Tai nạn lặn thường dự đoán được và do đó tránh được, nếu các thợ lặn có chung một cảm nhận, một tư duy giống như các chuyên gia lặn. Khi tôi phỏng vấn những người sống sót sau tai nạn lặn, họ thường tham chiếu đến một cái gì đó đã xảy ra hồi năm ngoái nhưng lại không được giải quyết một cách hiệu quả.
Nhiệm vụ của tôi là phân tích các sai sót để giúp các thợ lặn tự phát hiện ra sai sót và có những hành động thích hợp để tránh trở thành nạn nhân tiếp theo. Thay vì mổ xẻ những trường hợp cụ thể, tôi đưa ra một số hướng dẫn chung để giúp bạn trở thành một thợ lặn an toàn hơn và tự tin hơn. Đây là trang cuối cùng trong giáo án của tôi.
Người ta thường hỏi tôi “Điều gì giết chết thợ lặn?”. Câu trả lời rất đơn giản: Hoảng loạn!
Nhìn lại các trường hợp tai nạn, chúng ta thấy sự khác biệt giữa một vụ tai nạn tử vong hay bị tổn thương nghiêm trọng, và một vụ tai nạn nhưng nạn nhân vẫn sống và tiếp tục lặn, thường do thợ lặn có kiểm soát được hoảng loạn hay không. Một thợ lặn khỏe mạnh, được đào tạo, vẫn có thể bình tĩnh và kiểm soát được, ngay cả khi gặp sự cố nghiêm trọng.

Tới mép bong bóng, tôi dám cá rằng, các vấn đề nho nhỏ tiếp theo, nếu xảy ra, sẽ làm cho bạn mất kiểm soát. Khi hoảng loạn nổ ra ở mức quy mô, sự suy nghĩ hợp lý được thay thế bởi các phản ứng tiêu cực, thậm chí rất ngớ ngẩn. Khi đó, nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài, thợ lặn hoảng sợ sẽ tự làm tổn thương cho mình hoặc bị chết, vì chỉ đơn giản là không sao thực hiện được các kỹ năng thông thường để khắc phục sự cố. Sai lầm phổ biến khi hoảng sợ là thợ lặn bỗng dưng tháo kính lặn ở dưới nước, hoặc không bơm BCD(*) của họ khi đã ở trên mặt nước, hoặc không tháo bỏ các vật nặng khi BCD bị xì hơi làm họ bị chìm trở lại, ...
Luật Murphy: “Bất kỳ cái gì có thể bị hư, nó sẽ bị hư”.
Murphy ẩn trong túi lặn của bạn và nhẫn nại chờ đợi cơ hội giết bạn. Thiết bị có lỗi, lặn không theo kế hoạch, tiếp nhận bài huấn luyện một cách hời hợt, sẽ là lời mời Mr.Murphy tới tàn phá.
Hầu hết các nạn nhân đều hoàn toàn không quan tâm tới tiềm năng của tai nạn lặn, và do đó, khi xuất hiện sự sai lệch, sẽ không biết phải đối phó như thế nào.
Chiến lược thông minh là cần thường xuyên thực hành các kỹ năng cơ bản học từ thời nhập môn. Nếu bạn đối phó được với trường hợp khẩn cấp thì đó là “bản năng thứ hai” của bạn. Bạn cùng bạn bè hãy chơi trò chơi “cần làm gì nếu bạn bị…”. Hãy suy nghĩ về những điều có khả năng xảy ra, và quan trọng hơn, suy nghĩ và thực hành cách để chống lại nó hoặc để đáp ứng với nó: Khi đang lặn, bạn sẽ làm thế nào để điều chỉnh được sự cân bằng của bạn? Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị lạc khỏi nhóm? Bạn sẽ làm gì nếu nhảy xuống từ tàu? Bạn làm thế nào để triển khai thiết bị báo hiệu?... (còn nữa)
H: Hoạt động của thợ lặn giống như cuộc sống hàng ngày, là nên ở trong vùng thoải mái (ở trong bong bóng).
(*) xin xem tại Tự điển lanbien ở bên phải trang blog.
2 nhận xét:
Bài viết hay quá. AoE rất hay bị hoảng loạn mà kĩ năng thì quá non nớt. Hic, sắp tới sẽ có cơ hội để thực tập lại mấy kĩ năng căn bản.
Chào AoE.
Bài của một chuyên gia cao cấp mà.
Vẫn còn phần 2 đấy.
Đây là "trang cuối cùng trong giáo án của tôi" - ổng nói vậy, tức nó đúng cho mọi Divers, suốt từ Binh nhất Diver (bậc thấp nhất) cho tới Thiếu tướng Diver.
Đăng nhận xét