CHÀO MỪNG NĂM MỚI 2016! CHÚC CÁC BẠN LẶN GẦN XA MỘT NĂM MỚI AN KHANG VÀ NGẬP TRÀN NIỀM VUI.
Nơi trao đổi thông tin giữa những người tham gia lặn biển. Là nơi giao lưu tán gẫu của những người quan tâm trò giải trí này
Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015
Chuyến đi lặn ở Philippines của chúng tôi (P2)
(tiếp theo và hết)
Tôi đã có 18 chuyến lặn tại Magic Island, Cebu, và tôi có thể cho bạn một danh sách
các điểm lặn đẹp (cùng tờ tóm tắt các kinh
nghiệm mà chúng
tôi đã làm thế nào để có thể ở lâu dưới nước): Batayana, Reef House, Dolphin House, Kasai Wall, Talisay, Eyoy, Copton
Bay (có xác máy bay chìm), Basdiot, Pescador
1 và
Pescador 2, Talisay Wall, Sanctuary, “cá bống tượng Point”, Tongo, Oscar Cave 1 và Oscar Cave 2.
Đêm cuối cùng tại Magic, giấc ngủ của tôi bị phá quấy, những người uống rượu cực đoan đã mở tiệc tại hồ bơi của khách sạn, ngay phía sau phòng ngủ của tôi. Tiếng la hét của họ đánh thức tôi nhiều lần trong đêm.
Sáng thứ bảy tuần sau, chúng tôi ăn sáng, rồi đi Dumaguete. Một chuyến phà 20 phút nhưng phải chờ ở bến 30 phút. Lên phà, chúng tôi bị kẹt ở trong cùng, nóng nực, ngột ngạt và có quá nhiều người. Tới Dumaguete, chúng tôi lên xe do nhân viên của khu nghỉ mát Atlantis, Dumaguete, chỉ định), gồm xe jeepney rồi xe buýt. Đi xe hết 30 phút thì đến khu nghỉ mát, một khu vực rất đáng yêu.
Chiều thứ bảy ở Atlantis Resort, Dumaguete. Chúng tôi được dẫn đi ăn trưa, còn hành lý được chuyển tới phòng ngủ. Họ giao chìa khóa phòng cho chúng tôi trong bữa ăn. Chỉ có một chìa. Vì vậy, bạn cứ liên tục phải thu xếp với bạn cùng phòng như thế nào để xử lý khi bạn đi spa, đi lặn, hay khi hai người không phải đang ở cùng một vị trí và muốn đi về phòng. Tôi hơi mệt mỏi và do nắng nóng, nên tôi chọn cho một giấc ngủ ngắn. Một vài người chọn cho quầy bar – đây là những người khoái uống cực đoan, và trong nhóm du lịch nào cũng luôn luôn có một vài người. Những người khác thì lên thuyền đi chơi.
Đêm cuối cùng tại Magic, giấc ngủ của tôi bị phá quấy, những người uống rượu cực đoan đã mở tiệc tại hồ bơi của khách sạn, ngay phía sau phòng ngủ của tôi. Tiếng la hét của họ đánh thức tôi nhiều lần trong đêm.
Sáng thứ bảy tuần sau, chúng tôi ăn sáng, rồi đi Dumaguete. Một chuyến phà 20 phút nhưng phải chờ ở bến 30 phút. Lên phà, chúng tôi bị kẹt ở trong cùng, nóng nực, ngột ngạt và có quá nhiều người. Tới Dumaguete, chúng tôi lên xe do nhân viên của khu nghỉ mát Atlantis, Dumaguete, chỉ định), gồm xe jeepney rồi xe buýt. Đi xe hết 30 phút thì đến khu nghỉ mát, một khu vực rất đáng yêu.
Chiều thứ bảy ở Atlantis Resort, Dumaguete. Chúng tôi được dẫn đi ăn trưa, còn hành lý được chuyển tới phòng ngủ. Họ giao chìa khóa phòng cho chúng tôi trong bữa ăn. Chỉ có một chìa. Vì vậy, bạn cứ liên tục phải thu xếp với bạn cùng phòng như thế nào để xử lý khi bạn đi spa, đi lặn, hay khi hai người không phải đang ở cùng một vị trí và muốn đi về phòng. Tôi hơi mệt mỏi và do nắng nóng, nên tôi chọn cho một giấc ngủ ngắn. Một vài người chọn cho quầy bar – đây là những người khoái uống cực đoan, và trong nhóm du lịch nào cũng luôn luôn có một vài người. Những người khác thì lên thuyền đi chơi.
Sáng chủ nhật, chúng tôi dậy sớm, ăn sáng và gặp DM(*) sẽ đi cùng chúng tôi trong tuần – một chàng trai thấp bé tên là Genie, hài hước và có đôi mắt rất sáng. Anh cho chúng tôi một tóm tắt về chương trình lặn. Nếu muốn, chúng tôi sẽ lặn 5 cú trong một ngày, 2 cú buổi sáng, buổi chiều 2 và 1 cú đêm lặn. Cuối cùng, mục tiêu của chúng tôi là làm 22 cú lặn trong tuần.
Hồi người ta mới mở dịch vụ ở Dumaguete thì hòn đảo này rất vắng vẻ. Bây giờ đảo đã có vài trăm cư dân và một số nơi đã có điện. Người dân đảo rất hạnh phúc với cuộc sống như họ có. Tính nết của họ ôn hòa và không có điều gì làm cho họ vội vã. Còn đảo Sijiour chỉ có rất ít dân cư và thậm chí không hề có dịch vụ.
… Chúng tôi đã lặn đủ 22 cú, trong đó có hai lần ở điểm lặn Mandarinfish. Tôi cố gắng để có được tấm hình ảnh lặn đêm đẹp, nhưng không đạt, chỉ vì các DM ở đây không dùng đèn pin và họ tìm cách hạn chế chúng tôi sử dụng đèn pin. Vì vậy tôi chỉ có thể dùng đèn flash của máy chụp hình. Chúng tôi lặn ở các điểm: Daruin Bắc, Daruin Nam, Mandarinfish Dive, Ceres, San Miguel, San Miguel Bắc, Reef House, Masaplod Norte, Sahara. Ở đảo
Dumaguete! Tôi yêu nó, và tuy không có những sinh
vật gây ngứa, nhưng tôi vẫn đội chiếc mũ trùm nylon lập dị. Tôi yêu các sinh vật biển, chúng có màu sắc rực rỡ. Nhiều thứ trước kia tôi chưa bao giờ thấy và
tôi đã rất hạnh phúc khi thấy chúng. Các roughsnout trông giống như chếc lá lập lờ trong
nước, con “chìa vôi ma” trang trí rất công phu trên cơ
thể. Tôi đã
nhìn thấy một màu xanh bao quanh con bạch tuộc đang giao phối, … Đáy
biển ở đây có
rất nhiều thứ để nhìn và có thể gây cho bạn quá tải về thông tin.
Vào cuối tuần, nhóm tôi đi thăm quan cá mập voi, một chuyến đi mà không đảm bảo rằng chúng sẽ có ở đó, và phải thêm chi phí. Tôi quyết định theo lời khuyên của một số người ở khu nghỉ mát này – những người bạn rất tốt và hữu ích đối với tôi. Thay vì đi xem cá mập voi, tôi và hai người khác trả chi phí đi lặn ở Ceres. Ba chúng tôi là khách duy nhất trên thuyền lặn. Anh Genie, DM, là người bạn tuyệt vời. Anh cố gắng tìm một con bạch tuộc “giả trang” cho tôi, nhưng chỉ gặp bạch tuộc thường. Tôi đã không có may mắn. Chúng tôi làm cú lặn hết một giờ và 17 phút (bạn yên tâm, tôi vẫn còn hơn 1.000 psi khí dự phòng). Quá thú vị, tôi không muốn cuộc lặn kết thúc. Thật không may, tôi cảm thấy ngứa họng và trong cổ họng tôi xuất hiện chất nhầy, hơn nữa, tôi đã hắt hơi ở dưới đáy – tôi biết tôi đã bị nhiễm lạnh. Đành kết thúc chuyến lặn.
Vào cuối tuần, nhóm tôi đi thăm quan cá mập voi, một chuyến đi mà không đảm bảo rằng chúng sẽ có ở đó, và phải thêm chi phí. Tôi quyết định theo lời khuyên của một số người ở khu nghỉ mát này – những người bạn rất tốt và hữu ích đối với tôi. Thay vì đi xem cá mập voi, tôi và hai người khác trả chi phí đi lặn ở Ceres. Ba chúng tôi là khách duy nhất trên thuyền lặn. Anh Genie, DM, là người bạn tuyệt vời. Anh cố gắng tìm một con bạch tuộc “giả trang” cho tôi, nhưng chỉ gặp bạch tuộc thường. Tôi đã không có may mắn. Chúng tôi làm cú lặn hết một giờ và 17 phút (bạn yên tâm, tôi vẫn còn hơn 1.000 psi khí dự phòng). Quá thú vị, tôi không muốn cuộc lặn kết thúc. Thật không may, tôi cảm thấy ngứa họng và trong cổ họng tôi xuất hiện chất nhầy, hơn nữa, tôi đã hắt hơi ở dưới đáy – tôi biết tôi đã bị nhiễm lạnh. Đành kết thúc chuyến lặn.
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015
Chúng ta có một cái nhìn tổng quan về các động tác trong một chu kỳ bơi ếch
(theo enjoy-swimming.com,
trích dịch, và có thêm bớt chút đỉnh)
Bơi ếch là kiểu bơi rất tốn sức vì kiểu bơi này gây ra
lực cản rất lớn, do vậy, theo lý thuyết “Swimming into the 21th century”, bạn nên tìm mọi
cách để cho cơ thể được thuôn dòng chảy, và cho tay chân được luôn phiên nghỉ
ngơi trong tích tắc. Dưới đây là lời khuyên không bắt buộc.
1. Ở vị trí ban đầu.
Cơ thể bạn đang nằm ngang trên mặt nước. Đôi tay duỗi thật thẳng về phía trước và
ở gần nhau, lòng bàn tay úp xuống. Đầu thẳng với trục cơ thể, và mắt nhìn thẳng
xuống đáy. Đôi chân duỗi thật thẳng và ép sát nhau, bàn chân duỗi thẳng về phía
sau.
2. Bắt đầu. Lòng bàn
tay xoay ra phía ngoài (dĩ nhiên mỗi tay xoay về một phía), sau đó 2 tay cùng cơ
thể của bạn sẽ chuyển hình thành chữ Y (nhìn từ trên trời xuống) với 2 nhánh
chữ Y là 2 cánh tay.
3. Khi 2 cánh tay
của bạn đã đưa ra bên ngoài vai, thì 2 khuỷu tay gập lại, đồng thời bàn tay
tiếp tục di chuyển về phía sau nhưng cũng di chuyển xuống dưới. Khi này đôi chân
bạn (mục 3, 4, 5, 6) bước vào giai đoạn hồi phục (nghỉ ngơi). Đôi chân bắt đầu gập
lại bằng cách co gót chân về phía mông – chứ không phải gập đầu gối về phía
bụng. Lưu ý rằng 2 bàn chân bạn lúc này cần duỗi thẳng về phía sau.
4. Khi 2 bàn tay của
bạn đã quạt qua phía sau vai, chúng sẽ khép lại với nhau, cho đến khi chúng gặp
nhau dưới ngực. Khi này đôi tay bạn (mục 4, 5, 6, 7, 8) bước vào giai đoạn hồi
phục (nghỉ ngơi).
5. Khi 2 bàn tay khép
lại với nhau, đầu và vai bạn sẽ (mặc nhiên) nhô lên trên mặt nước, còn gót chân
của bạn vẫn tiếp tục co về phía mông.
6. Nửa thân trên của
bạn sẽ nhô lên cao nhất khi 2 tay bạn gặp nhau dưới ngực và 2 bàn chân đã co về
sát mông.
7. Bây giờ giai đoạn
đẩy nước của đôi chân bắt đầu. 2 bàn chân của bạn bẻ ngang và đạp, trong khi 2 cánh
tay duỗi về phía trước. Ngực và đầu của bạn chìm trong nước một lần nữa. Lưu ý rằng
2 bàn chân bạn sẽ đạp chếch về phía sau (không đạp về phía sau và không đạp
sang 2 bên – tức tạo lực theo đường chéo hình bình hành).
8. Khi đôi chân của
bạn gặp nhau và duỗi thẳng, bạn hãy để yên như vậy trong một tích tắc để cơ thể
được lướt tới.
Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015
Chuyến đi lặn ở Philippines của chúng tôi (P1)
(bài của một VĐV lặn scuba, trích dịch)
Đây không chỉ là chuyến đi đầu tiên của tôi (tác giả) đến Philippines mà còn là chuyến đi lặn đầu tiên của tôi ở Thái bình dương. Nói vậy để các bạn biết tôi vui mừng và sẵn sàng tới cỡ nào. Đích đến của chúng tôi là
Nhóm lặn chúng tôi tới
Chiều thứ bảy ở Magic Island Resort, Moalboal.
Hai tiếng rưỡi chạy xe từ sân bay đến khu nghỉ mát. Mệt. Những đường phố hẹp, quanh co rắn lượn và không có bảng chỉ dẫn và đèn giao thông. Dây điện, dây nhợ treo ở khắp mọi nơi. Những chiếc xe ba bánh và xe buýt nhỏ sơn đủ màu chen nhau trên phố và hầu như không bỏ lỡ một khe hở nào rộng trên 1 inch.
Đến khu nghỉ mát, tôi vào cửa hàng tìm mua một đôi giày, một T-shirt, nhưng không có loại side lớn dành cho tôi. Tôi nóng nực, mệt mỏi, bẩn thỉu và không có đồ sạch để thay – đây không phải là một hình ảnh của một kẻ đang hạnh phúc.
Sáng chủ nhật tôi đi ăn sáng trong bộ đồ của nhóm bạn lặn cho mượn. Sau đó phần còn lại của nhóm tôi đi lặn, còn tôi đi bộ xung quanh khu nghỉ mát ngắm cảnh, chụp vài tấm hình và cố gắng thư giãn. Tôi lo lắng khi các trang thiết bị lặn của tôi bị mất tích, đó là khó khăn cho một người thích kiểm soát các kỹ năng lặn như tôi.
Nhóm lặn của tôi đã trở về, kể lại những thứ mà họ nhìn thấy ở dưới đáy biển và những gì tôi đã bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy – chúng tuyệt vời! Họ tiếp tục đi lặn cú thứ hai trong ngày, còn tôi thì tới nhà hàng để giết
thời gian, để
ăn trưa và thăm dò tin tức của các túi đồ mất tích. Có
vẻ như các túi này đã do người lái xe tại sân bay Cebu chuyển nhầm địa
chỉ. Và tất cả các túi đều đã đến sau khi tôi ăn trưa.
Chuyến lặn buổi chiều sẽ bắt
đầu vào 15.00h, vì vậy tôi vội vàng
chuẩn bị các
thiết bị lặn, rồi Divemaster(DM(*) đưa tôi ra bến tàu. Một đám thợ
lặn 30 người đang ở đó, với 5 chiếc thuyền lặn. Khách sạn Magic Island của chúng tôi chỉ có 4 thuyền, vì vậy họ đã thuê thêm một chiếc từ khu nghỉ mát khác. Nhóm chúng tôi lên chiếc thuyền thuê.
Đó là một chuyến lặn tuyệt vời, cảnh quan vô cùng phong phú. Rất nhiều thứ tôi chưa bao giờ được thấy trước đây. Tuyệt vời ! Huyền diệu ! Chúng tôi lang thang dưới đáy biển 60 phút. Chiếc thuyền lặn đi theo dấu vết bọt bong bóng của chúng tôi để đón chúng tôi. Leo lên thuyền, tôi thực sự chỉ muốn lập tức trở lại đáy biển với chai khí khác. Chúng tôi trở về khu nghỉ mát. Khi tới bến, một DM khác tới gạ tôi làm một cú lặn đêm từ bờ. Do đã bỏ lỡ hai cú lặn buổi sáng, nên tôi đồng ý ngay. Chúng tôi phải chờ tới 50 phút để có được bữa ăn tối (ở khu nghỉ mát chẳng có ai vội vã cả).
Đó là một chuyến lặn tuyệt vời, cảnh quan vô cùng phong phú. Rất nhiều thứ tôi chưa bao giờ được thấy trước đây. Tuyệt vời ! Huyền diệu ! Chúng tôi lang thang dưới đáy biển 60 phút. Chiếc thuyền lặn đi theo dấu vết bọt bong bóng của chúng tôi để đón chúng tôi. Leo lên thuyền, tôi thực sự chỉ muốn lập tức trở lại đáy biển với chai khí khác. Chúng tôi trở về khu nghỉ mát. Khi tới bến, một DM khác tới gạ tôi làm một cú lặn đêm từ bờ. Do đã bỏ lỡ hai cú lặn buổi sáng, nên tôi đồng ý ngay. Chúng tôi phải chờ tới 50 phút để có được bữa ăn tối (ở khu nghỉ mát chẳng có ai vội vã cả).
Wedon (tên của DM này) dẫn lặn nhưng lại không có đèn pin, trừ đèn pin của tôi. Hai chúng tôi lặn được 55 phút thì đèn pin bị tắt (có lẽ do tôi đã không sạc đầy) và chúng tôi trở về bến (khoảng 5 phút)
trong bóng đêm.
Trong 5 ngày tiếp theo, chương trình hàng ngày của chúng tôi như sau: Ăn sáng, nhận 3 chai khí “tiêu chuẩn trong ngày”, lặn buổi sáng cú thứ nhất (thường là 60 phút +), rồi ăn bữa nhẹ trên thuyền, hoặc nếu gần, quay lại khu nghỉ mát. Sau đó lặn cú thứ hai, rồi trở lại khu nghỉ mát ăn trưa. Thủy thủ đoàn sẽ giúp ngâm rửa các thiết bị của khách, vì vậy bạn có thể yên tâm ngồi ăn trưa. 15.00h là cú lặn buổi chiều (thường là 60 phút +) và sau đó quay trở về khu du lịch.
Trong 5 ngày tiếp theo, chương trình hàng ngày của chúng tôi như sau: Ăn sáng, nhận 3 chai khí “tiêu chuẩn trong ngày”, lặn buổi sáng cú thứ nhất (thường là 60 phút +), rồi ăn bữa nhẹ trên thuyền, hoặc nếu gần, quay lại khu nghỉ mát. Sau đó lặn cú thứ hai, rồi trở lại khu nghỉ mát ăn trưa. Thủy thủ đoàn sẽ giúp ngâm rửa các thiết bị của khách, vì vậy bạn có thể yên tâm ngồi ăn trưa. 15.00h là cú lặn buổi chiều (thường là 60 phút +) và sau đó quay trở về khu du lịch.
Nếu bạn thích lặn đêm, họ sẽ đưa bạn chai khí nữa. Ngoại trừ một đêm lặn từ tàu theo “tiêu chuẩn”, các cú lặn đêm đều là lặn từ bờ. Vào thời gian
này, thủy triều xuống thấp về đêm, để lại bờ cát rộng và đá ngầm, nên
chúng tôi quyết định lặn đêm từ thuyền. Nhưng tới đêm, thủy triều lại xuống nữa, làm thuyền lặn không cập sát bờ được. Để tránh bị vụn san hô và đá
đâm vào bàn chân, bạn cần có giày để đi bộ từ thuyền vào bờ. Tôi đã phải tuôn ra nhiều ngôn ngữ bẩn khi chúng tôi phải cõng thiết bị lội bộ lên bờ.
Dưới độ sâu chừng 20 đến 30 feet nước, tôi bị nhiều sinh vật trong suốt, không rõ bằng thủ đoạn nào, tấn công tôi. Mặt và cổ của tôi bị sưng tấy, thậm chí cả ở trên cằm và trên môi. Tôi bôi
benadryl do một người trên thuyền lặn đưa, và sau đó bôi kem cortisone từ bác sĩ – cho các vết chích trực tiếp. Trong 2 ngày
đầu bị chích, tôi rất đau. Sau khi sử dụng kem
cortisone đã thấy tốt hơn. Chắc bạn đang tự hỏi, làm
sao để không bị chích đây ? Một chủ cửa hàng đồ lặn đã cho tôi mượn chiếc mũ
trùm đầu che được hầu hết mặt và cổ. Đó là chiếc mũ nylon in hoa màu vàng và màu hồng sặc sỡ, và thực sự không đồng bộ với một Diver như tôi, nhưng có giá trị là sẽ không bị chích nữa. Sẽ là ngu ngốc nếu tôi không dùng nó. Tôi không cho phép nhóm lặn chụp hình tôi trong nước – khi tôi đang đội chiếc mũ lập dị đó. (còn nữa)
(*) Xin xem “Tự điển Lanbien”
ở trên cùng bên phải trang tin này.
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015
Cảm nghĩ về một người bạn xuất sắc
(bài trên
Scubadiving.com, trích dịch)
Trong một buổi chuyện phiếm, bạn tôi hỏi tôi đã lặn sâu nhất là bao nhiêu. Tôi nói 38 mét và hỏi tại sao anh muốn biết. Anh ấy nói rằng anh vừa phá kỷ lục cá nhân với độ sâu 65 mét. Tôi hỏi anh ta có biết được sự nguy hiểm như thế nào khi ở độ sâu này không. Anh ấy (dường như) cho rằng vấn đề duy nhất là hiện tượng u mê do nitơ gây ra.
Tôi nghĩ rằng điều tồi tệ là anh ấy có
thể thực hiện được một số lượng nhất định các cú lặn cực sâu mà cơ thể của anh ấy
có lẽ sẽ không bao giờ bị tổn thương, nhưng nó sẽ làm cho anh ấy tăng nguy cơ
gặp rắc rối. Và điều khác đáng lo ngại hơn, anh ấy sẽ là tấm gương về sự ẩu tả
cho những thợ lặn nhập môn.
Tôi (tác giả) có người bạn là một thợ
lặn được nhiều người công nhận là xuất sắc, nhưng những gì tôi quan sát được ở
anh ấy lại là một chuyện khác.
Trong một buổi chuyện phiếm, bạn tôi hỏi tôi đã lặn sâu nhất là bao nhiêu. Tôi nói 38 mét và hỏi tại sao anh muốn biết. Anh ấy nói rằng anh vừa phá kỷ lục cá nhân với độ sâu 65 mét. Tôi hỏi anh ta có biết được sự nguy hiểm như thế nào khi ở độ sâu này không. Anh ấy (dường như) cho rằng vấn đề duy nhất là hiện tượng u mê do nitơ gây ra.
Do vậy tôi hỏi anh ấy có biết về độc
tính do oxy gây ra không. Té ra anh ấy chưa từng dùng chai Nitrox (chai khí nén
giàu oxy) và không hề quan tâm tới tài liệu nói về tác động xấu của oxy lên cơ
thể thợ lặn. Tôi giải thích cho anh ấy và anh ấy đã quan tâm, nhưng … không
quan tâm về những gì anh ấy đã làm. Tôi cố gắng giải thích rằng ngộ độc oxy có
thể cảnh báo bởi một cơn co giật bất ngờ ở dưới độ sâu, mà khi đó thì gần như
chắc chắn tử vong, ... Và tôi dừng lại khi cảm thấy anh ấy không muốn nghe.

H: Kẻ lữ hành cô độc (vui một chút, không liên quan bài viết).
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015
Báu vật trong xác tàu đắm ở vùng biển Việt nam
(Sưu tầm, trích đăng)

76.000 cổ vật gốm sứ đời Mãn Thanh (Trung quốc) thế kỷ thứ 18 tìm thấy trong một xác tàu đắm ở vùng biển Cà mau đã được đem bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá quốc tế Sotheby, Amsterdam, Hà Lan, vào năm 2007, gồm chén, dĩa, hộp, bình, tượng..., đã mang về cho Việt nam trên 3 triệu euro. Những cổ vật này được ngư dân phát hiện vào năm 1998 tại khu vực có một chiếc tàu bị đắm ở vùng biển này. Chiếc tàu đã gặp nạn vào khoảng từ năm 1723 đến 1735 khi đưa những đồ gốm sứ này sang bán tại châu Âu.
Cổ vật trong xác tàu cổ ở Hòn Cau
Năm 1990, Bộ Văn hóa (VH-TT) cho phép khai quật kho báu Hòn Cau (vùng biển Long hải, tỉnh Bà rịa - Vũng tàu), thu được 68.000 hiện vật, hầu hết là đồ gốm sứ: bình trà, bình bông, chóe, chén, dĩa... và nhiều hiện vật bằng đá, đồng và hai khẩu súng thần công. Kho báu được xác định là một chiếc tàu cổ bị chìm cách đó một thế kỷ. Số đồ cổ này có niên đại nửa sau thế kỉ 17, thời vua Khang Hy (triều Mãn Thanh). Gần 30.000 cổ vật được đưa đi giám định và bán đấu giá ở Hà lan, thu về cho Việt nam hơn 6 triệu USD.
Cổ vật trong xác tàu cổ ở Cù lao Chàm
Trên vùng biển Cù lao Chàm (Hội an, Quảng nam), thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội phát xít Nhật bị máy bay phe đồng minh bắn chìm 158 chiếc tàu, trong đó có 5 chiếc chở báu vật cướp được tại các nước khu vực châu Á - Thái bình dương.
Có
một thời vùng biển Cù lao Chàm là điểm thu hút các trùm buôn bán cổ vật xuyên
quốc gia, bởi ở đó có xác tàu cổ chứa đầy đồ gốm sứ Chu Đậu, Hải dương. Vào đầu
thập niên 90, ngư dân các làng chài miền Trung cũng đã lặn lấy được vô số cổ
vật từ con tàu cổ này. Cho đến nay, nơi này vẫn còn tìm được các đồ cổ và Cù lao
Chàm luôn tồn tại huyền thoại về những kho báu.
Cổ vật trong xác tàu cổ ở Hòn Dầm
Tàu cổ Hòn Dầm là con tàu được phát hiện từ trước 1975. Những năm 1990, 1991 rộ lên phong trào ngư dân đi săn tìm cổ vật, từ đó, các xác tàu cổ mới thu hút sự quan tâm của công luận. Tháng 5/1991, tỉnh Kiên giang cho khai quật tàu cổ Hòn Dầm. Tàu ở độ sâu khoảng 10m, bằng gỗ, còn khá nguyên vẹn, dài 30m, rộng 7m. Hàng hóa trên tàu chủ yếu là gốm sứ men màu xanh ngọc và một số men khác như màu chì, màu da lươn, vàng, nâu... có xuất xứ từ Thái lan, thế kỷ 15. Số lượng cổ vật 10.000 cái, với nhiều loại hình.
Cổ vật trong xác tàu cổ ở Hòn Dầm
Tàu cổ Hòn Dầm là con tàu được phát hiện từ trước 1975. Những năm 1990, 1991 rộ lên phong trào ngư dân đi săn tìm cổ vật, từ đó, các xác tàu cổ mới thu hút sự quan tâm của công luận. Tháng 5/1991, tỉnh Kiên giang cho khai quật tàu cổ Hòn Dầm. Tàu ở độ sâu khoảng 10m, bằng gỗ, còn khá nguyên vẹn, dài 30m, rộng 7m. Hàng hóa trên tàu chủ yếu là gốm sứ men màu xanh ngọc và một số men khác như màu chì, màu da lươn, vàng, nâu... có xuất xứ từ Thái lan, thế kỷ 15. Số lượng cổ vật 10.000 cái, với nhiều loại hình.
Kho cổ vật của một nhà sưu tầm Phú yên
Ông Thuận năm đó 65 tuổi, ở Tuy hòa, Phú yên, Chủ nhiệm “Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Phú yên” (CLB). Căn nhà của ông như một bảo tàng trưng bày gần một ngàn hiện vật. Hầu hết các món đồ cổ của ông đều được ông mua lại, có những món tới 10 lượng vàng. Theo các hội viên CLB, kho đồ cổ của ông có giá trị không dưới 100 tỷ đồng.
Hơn 20 năm trước, ngư dân Quảng ngãi đã phát hiện các xác tàu đắm, ở vùng biển xã Bình trị, cách bờ khoảng 500m, chở gốm sứ cổ, ở vùng biển Bình châu (huyện Bình sơn). Tất cả đều có dấu hiệu bị cháy nham nhở. Ngư dân còn trục vớt được tiền cổ bằng đồng có lỗ vuông, thuộc nhiều niên đại khác nhau. Năm 2013, nhiều ngư dân xã đảo Tam hải, huyện Núi thành, Quảng nam, đã trục vớt được hàng ngàn cổ vật ở Rạn Nhọn, cách bờ khoảng 300m và khu vực Cửa Lở ở xã đảo Tam hải. Họ đã tìm thấy nhiều ly, tách trà, chén, đĩa, bình bằng gốm, sứ có hoa văn đẹp, tinh xảo, song vẫn chưa xác định được niên đại, xuất xứ. Tuy nhiên, các chuyên gia khảo cổ cho rằng số cổ vật này khoảng 800 tuổi. Đặc biệt là tìm được 2 mảnh gỗ thân tàu cổ. Số cổ vật này được vớt lên ở khu vực có hai xác tàu chìm.
Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015
Trong cú lặn lần thứ một ngàn, tôi bị khó chịu không rõ nguyên nhân
(Bài của một thợ lặn, trích dịch).
Sự kiện đã xảy ra cách đây nhiều tháng và
tới nay tôi (tác giả) vẫn không rõ về những gì đã xảy ra với tôi.
Trong cú lặn hôm đó, sau một lúc lặn, tôi bắt đầu thấy khô miệng. Cảm giác này hoàn toàn không giống như các triệu chứng khô miệng trước đây (của người hít nhiều không khí nén), cứ y như trong miệng có cục bông gòn to tướng hút kiệt nước trong miệng, nhưng không hẳn là giống như thế. Mặc dù khi đó tôi chỉ ở độ sâu 10 mét, nhưng tôi bỗng sợ hãi về việc ở dưới nước, một cái gì đó chưa bao giờ xảy ra trong suốt nhiều năm lặn, với cả ngàn cú lặn, của tôi. Vài phút sau, cảm xúc đó không giảm dần mà lại tăng lên. Lúc đó tôi rất muốn thoát ra khỏi môi trường nước, cùng với ý niệm rằng đây là lần lặn cuối cùng của tôi, sau này là ... EVER.
Sau nửa giờ nghỉ ngơi trên tàu, khi đã
lấy lại sự thoải mái, tôi lại tiếp tục lặn. Nhưng sau 35 phút lặn, tôi có cảm
giác như là bị đe dọa tính mạng, tuy chỉ xảy ra trong vài giây ngắn ngủi. Phần thời
gian còn lại trong toàn bộ 50 phút lặn, tôi hoàn toàn không gặp biến cố nào.
Đương nhiên bạn sẽ nghi ngờ là bình lặn hoặc
khí nạp vào bình lặn của tôi không được sạch. Tôi cam đoan rằng bình lặn của
tôi rất sạch, đồng thời các bạn lặn của tôi cũng nạp bình từ máy nạp khí này
lại không gặp triệu chứng tương tự. Tôi không có sự thay đổi gì trong chế độ ăn
uống, không mất ngủ hoặc uống thuốc tây trước hôm lặn. Tôi có ngậm chút nước trong
khi lặn. Tôi cũng không gặp những yếu tố có thể gây stress từ cuộc lặn. Hôm đó biển
lặng, nước ấm và tôi chỉ đơn thuần lơ lửng ngắm cảnh chứ không thực hiện thêm một
kỹ năng nào khác. Tôi thật chẳng hiểu tại sao cả.

H: Trong cuộc đời bạn, sẽ có một vài lần nào đó bạn có thể bị khó chịu bởi ... bạn của bạn ... và sau đó cũng không để lại bất kì di chứng gì (vui một chút).
Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015
Áp suất nước – kẻ thù lớn nhất của thợ lặn
(Bài của một thợ
lặn, trích dịch)
1. Barotrauma: Là một chấn thương liên quan đến áp
suất, và có thể xảy ra bất cứ nơi nào có khoảng trống không khí trên cơ thể.
Một barotrauma điển hình là khi không khí trong tai giữa của bạn không thoát được
qua ống Eustachian (ống thông giữa tai và miệng). Barotrauma có thể xảy ra khi
bạn đang tăng hoặc giảm độ sâu. Do tai bạn không cân bằng áp suất nên màng nhĩ bị
vỡ.
2. Tắc động mạch (Arterial gas embolism): Khi nổi lên, bạn phải
thở liên tục. Nếu giữ hơi thở, không khí trong phổi bạn nở ra, sẽ có khả năng
phổi bị sưng. Bọt khí từ phổi chuyển vào máu và có thể chặn việc cung cấp máu
cho não. Oh, không tốt chút nào.
3. Nitơ gây xỉn: Lặn sâu, tùy theo tình trạng cơ
thể lúc đó của bạn làm bạn có phản ứng khác nhau đối với áp suất cao, trong đó
có thể xảy ra hiện tượng nitơ có tác động như một chất ma tuý.
4. Ngộ độc oxy: Dưới nước, trong môi trường áp suất
cao, oxy liều cao có thể gây ngộ độc cho bạn.
5. Bệnh giải áp (Decompression sickness): Bệnh giải áp có lẽ là tai
tiếng nhất của tai nạn lặn. Lặn xuống sâu, áp suất tăng vọt và cơ thể bạn sẽ bị
bội nhiễm nitơ. Khi đi lên, nếu bạn không ở dưới nước quá lâu và lên từ từ, thì
nitơ từ máu sẽ ra phổi và ra ngoài. Còn nếu bạn đã lặn quá giới hạn tối đa của
bạn hoặc đi lên quá nhanh, cơ thể của bạn có thể không kịp thời loại bỏ hết nitơ.
Khi này máu của bạn sẽ có bọt nitơ và có thể gây ra vấn đề tương tự như bị tắc
động mạch. Bệnh giải áp sẽ đưa bạn tới buồng giải áp của bệnh viện địa phương, nơi
họ sẽ nén bạn lại cho đến khi giải phóng được nitơ trong máu của bạn. Sau đó,
họ sẽ từ từ giảm áp để cơ thể bạn có thời gian tiếp tục loại bỏ nitơ. Thật không
hay khi phải nằm trong đó.

H. Sao anh mang nhiều chai khí thế? (vui một chút).
Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015
Robert Duane Ballard - người truy tìm các tàu đắm nổi tiếng
(trích dịch)
Robert Duane Ballard (sinh ngày
30/6/1942) là cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ và là giáo sư Hải dương học Đại học
Rhode Island, rất quan tâm tới việc khảo cổ dưới nước, gồm: khảo cổ học hàng
hải và khảo cổ những con tàu đắm. Ông được biết đến nhiều nhất với khám phá xác
tàu đắm RMS Titanic vào năm 1985, chiến hạm Bismarck vào năm 1989, tàu sân bay
USS Yorktown vào năm 1998, tàu John F. Kennedy PT-109 vào năm 2002. Ông đã từng
thám hiểm đại dương trên con tàu E/V Nautilus.
Chiến hạm Bismarck của Đức: Ballard
đã gặp muôn vàn khó khăn khi nhóm ông tìm kiếm Battleship Bismarck vào năm
1989. Độ sâu phải tìm kiếm là 4.000 feet, sâu hơn nơi Titanic bị chìm. Ballard cố
gắng xác định xem liệu tàu chiến Đức đã bị đánh chìm bởi quân đội Anh hay do
thủy thủy đoàn của con tàu này.
Tàu Lusitania của Anh:
Năm 1993 Ballard tìm kiếm xác tàu RMS Lusitania ở ngoài khơi bờ biển Ireland.
Con tàu đã trúng một trái ngư lôi, nhưng bị hai lần nổ, với vụ nổ sau lớn hơn
nhiều. Ông xác định các nồi hơi còn nguyên vẹn, do vậy đã suy đoán vụ nổ thứ
hai có thể được gây ra bởi bụi than. Nhiều người khác đã đặt câu hỏi cho giả
thuyết này. Ballard không loại trừ khả năng do nước biển rất lạnh đã tràn vào máy
động lực hơi nước (vẫn đang hoạt động) của con tàu, gây nên hiện tượng quá nhiệt.
Trận Guadalcanal: Nhóm của Ballard
đã đến thăm khu vực biển có nhiều xác tàu đắm trong Thế chiến 2 tại Thái bình dương.
Cuốn sách của ông nói về vụ chìm tàu Guadalcanal có nhiều hình ảnh tàu bị đánh
chìm trong trận Ironbottom Sound khét tiếng, thuộc eo biển giữa đảo Guadalcanal
và Floridas ở quần đảo Solomon.

Tàu John F. Kennedy PT-109: Năm
2002, Hiệp hội Địa lý Quốc gia và Ballard sử dụng tàu ngầm không người lái khảo
sát vùng đáy biển quần đảo Solomon. Họ đã tìm thấy một ống phóng ngư lôi và các
phần chuyển tiếp của xác tàu PT-109, bị tàu khu trục Nhật bản Amagiri đâm lủng vào
năm 1943, tại ngoài khơi đảo Ghizo.
Hình minh họa.
Hình minh họa.
Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015
Một chút về lịch sử thi bơi quốc tế
Năm 36 trước Công nguyên,
thi đấu môn bơi đã được tổ chức tại Nhật – tổ chức sớm nhất trên thế
giới.
Năm 1869, Luân Đôn thành lập “Hiệp hội Câu lạc bộ bơi lội đô thị lớn” – một tổ chức tương tự như Liên đoàn, quy tắc thi đấu môn bơi ra đời.
Năm 1896, tại “Thế vận hội hiện đại” lần thứ nhất tổ chức tại A-ten, bơi lội trở thành môn chính thức với ba nội dung thi đấu.
Hiệp hội bơi lội thế giới thành lập năm 1837.
Hồi năm 1896, khi bơi lội được đưa vào thi đấu ở Thế vận hội, môn bơi không phân chia kiểu bơi, tức “bơi tự do” theo đúng nghĩa đen, và chỉ có ba nội dung 100 mét, 500 mét, 1.200 mét.
Thế vận hội lần thứ 2 năm 1900 có thêm kiểu bơi ngửa.
Thế vận hội lần thứ 3 năm 1904 có thêm kiểu bơi ếch.
Tới năm 1908 mới có quy định về các môn thi đấu trong bể bơi.
Thế vận hội lần thứ 5 năm 1912 mới có thi đấu môn bơi của nữ.
Thế vận hội lần thứ 16 năm 1956 thêm kiểu bơi bướm, và từ đó có hình thức cố định là bốn kiểu bơi. Thi đấu môn bơi tại Thế vận hội sau đó có 6 môn, là bơi tự do, bơi ếch, bơi bướm, bơi ngửa, bơi phối hợp và bơi tiếp sức (gồm bơi tự do và bơi phối hợp) với 32 nội dung.
Hình minh họa.
Năm 1869, Luân Đôn thành lập “Hiệp hội Câu lạc bộ bơi lội đô thị lớn” – một tổ chức tương tự như Liên đoàn, quy tắc thi đấu môn bơi ra đời.
Năm 1896, tại “Thế vận hội hiện đại” lần thứ nhất tổ chức tại A-ten, bơi lội trở thành môn chính thức với ba nội dung thi đấu.
Hiệp hội bơi lội thế giới thành lập năm 1837.
Hồi năm 1896, khi bơi lội được đưa vào thi đấu ở Thế vận hội, môn bơi không phân chia kiểu bơi, tức “bơi tự do” theo đúng nghĩa đen, và chỉ có ba nội dung 100 mét, 500 mét, 1.200 mét.
Thế vận hội lần thứ 2 năm 1900 có thêm kiểu bơi ngửa.
Thế vận hội lần thứ 3 năm 1904 có thêm kiểu bơi ếch.
Tới năm 1908 mới có quy định về các môn thi đấu trong bể bơi.
Thế vận hội lần thứ 5 năm 1912 mới có thi đấu môn bơi của nữ.
Thế vận hội lần thứ 16 năm 1956 thêm kiểu bơi bướm, và từ đó có hình thức cố định là bốn kiểu bơi. Thi đấu môn bơi tại Thế vận hội sau đó có 6 môn, là bơi tự do, bơi ếch, bơi bướm, bơi ngửa, bơi phối hợp và bơi tiếp sức (gồm bơi tự do và bơi phối hợp) với 32 nội dung.
Hình minh họa.
Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015
Sự việc chẳng có gì ghê gớm, cũng không phải là trường hợp khẩn cấp, nhưng… (P2)
P2.
Mục tiêu cuối cùng của bạn là trở lại tàu
lặn
Để mắt tới tàu thuyền qua lại
Giữ ấm
Khi phải chờ đợi lâu, bạn sử dụng các tư thế giữ nhiệt (Escape - HELP) bằng cách giảm thiểu diện tích cơ thể tiếp xúc với nước. Bạn cuộn cơ thể thành một quả bóng, 2 tay ôm đầu gối để 2 chân co vào sát ngực. Vị thế này sẽ giảm thiểu sự tiếp xúc của nách và bẹn với nước (các bộ phận phải cung cấp nhiều nhiệt nhất). Nếu có bạn lặn, các bạn có thể ôm lấy nhau.
Nếu thân nhiệt bắt đầu hạ, đầu tiên là run rẩy, sẽ có thể dẫn đến rối loạn tâm lý và có thể bất tỉnh. Bạn phải lập tức vứt bỏ các vật nặng trên người (nếu còn). Lấy dây cột chiếc phao+cờ báo hiệu vào cơ thể để đề phòng lúc các ngón tay tê cứng của bạn không thể giữ được nó.
Ngăn chặn ngay từ đầu
Để tránh bị mất tích với tàu lặn hoặc ở quá xa nó sau khi nổi lên, bạn cần luyện kỹ năng định hướng. Hãy sử dụng la bàn mỗi khi chuyển hướng. Hãy tạo thói quen xác định các điểm mốc trên đường đi. Bơi từ từ và ghi nhớ các mỏm đá đặc biệt, màu sắc nổi bật của một mép vỉa san hô, thậm chí xếp các cục đá thành mũi tên chỉ hướng trong bãi cát, chúng sẽ trở thành một Breadcrumbs chỉ lối cho bạn trở lại tàu.
Khi xuất hiện dòng chảy mạnh và thấy mình bị cuốn trôi, hãy giữ bình tĩnh và kiểm soát bản thân là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Tec Clark, bạn tôi, nói: “Điều quan trọng là bạn không được hoảng sợ bởi chính tâm lý của bạn. Đơn giản là bạn hãy để mắt tới tàu lặn và môi trường xung quanh bạn, cộng với những kỹ năng mà bạn đã được học. Nếu bạn nhớ tất cả những điều đó, chuyến lặn của bạn sẽ là một câu chuyện tuyệt vời về hạnh phúc”.
Ưu, khuyết điểm của thiết bị tín hiệu.
Bill Kendig, bạn tôi, nói: “Các phao báo hiệu đều có thể xếp gọn vào túi BCD, và dễ dàng bơm lên bởi inflator, vì vậy bạn không có lý do gì để không có nó. Thiết bị báo hiệu sẽ tối đa hóa cơ hội cứu bạn trong tình huống bị cuốn ra biển”.
Kendig nói: “Nhược điểm của còi là tàu lặn có thể không nghe thấy âm thanh nếu bạn đang ở cuối gió”. Đó là lý do tại sao thiết bị nhìn (phao+cờ, gương, đèn) là hữu ích, và hơn nữa, chúng sẽ cung cấp vị trí chính xác của bạn.
Kendig nói: “Thật ngạc nhiên, phao+cờ tín hiệu chỉ có thể nhìn thấy trong nửa dặm, nhưng gương tín hiệu cho phép nhìn thấy từ nhiều dặm. Nó y như ánh sáng đèn halogen nếu tàu lặn đang nhìn về phía bạn”. Còi và gương đều rất rẻ và bỏ gọn trong túi BCD. Tất nhiên khi mặt trời đã khuất thì còi có giá trị hơn gương, và còi bao giờ cũng hoạt động tốt, miễn phổi bạn còn không khí.
(*) Xin xem tại “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin này.
Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015
Sự việc chẳng có gì ghê gớm, cũng không phải là trường hợp khẩn cấp, nhưng…(P1)
(Bài của một thợ lặn cấp cao, trích dịch)
P1. Nếu bạn nổi lên ở xa tàu lặn.
Trong chuyến đi lặn ở đảo Catalina, California, tàu lặn đưa chúng tôi đến mặt sau hòn đảo, nơi khuất gió và dòng chảy gần bằng không. Bạn tôi và tôi là nhóm đầu tiên nhập nước và hai chúng tôi đã có một chuyến lặn thoải mái.
Khi nhận thấy xuất hiện dòng chảy ngược chiều, hai chúng tôi lặn trở về tàu. Lên tàu, chúng tôi nhìn xem các thợ lặn nổi lên ở những đâu. Không một ai nổi lên ở gần tàu, tất cả đều rất vất vả khi bơi về tàu. Bạn tôi, một vận động viên bơi lội xuất sắc, nhảy xuống nước giúp các thợ lặn bị trôi. Tôi ở vị trí Topside và giúp họ leo lên tàu. Cuối cùng tất cả đã lên tàu, không xảy ra bất kỳ sự cố gì.
Sự việc chẳng có gì ghê gớm, cũng không phải là trường hợp khẩn cấp, nhưng nếu thợ lặn không được đón rước kịp thời, sẽ có thể có kẻ bị hoảng sợ. Mà hoảng sợ sẽ dẫn tới bị hạ thân nhiệt, kiệt sức, thậm chí có khả năng bị chết đuối sau khi đã nổi lên mặt nước.
Tôi muốn nói về chuyện nếu bạn kết thúc chuyến lặn và nổi lên ở hạ lưu dòng chảy và rất khó có thể trở lại tàu (ví dụ bạn bị lạc nhóm, hoặc nhóm bạn không lặn cùng Divemaster(*), thì nên làm gì?
Không chống lại dòng chảy
Trừ khi gặp dòng chảy nhẹ, việc chiến đấu
chống lại dòng chảy ngược chiều là gần như không thể. Bơi theo đường chéo so
với dòng chảy sẽ là một trong những cách để thu hẹp khoảng cách giữa bạn và tàu
lặn, sau đó bạn sẽ đón nhận phao hỗ trợ có sợi dây dài nối với tàu lặn.
Dòng chảy bề mặt sẽ yếu hơn ở phía dưới, vì vậy nếu bình lặn của bạn có đủ khí và đáy biển ở dưới tàu lặn tương đối nông, bạn có thể chìm trở xuống và lặn trở về tàu.
Nếu không có cách lựa chọn thì bạn phải thực tế hơn. Bạn không nên xả thân chiến đấu với một thực tại mà bạn không thể đánh bại. Công việc của bạn lúc này rất đơn giản. Thay vào đó, cần phải bảo tồn năng lượng bản thân và báo hiệu cho tàu là quan trọng hơn cả. Nếu thấy nguy hiểm, bạn hãy tháo bỏ đai chì. Sau đó, nhìn quanh xem có một tàu thuyền nào khác không.
Tín hiệu giúp đỡ
Bạn không thể được cứu nếu không ai biết bạn đang
ở đâu. Ngay cả trong vùng biển tương đối yên tĩnh, trên tàu vẫn có thể không
nhìn thấy bạn đang ở trên mặt biển, bởi mắt họ bị các con sóng che khuất. Bí
quyết để tàu lặn nhận ra bạn, là bạn thổi còi, phát tín hiệu cờ, đèn, gương. Các
tín hiệu đó không chỉ nhận được sự chú ý của tàu, mà còn giúp họ giữ bạn trong
tầm mắt cho đến khi họ tới tận nơi. Bạn hãy giữ lá cờ thẳng đứng và cao nhất có
thể.
Tín hiệu còi sẽ rất tốt để nhận được sự chú ý của một ai đó. Tăng cường thổi còi nếu tàu vẫn không phát hiện ra bạn. Hãy nhớ rằng, thiết bị âm thanh sẽ hiệu quả hơn nếu tàu đang ở dưới gió so với vị trí của bạn. Một khi tàu đã phát hiện ra bạn, bạn cần giữ liên lạc trực quan với họ, và nếu bạn không có thiết bị báo hiệu nào, thì hãy tìm cách báo hiệu khác, như “vẫy cánh tay vòng cung” (kí hiệu “tôi cần giúp đỡ”)
Hãy bình tĩnh và có được thoải mái.
Trong khi bạn chờ đợi trên mặt nước, điều tốt
nhất là giữ bình tĩnh. Tàu lặn sẽ quan sát biến động của sóng gió để tính toán
vị trí của một thợ lặn đang trôi và đường sẽ tiếp cận. Nếu bạn đã báo cho tàu lặn
và họ ra hiệu là đã thấy bạn rồi, thì bạn chớ hoảng sợ khi tàu không đến với
bạn ngay lập tức, bởi vì họ còn phải vớt những thợ lặn khác trên đường tới gặp bạn.
Trong khi đó, nếu bị sóng biển đánh vào mặt thì bạn nên ngậm ống thở và đeo kính lặn. Bạn cần sự nổi của BCD(*) nhưng không nên bơm nhiều không khí vào BCD. BCD kiểu Jacket có thể ép ngực và bụng bạn khi bạn overinflated, sẽ làm bạn khó chịu. Nếu BCD bị xì thì bạn phải bỏ bớt vật nặng trên người, như đai chì và mặt hàng khác có trọng lượng, thậm chí là chiếc máy ảnh đắt tiền.
(*) Xin xem tại “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin này.
P1. Nếu bạn nổi lên ở xa tàu lặn.
Trong chuyến đi lặn ở đảo Catalina, California, tàu lặn đưa chúng tôi đến mặt sau hòn đảo, nơi khuất gió và dòng chảy gần bằng không. Bạn tôi và tôi là nhóm đầu tiên nhập nước và hai chúng tôi đã có một chuyến lặn thoải mái.
Khi nhận thấy xuất hiện dòng chảy ngược chiều, hai chúng tôi lặn trở về tàu. Lên tàu, chúng tôi nhìn xem các thợ lặn nổi lên ở những đâu. Không một ai nổi lên ở gần tàu, tất cả đều rất vất vả khi bơi về tàu. Bạn tôi, một vận động viên bơi lội xuất sắc, nhảy xuống nước giúp các thợ lặn bị trôi. Tôi ở vị trí Topside và giúp họ leo lên tàu. Cuối cùng tất cả đã lên tàu, không xảy ra bất kỳ sự cố gì.
Sự việc chẳng có gì ghê gớm, cũng không phải là trường hợp khẩn cấp, nhưng nếu thợ lặn không được đón rước kịp thời, sẽ có thể có kẻ bị hoảng sợ. Mà hoảng sợ sẽ dẫn tới bị hạ thân nhiệt, kiệt sức, thậm chí có khả năng bị chết đuối sau khi đã nổi lên mặt nước.
Tôi muốn nói về chuyện nếu bạn kết thúc chuyến lặn và nổi lên ở hạ lưu dòng chảy và rất khó có thể trở lại tàu (ví dụ bạn bị lạc nhóm, hoặc nhóm bạn không lặn cùng Divemaster(*), thì nên làm gì?
Không chống lại dòng chảy
Dòng chảy bề mặt sẽ yếu hơn ở phía dưới, vì vậy nếu bình lặn của bạn có đủ khí và đáy biển ở dưới tàu lặn tương đối nông, bạn có thể chìm trở xuống và lặn trở về tàu.
Nếu không có cách lựa chọn thì bạn phải thực tế hơn. Bạn không nên xả thân chiến đấu với một thực tại mà bạn không thể đánh bại. Công việc của bạn lúc này rất đơn giản. Thay vào đó, cần phải bảo tồn năng lượng bản thân và báo hiệu cho tàu là quan trọng hơn cả. Nếu thấy nguy hiểm, bạn hãy tháo bỏ đai chì. Sau đó, nhìn quanh xem có một tàu thuyền nào khác không.
Tín hiệu giúp đỡ
Tín hiệu còi sẽ rất tốt để nhận được sự chú ý của một ai đó. Tăng cường thổi còi nếu tàu vẫn không phát hiện ra bạn. Hãy nhớ rằng, thiết bị âm thanh sẽ hiệu quả hơn nếu tàu đang ở dưới gió so với vị trí của bạn. Một khi tàu đã phát hiện ra bạn, bạn cần giữ liên lạc trực quan với họ, và nếu bạn không có thiết bị báo hiệu nào, thì hãy tìm cách báo hiệu khác, như “vẫy cánh tay vòng cung” (kí hiệu “tôi cần giúp đỡ”)
Hãy bình tĩnh và có được thoải mái.
Trong khi đó, nếu bị sóng biển đánh vào mặt thì bạn nên ngậm ống thở và đeo kính lặn. Bạn cần sự nổi của BCD(*) nhưng không nên bơm nhiều không khí vào BCD. BCD kiểu Jacket có thể ép ngực và bụng bạn khi bạn overinflated, sẽ làm bạn khó chịu. Nếu BCD bị xì thì bạn phải bỏ bớt vật nặng trên người, như đai chì và mặt hàng khác có trọng lượng, thậm chí là chiếc máy ảnh đắt tiền.
(*) Xin xem tại “Tự điển Lanbien” ở trên cùng bên phải trang tin này.
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015
San hô sống ở độ sâu 125 mét
Thường thì san hô sống ở độ sâu chừng vài mét tới 15 mét, bởi chúng cần ánh sáng mặt trời, thế nhưng, người ta đã tìm thấy hai loài san hô sống ở vùng ánh
sáng cực yếu
(theo AFP)
Trường
đại học Queensland, Úc, sử dụng robot khảo sát rạn san hô Great Barrier, tại bãi
đá ngầm Ribbon, gần eo biển Torres Strait, đã phát hiện về sự tồn tại của một
loài san hô sống ở độ sâu 125 mét.
Trước
nay, san hô được cho là chỉ có thể tồn tại ở độ sâu đến 70 mét, nên phát hiện này
sẽ đem đến sự hiểu biết mới về việc san hô sinh sôi và phát triển như thế nào. Các
chuyên gia đặc biệt thích thú với việc san hô sinh sản như thế nào dưới độ sâu tới
như vậy.
San hô
nước cạn giao phối trong sự kiện sinh sản đồng bộ, còn ở độ sâu 125 mét sẽ rất khó. Họ nói: “Chúng tôi chưa có lời giải đáp cho vấn đề
đó, có thể chúng đang làm những việc rất khác so với điều mà san hô nước cạn làm”.
San hô nước sâu có thể vượt qua những cơn bão tốt hơn nhiều so với đồng loại ở gần
bề mặt. Họ cũng xem xét việc axit hóa đại dương và tình trạng ấm dần lên đang
tác động như thế nào đến những rạn san hô nước sâu. Họ tin chắc sẽ còn tìm được
những loài san hô hoàn toàn mới so với sự hiểu biết của khoa học hiện nay.
San hô sống trong hang
Trung tâm Đa dạng sinh học, Hà lan, phát hiện loài san hô
mới trong Tam giác san hô ở phía tây Thái bình dương. Chúng ở độ sâu tối đa 35 mét.
Họ gọi chúng là Leptoseris troglodyta. Họ cho rằng chúng có quan hệ họ hàng với
những loài san hô sống ở độ sâu lớn hơn 40 mét.
Các
loài san hô thường sống cộng sinh với tảo Zooxanthellae. Tảo quang hợp để tạo
ra hydratcarbon và oxy, và san hô sử dụng những chất này để tổng hợp nên canxi
carbonat - “xương sống” của chúng. Nhưng do sinh trưởng trong
điều kiện ánh sáng yếu, Leptoseris troglodyta không
có tảo cộng sinh.
Kết
quả nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa hai loài – mối quan hệ rất
quan trọng đối với san hô. Khi nhiệt độ nước biển tăng – xu thế đang xảy ra
trong các đại dương hiện nay – nhiều loài san hô sẽ đẩy tảo cộng sinh ra khỏi
cơ thể chúng. Hiện tượng này sẽ dẫn tới cái chết của san hô. Họ nói: "Loài san hô
mà chúng tôi mới phát hiện tạo nên những polyp nhỏ hơn so với những loài họ
hàng của chúng và cũng phát triển khá chậm".
Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015
Bơi tự do (bơi sải) dưới góc nhìn của huấn luyện viên Australia
(Bài
của Brenton Ford, trích dịch)
Nguyên lý bơi lội “Swimming into the 21th century” đã được thế giới bơi lội gọi là “kỹ
thuật truyền thống”, nhưng ở nước ta nhiều người vẫn chưa biết về nó, vậy chúng
tôi xin đăng bài này để bạn đọc tham khảo. (Lưu ý: Bài này đã được viết cách
đây khá lâu – thời kì mà Úc tiến hành “cải tổ” về kỹ thuật bơi lội).
P1. Thay đổi một nhận thức.
Tôi (Brenton Ford) là huấn luyện viên bơi lội (HLV) Australia cấp Quốc gia. Tôi sẽ cho bạn biết một chút bí mật tệ hại của thế giới bơi lội: Là một Quốc gia hai lần vô địch thế giới về bơi lội, nhưng tôi có thể nói là tôi đã không biết làm thế nào để dạy bơi sải cho đúng cách.
Tôi (Brenton Ford) là huấn luyện viên bơi lội (HLV) Australia cấp Quốc gia. Tôi sẽ cho bạn biết một chút bí mật tệ hại của thế giới bơi lội: Là một Quốc gia hai lần vô địch thế giới về bơi lội, nhưng tôi có thể nói là tôi đã không biết làm thế nào để dạy bơi sải cho đúng cách.
Hầu hết các HLV hạng ưu tú chỉ có thể giúp cho vận động viên (VĐV) được những điều chỉnh nhỏ trong kỹ xảo bơi lội và sự cải thiện chỉ đem lại 1/10 của một giây. Đó không phải là lỗi của các HLV bởi họ chưa từng được ai dạy là làm thế nào để dạy bơi lội được một cách chuẩn xác. Hầu hết các VĐV của tôi bị mệt mỏi một cách dễ dàng sau mỗi buổi huấn luyện. Họ đã mắc nhiều lỗi, như thở bị sai, đã làm cho HLV thất vọng với sự thiếu tiến bộ của họ.
Chúng tôi quyết định tìm ra cách huấn luyện cho bơi tự do (freestyle (*). Nhưng những bí mật để phát triển một kỹ thuật bơi sải hoàn hảo là không dễ dàng phát hiện ra. May mắn tôi có một người bạn, Sam Ashby – VĐV đội tuyển Australia.
Cuối cùng
các kết quả tìm được đã hất tôi ra khỏi chiếc ghế HLV. Ví dụ với
một chi tiết “cải tổ” sau: “Anh hãy yêu cầu VĐV giảm từ 44 strokes (quạt tay) cho mỗi vòng hồ xuống còn 32
strokes”. Thực tình tôi chưa bao giờ
được nghe bất cứ điều gì giống
như thế!
Kỹ thuật bơi sải
hiện đại đã bảo tồn năng lượng cho
VĐV. Họ không còn vất vả trong nước trong từng chu kỳ, mà thay vào đó, họ relaxed, confident,
thoải mái. Họ bơi mịn màng chứ
không tạo sóng nước dữ dội như xưa. Tôi tự hỏi “Tại sao kỹ
thuật này (đã được tìm ra từ thập
kỷ 90 của thế kỷ 20) lại không được công
bố sớm hơn cho công chúng?”.
Chúng tôi đã tiến
hành sửa chữa các vấn đề mãn tính về
kỹ thuật, như:
-Khuỷu tay bị thấp trong giai đoạn recovery (phục hồi) cánh tay.
-Khuỷu tay bị thấp trong giai đoạn recovery (phục hồi) cánh tay.
-Bị khó hít thở trong lõm nước
trong mỗi nhịp thở.
-Cơ thể bị “fishtailing” như con rắn bò zig-zagging.
-Không vẩy gót khi kich (quạt chân) – một lỗi mà Triathletes (VĐV ba môn phối hợp) rất hay mắc phải.
-Đôi chân bị chìm – đã tạo ra chiếc neo trên cơ thể của VĐV.
-Stroke với cánh tay bị rộng (cùi chỏ gập quá ít) và “kéo nước” hình chữ S không hiệu quả.
-Lực phát ra không xuất phát từ hông (với kich) và vai (với stroke).
-Bị khó thở sau một vài vòng đua.
-Tay bị trượt – không “bắt” nước.
P2. Từng bước xóa bỏ các thói quen cũ trong bơi lội.
Chương trình điều chỉnh đã nhanh chóng cho kết quả (thật tuyệt vời) trong khi tôi chỉ yêu cầu VĐV luyện tập 4 giờ một ngày:
-Cơ thể bị “fishtailing” như con rắn bò zig-zagging.
-Không vẩy gót khi kich (quạt chân) – một lỗi mà Triathletes (VĐV ba môn phối hợp) rất hay mắc phải.
-Đôi chân bị chìm – đã tạo ra chiếc neo trên cơ thể của VĐV.
-Stroke với cánh tay bị rộng (cùi chỏ gập quá ít) và “kéo nước” hình chữ S không hiệu quả.
-Lực phát ra không xuất phát từ hông (với kich) và vai (với stroke).
-Bị khó thở sau một vài vòng đua.
-Tay bị trượt – không “bắt” nước.
P2. Từng bước xóa bỏ các thói quen cũ trong bơi lội.
Chương trình điều chỉnh đã nhanh chóng cho kết quả (thật tuyệt vời) trong khi tôi chỉ yêu cầu VĐV luyện tập 4 giờ một ngày:
-Cánh tay phục
hồi của các VĐV đã di chuyển thả lỏng và nó đã được nghỉ ngơi.
-Hơi thở đã thoải mái để VĐV không bao giờ bị thở hổn hển dù chỉ một lần.
-Hướng bơi thẳng không còn bị fishtailing.
-Tập các kỹ thuật kich khác nhau và họ có thể dễ dàng áp dụng để thay đổi tốc độ bất cứ khi nào họ chọn.
-Không còn bị “bơi nổi” trong nước – sẽ làm cho cơ thể của VĐV hầu như không có sức đề kháng.
-Cơ thể đã cảm nhận một cách chính xác việc họ lướt đi trong nước.
-Xoay chuyển dễ dàng từ hông, từ vai, và chuyển động trong nước một cách hiệu quả.
Trong thực hành huấn luyện, chúng tôi đã yêu cầu VĐV:
-Hơi thở đã thoải mái để VĐV không bao giờ bị thở hổn hển dù chỉ một lần.
-Hướng bơi thẳng không còn bị fishtailing.
-Tập các kỹ thuật kich khác nhau và họ có thể dễ dàng áp dụng để thay đổi tốc độ bất cứ khi nào họ chọn.
-Không còn bị “bơi nổi” trong nước – sẽ làm cho cơ thể của VĐV hầu như không có sức đề kháng.
-Cơ thể đã cảm nhận một cách chính xác việc họ lướt đi trong nước.
-Xoay chuyển dễ dàng từ hông, từ vai, và chuyển động trong nước một cách hiệu quả.
Trong thực hành huấn luyện, chúng tôi đã yêu cầu VĐV:
-Bơi nhiều giờ nhưng
chỉ với một sự thay đổi nhỏ trong cú
stroke của họ.
-Ôm nước và “trườn” qua nó một cách nhẹ nhàng, và thoát khỏi cảm giác như VĐV đang bị “trượt”.
-Cảm thấy thoải mái và không bao giờ “bơi nổi” dù chỉ một lần (ý nói là VĐV đã biết “bơi chìm”).
-Cơ thể phải luôn thăng bằng (trim), và phải sử dụng đúng nhóm cơ bắp của mỗi động tác.
-Ôm nước và “trườn” qua nó một cách nhẹ nhàng, và thoát khỏi cảm giác như VĐV đang bị “trượt”.
-Cảm thấy thoải mái và không bao giờ “bơi nổi” dù chỉ một lần (ý nói là VĐV đã biết “bơi chìm”).
-Cơ thể phải luôn thăng bằng (trim), và phải sử dụng đúng nhóm cơ bắp của mỗi động tác.
Những sự điều chỉnh này cũng đã đem lại kết quả tuyệt
vời cho ngay cả những người
bơi lội ít kinh nghiệm.
Chương trình “từng
bước xóa bỏ các thói quen xấu
trong bơi lội” của chúng tôi chủ yếu là luyện cảm giác nước, thư giãn trong nước, hơn là ép VĐV tuân theo kỹ thuật. Chúng
tôi gọi đó là kỹ thuật Mastering
Freestyle, bởi vì đó là những gì đã thực sự xảy ra.
Mỗi VĐV tự tìm ra các kỹ xảo cho họ (tự hình thành trường phái cho
riêng mình), bởi bơi lội là
thứ “cứng đầu, cứng cổ”. Nếu bạn muốn tìm một kỹ thuật chuẩn xác, một kỹ thuật duy nhất đúng, thì bài viết này không phải dành cho bạn!
(*) Freestyle (tự do) được thế
giới bơi lội định nghĩa là kiểu bơi bất kì nào đó miễn không trùng với 3 kiểu
bơi còn lại của Olympia. Là “tự do” nhưng freestyle lại “chọn” kỹ thuật của front
crawl (bơi trườn sấp) nhưng với sự "cải tổ" về nguyên lý. Xin xem bài “Nguyên
lý bơi lội của thế kỷ 21 – kỹ năng thay thế cơ bắp” và “Nguyên lý về Bơi chìm
và Bơi nổi” ở chủ đề “3-BƠI” tại trang tin này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)