đó, và các điều cần quan tâm. Chúng sẽ giúp cho cuộc lặn của bạn được an toàn và thú vị hơn. Ngay cả trên điểm mà tôi đã lặn hàng chục lần, tôi vẫn dành thời gian lắng nghe họ nói. Vì, như bạn biết đấy, thời tiết thay đổi sẽ thay đổi môi trường hiện tại và thay đổi trong các sinh vật biển. Thợ lặn địa phương là chuyên gia ở nơi đó, do đó, bạn hãy sử dụng kinh nghiệm của họ để tránh cho mình bị rơi vào tình huống bất ngờ. 

Điều này cũng áp dụng cho các cuộc họp của thủy thủ đoàn, một nguồn thông tin cho quy trình tác nghiệp trong trường hợp bình thường và trong trường hợp khẩn cấp. Bạn tôi (một thợ lặn giàu kinh nghiệm) đã bỏ qua lời khuyên của thủy thủ đoàn và đã bị sự cố nghiêm trọng – kết quả của sự kiêu căng của anh ấy. 

Thiết bị phù hợp:

Là chủ một cửa hàng thiết bị lặn, tôi cần bán các mặt hàng cho thợ lặn, nhưng tôi khuyên bạn không nên sắm tất cả chúng trong cùng một lúc. Quá nhiều thiết bị mới, ngay cả khi nó rất hoàn hảo, sẽ làm bạn phải thích nghi với chúng trong cùng một lúc. 

Chỉ nhiều thiết bị mà không gặp nhiều rắc rối, đó là các thiết bị an toàn. Tôi luôn mang theo phao báo hiệu (phao bơm) màu sắc rực rỡ, đèn, cờ hiệu, còi báo cảnh, cứ y như kẻ nhập môn. Sẽ là một ý tưởng tốt nếu bạn mang theo dao lặn và dao lặn dự bị.

Hãy chắc chắn rằng các thiết bị bạn đang mang trên người là làm việc tốt. Hãy suy tính về vị trí đeo/cất chúng. Cần sắp xếp hợp lý đối với từng thứ và loại bỏ sự vướng víu từ nó, sao cho khi bị sự cố khẩn cấp, bạn có thể tìm và lấy nó ra ngay lập tức.

Ai chịu trách nhiệm về an toàn của bạn?  

Không ai có thể lặn dùm bạn, suy nghĩ dùm bạn, thực thi kế hoạch dùm bạn, và không ai có thể tiết kiệm cuộc sống dùm bạn. Bạn phải tự làm tất cả điều này. Không bao giờ tin tưởng sẽ có ai khác (trưởng nhóm, đội cứu hộ) giữ an toàn cho bạn. Bạn chịu trách nhiệm về hành vi của bạn và chuẩn bị để đối phó với các vấn đề phát sinh; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ bạn lặn trong trường hợp khẩn cấp. (hết) 

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Thông báo: Cafe off-line


Sau khi tìm hiểu thông tin một cách sơ bộ từ một số CLB lặn tiêu biểu ở Nha Trang, bác HCQ và tui xin thông báo:
      Chuyến lặn biển đầu tiên của các thành viên Blog Lặn biển sẽ được tổ chức tại Khánh Hòa.
Hòn Mun- Nha Trang là nơi dễ tiếp cận và phong phú các nhà cung cấp dịch vụ lặn vì thế việc tổ chức đi ở đây không có gì phải bàn luận nhiều.
Vịnh Vân Phong, cách Nha Trang 80 Km về phía Bắc là nơi cũng có nhiều điểm lặn đẹp và hoang sơ hơn ở NT. Chỉ có hai CLB có dịch vụ lặn ở đây là Rainbow và VinaDive, một ông chuyên phục vụ khách nước ngoài và một ông chuyên khách Việt. Giá cả cũng chênh lệch nhau hẳn. Giá dịch vụ trọn gói (Xe đi về từ Nha Trang - Đầm Môn, Vân Phong. Tàu và trang bị lặn ở Vân Phong Hai ngày, 4 lần lặn) của VinaDive rẻ bằng 1/2 giá của Rainbow. Theo tui, người Vietnam ủng hộ hàng Vietnam chúng ta chọn VinaDive. Tuy nhiên để mọi người đóng góp thêm ý kiến và cùng bàn luận thống nhất chương trình sao cho tốt nhất, xin mời các bạn đến dự buồi Cafe off-line tại quán Cafe Thời @ vào chiều thứ sáu, ngày 18/5 lúc 17h00.
 Dưới đây là Chương trình đi Vân Phong của Vinadive được bác HCQ gửi qua eMail,
      Hẹn gặp mọi người tại "THỜI@"

                                    KHÁM PHÁ THẾ GIỚI BIỂN TẠI VỊNH VÂN PHONG
 (2 NGÀY - 1 ĐÊM)

Ngày 01

6h30       Xe và Hướng dẫn viên đón Quý khách văn phòng Vinadive, khởi hành đi vịnh Vân Phong. Đoàn ghé ăn sáng tại Quán Gió - một nhà hàng hải sản tươi sống nổi tiếng nhất vùng dưới chân đèo Rọ Tượng,  thưởng thức món cháo hải sản thơm ngon, bổ dưỡng.
8h30       Đến cảng vịnh Vân Phong, Quý khách lên tàu du ngoạn trên vịnh, đến Hòn Tai, thực hiện ca lặn lần thứ nhất (khoảng 45 phút cho khách có bằng lặn và 30 phút cho khách chưa có bằng). Quý khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn và  tìm hiểu hơn 350 loài san hô quý hiếm và hơn 270 loài tôm cá sinh sống tại đây. Khung cảnh lung linh, kỳ thú dưới đáy biển sẽ mang lại cho Quý khách những trải nghiệm ấn tượng nhất. 
10h30     Tàu chuyển điểm lặn, Quý khách nghỉ ngơi, thư giãn trên tàu, thưởng thức ly trà gừng ấm nồng với các loại trái cây địa phương.
11h00     Đến Bãi S, thực hiện ca lặn lần 2, một thế giới mới đang chờ đợi Quý khách khám phá và chinh phục.
12h30    Tàu đưa Quý khách về nhận phòng tại khách sạn Bãi Tây. Ăn trưa tại nhà hàng của khách sạn . Tự do nghỉ ngơi, tắm biển và thư giãn tại đây.
19h00     Quý khách sẽ được tham dự 1 buổi sinh hoạt ngoài trời với các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn, thưởng thức các món hải sản nướng tươi ngon do tự tay mình chế biến. Tự do dạo biển về đêm.
Ngày 02
07h30      Quý khách ăn sáng tại khách sạn, tàu và Hướng dẫn viên sẽ đón Quý khách đi lặn tại Hòn Tai v à Lưới Đăng.
12h00      Tàu đưa Quý khách về lại khách sạn ăn trưa và làm thủ tục trả phòng. Quay trở lại đất liền, khởi hành về Nha Trang. Chia tay, hẹn gặp lại Quý khách.
Giá trọn gói cho nhóm 6 khách : 3.399.000 đồng/ khách
(Giá trọn gói cho nhóm 5 khách trở xuống : 19.000.000 đồng/ trip)
Bao gồm:
  • Xe đưa đón Nha Trang - Vân Phong - Nha Trang
  • Hướng dẫn viên
  • Thiết bị lặn chuyên dụng
  • Khách sạn tại Khu Du Lịch Bãi Tây ( phòng 2 người)
  • Ăn các bữa theo chương trình (Sáng, trưa, tối)
  • Tàu phục vụ đi lặn
  • Bảo hiểm du lịch
  • Nước uống chai 0.5 lít/khách/ngày
Không bao gồm:
  • Các chi phí cá nhân khác

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Thử nghiệm GoPro - Nha Trang


Như đã nói ở bài trước, tui đi Nha Trang lặn mà quên mang cái đèn video. Không có bộ gá máy, tui đeo cái Gopro trên đầu để rảnh tay chụp hình. Là thiết bị gắn trên công cụ, phương tiện thể thao nên Gopro có một nhược điểm lớn là không có màn hình hiển thị kèm theo. Mọi thứ nó quay được một cách mú quáng, thu tất cả những gì có trong tầm nhìn. Do không xem lại được hình ảnh để điều chỉnh góc nhìn, tui đã mang cái GoPro trên đầu một cách áng chừng, có lẽ là quá chếch lên trên (không song song tầm nhìn của mắt) nên hình ảnh thu được có xu thế nghếch trên trên nhiều quá. Hậu quả là tui phải duyệt, cắt từ 6 G video để làm ra cái clip ngắn này. Chín phút video này vẫn có thể cắt gọt cho ngắn gọn, súc tích hơn nhưng tui đã không còn đủ kiên nhẫn và thời gian cho việc này. Xin post lên để các bạn xem. Lần tới, cái Gopro sẽ được gá chung cùng máy chụp hình (xài ké cái viewfinder), có ánh sáng phụ trợ và tui sẽ chủ động chộp những gì mình muốn :))


Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Lý thuyết về trái bong bóng. P1-Điều gì giết chết thợ lặn

(Bài của một chuyên gia cấp cao, trích).

Tai nạn lặn thường dự đoán được và do đó tránh được, nếu các thợ lặn có chung một cảm nhận, một tư duy giống như các chuyên gia lặn. Khi tôi phỏng vấn những người sống sót sau tai nạn lặn, họ thường tham chiếu đến một cái gì đó đã xảy ra hồi năm ngoái nhưng lại không được giải quyết một cách hiệu quả. 

Nhiệm vụ của tôi là phân tích các sai sót để giúp các thợ lặn tự phát hiện ra sai sót và có những hành động thích hợp để tránh trở thành nạn nhân tiếp theo. Thay vì mổ xẻ những trường hợp cụ thể, tôi đưa ra một số hướng dẫn chung để giúp bạn trở thành một thợ lặn an toàn hơn và tự tin hơn. Đây là trang cuối cùng trong giáo án của tôi. 

Người ta thường hỏi tôi “Điều gì giết chết thợ lặn?”. Câu trả lời rất đơn giản: Hoảng loạn!
Nhìn lại các trường hợp tai nạn, chúng ta thấy sự khác biệt giữa một vụ tai nạn tử vong hay bị tổn thương nghiêm trọng, và một vụ tai nạn nhưng nạn nhân vẫn sống và tiếp tục lặn, thường do thợ lặn có kiểm soát được hoảng loạn hay không. Một thợ lặn khỏe mạnh, được đào tạo, vẫn có thể bình tĩnh và kiểm soát được, ngay cả khi gặp sự cố nghiêm trọng.

Không có một nguyên–nhân–chính nào gây ra hoảng loạn. Hoảng loạn thường xuất phát từ nhiều vấn đề nhỏ, tiến triển rồi áp đảo thợ lặn. Hãy nghĩ về nó theo cách này: Hoạt động của thợ lặn giống như cuộc sống hàng ngày của mọi người và đang ở trong vùng thoải mái – tạm gọi là một bong bóng. Khi bạn đi tới gần mép của bong bóng, nhiều khả năng bạn bị va mặt vào đó và làm cho nó nổ tung. Khi cuộc lặn hoàn hảo, khi tất cả mọi thứ đều tốt, tức là bạn vẫn còn ở trong bong bóng, tức ở trong vùng thoải mái. Một sự rò rỉ nước vào kính lặn, thế là bạn bị di chuyển ra khỏi trung tâm bong bóng. Thêm một dòng chảy mạnh hơn bạn mong đợi, thế là bạn tiếp tục bị di chuyển ra gần mép bong bóng một chút nữa, và cứ thế.

Tới mép bong bóng, tôi dám cá rằng, các vấn đề nho nhỏ tiếp theo, nếu xảy ra, sẽ làm cho bạn mất kiểm soát. Khi hoảng loạn nổ ra ở mức quy mô, sự suy nghĩ hợp lý được thay thế bởi các phản ứng tiêu cực, thậm chí rất ngớ ngẩn. Khi đó, nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài, thợ lặn hoảng sợ sẽ tự làm tổn thương cho mình hoặc bị chết, vì chỉ đơn giản là không sao thực hiện được các kỹ năng thông thường để khắc phục sự cố. Sai lầm phổ biến khi hoảng sợ là thợ lặn bỗng dưng tháo kính lặn ở dưới nước, hoặc không bơm BCD(*) của họ khi đã ở trên mặt nước, hoặc không tháo bỏ các vật nặng khi BCD bị xì hơi làm họ bị chìm trở lại, ... 

Luật Murphy: “Bất kỳ cái gì có thể bị hư, nó sẽ bị hư”. 
Murphy ẩn trong túi lặn của bạn và nhẫn nại chờ đợi cơ hội giết bạn. Thiết bị có lỗi, lặn không theo kế hoạch, tiếp nhận bài huấn luyện một cách hời hợt, sẽ là lời mời Mr.Murphy tới tàn phá. 

Hầu hết các nạn nhân đều hoàn toàn không quan tâm tới tiềm năng của tai nạn lặn, và do đó, khi xuất hiện sự sai lệch, sẽ không biết phải đối phó như thế nào. 
Chiến lược thông minh là cần thường xuyên thực hành các kỹ năng cơ bản học từ thời nhập môn. Nếu bạn đối phó được với trường hợp khẩn cấp thì đó là “bản năng thứ hai” của bạn. Bạn cùng bạn bè hãy chơi trò chơi “cần làm gì nếu bạn bị…”. Hãy suy nghĩ về những điều có khả năng xảy ra, và quan trọng hơn, suy nghĩ và thực hành cách để chống lại nó hoặc để đáp ứng với nó: Khi đang lặn, bạn sẽ làm thế nào để điều chỉnh được sự cân bằng của bạn? Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị lạc khỏi nhóm? Bạn sẽ làm gì nếu nhảy xuống từ tàu? Bạn làm thế nào để triển khai thiết bị báo hiệu?... (còn nữa)

H: Hoạt động của thợ lặn giống như cuộc sống hàng ngày, là nên ở trong vùng thoải mái (ở trong bong bóng).
(*) xin xem tại Tự điển lanbien ở bên phải trang blog.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Lặn Nha Trang dịp lễ 30/4

Không đi lặn ở Trường Sa được thì đến nơi dễ đến là Nha Trang. Với tui vào dịp lễ đi Nha Trang cũng không vất vả lắm vì có hai trở ngại lớn nhất dịp nghỉ lễ là đi lại là lưu trú thì: Đi lại bằng xe lửa là yên tâm không lo kẹt xe, chỉ phải lo mua vé trước vài tuần là được. Còn lưu trú thì Nha Trang là quê tui nên về đó kiếm chỗ ngủ không khó. Mặt khác, tui cũng nóng lòng muốn thử mấy cái đồ chơi tậu được khi đi ADEX cùng Coral hồi giữa tháng tư. Đó là một bộ gá máy chụp hình cộng cánh tay gắn đèn chụp hình (Strobe hoặc đèn LED) và một đèn LED 650 lumens chuyên dụng cho video. Tui cẩn thận chuẩn bị mấy thứ này từ mấy hôm trước khi đi, kiếm một cái túi bảo vệ bằng neopren để đựng và xếp vào tủ. Để có được tiện nghi khi lặn, bạn phải trả giá bằng sự phiền toái khác :). Tui có một túi to để chứa tất cả những gì thuộc về trang bị lặn mang theo. Cái list các thứ trang bị này cứ lớn dần theo thời gian. Khi tui lần đầu tiên đi thi thực hành để lấy bằng Open Water trên vai chỉ có cặp fins, kính lặn và ống thở nay sau 3 năm thì mỗi lần đi lặn phải tha một túi to khoảng 13-14 kg. Vấn đề là nhiều chi tiết quá nên dù đã ghi cẩn thận vào sổ các thứ cần mang theo, cuối cùng đến Nha Trang tui mới phát hiện ra là bỏ quên cái túi bộ gá máy cùng đèn chụp hình ở nhà. Thế là hết cơ hội thử nghiệm chụp hình và quay video có ánh sáng phụ trợ dưới nước :((  Đành lại chụp hình với ánh sáng tự nhiên như những lần trước. May mắn là ngày hôm đó nắng chói chang nên ánh sáng ở độ sâu 10 m cũng còn khá. Tầm nhìn không tốt lắm chỉ cỡ 8-10 m. Lần này có dịp thử chiếc GoPro HD ở biển nên tui không quay video bằng máy chụp hình nữa. Do quên bộ gá máy ảnh ở nhà nên tui đeo máy GoPro lên đầu và tay điều khiển máy ảnh. Chất lượng video khá tốt (HD) dù chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên, Nhưng quay kiểu này làm cho việc biên tập rất mệt vì phải mất công xem, cắt ra những clip ưng ý rối mới biên tập lại thành video hoàn chỉnh. Đành hẹn các bạn các cảnh quay của anh bạn Hero vào bài sau, còn bài này chỉ có ảnh, như mọi khi chộp bằng máy Sealife MD800 với ánh sáng tự nhiên.

Lần này Ki Ka không lặn cùng tui vì đang mắc huấn luyện một cô gái Nhật lấy bằng OWC

Tui lặn cùng Nguyên, chuẩn úy PADI của Rainbow Divers Nha Trang.

 Đã vài tuần nay, tại vị trí này có một chú cá ngựa bám đoạn dây chão này, khi tui được dẫn tới thì thật xui xẻo, không thấy chú cá ngựa đâu, chỉ có một chú cá nóc lượn lờ.

 Một chú cá "lá" nằm sâu trong hốc, loay xoay một lúc mới chộp được, mà mấy nét cũng không chuẩn được.

 Chộp chú sên trần (nudibranch) nì lại quá dễ, tui chộp nó trong tư thế hai chân chổng lên trời!

 Cá sư tử (lionsfish) - đề tài quen thuộc :)

 Một chú tôm rập rình ở cửa khe đá.

 Một chú sên trần khác, lần này tui may mắn chộp được một loạt nudibranch - chỉ tiếc không có ống kính macro để có thể chụp đẹp hơn

 Gặp lại Ki Ka ở dưới nước.

 Theo sau là cô học trò người Nhật - đang thi lấy bằng OWC do Ki Ka hướng dẫn.

Hai thầy trò Ki Ka

    Trái ngược với cảnh hai thày trò nhà Ki Ka ung dung bơi ngắm cảnh, anh chàng to khỏe Hàn Quốc này bị một DM nắm cổ lôi sềnh sệch vì chỉ là một diver "lặn thử"! Còn gì là thú vị nữa :D

Cuối cùng là tui với cái camera GoPro HD trên đầu.

  Tui đi lặn với Rainbow Nha Trang. Đi lặn dịp lễ đông nghẹt luôn, hôm đó tàu tôi đi chở tới 25 khách lặn chưa kể đội HDV và HLV lặn của RB. Tại Hòn Mun, ngoài các tàu chở khách lặn của các CLB ra còn nhiều tàu chở khách du lịch ra đó bơi, lặn snorkel và xem san hô qua tấm kính ở đáy tàu.
   Chuyến đi này, việc quên đèn chụp hình ở nhà không phải là xui xẻo duy nhất. Lần lặn thứ hai, tui bị rơi mất túi chì (1,5Kg) lúc nào không hay :(( - kỳ lạ là mất 1,5 Kg mà tui hổng có cảm giác gì cả, cứ lặn bình thường tới lúc lên tàu chú Nguyên mới phát hiện ra. Từ nay đi lặn chắc phải mang đai chì cho lành ;)