Danh sách các tab/trang

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Mùi của biển từ đâu ra?

Andrew Johnston (Đại học East Anglia - Anh):

Những sinh vật phù du và thực vật biển, chẳng hạn như tảo, khi chết đi, sẽ sản sinh ra một loại khí có tên Dimethylsulfoniopropionate (DMSP). Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng vi khuẩn có thể sử dụng DMPS làm thức ăn và sản sinh ra khí dimethyl sulfide (DMS). Dimethyl sulfide khiến cho không khí ở đại dương có mùi thơm nồng.

"Mặc dù biết rằng vi khuẩn có thể sản xuất dimethyl sulfide, nhưng từ trước tới này chưa ai tìm hiểu xem chúng tạo ra khí này bằng cách nào", Andrew phát biểu. "Tôi và các cộng sự quyết định làm điều đó". Nhóm nghiên cứu lấy những mẫu bùn từ ở các đầm ngập mặn dọc theo bờ biển của nước Anh để phân lập một chủng vi khuẩn chưa từng được biết tới. Sau khí sắp xếp gene của nó và so sánh với cấu trúc gene của nhiều loại vi khuẩn con người đã biết, họ phát hiện ra gene đó có liên quan tới cơ chế chuyển đổi DMPS thành dimethyl sulfide.

Giới chuyên môn từng cho rằng chỉ cần sử dụng một loại enzym đơn giản là có thể phá vỡ cấu trúc phân tử của DMSP, biến nó thành dimethyl sulfide. Nhưng trên thực tế, quá trình này hóa ra lại phức tạp hơn nhiều vì DMPS rất khó bị phá vỡ. Vi khuẩn đã áp dụng một chiến lược rất khôn ngoan: Chỉ tìm tới những sinh vật biển đang phân hủy. Chẳng hạn, khi một quần thể sinh vật phù du bị virus tấn công, vi khuẩn sẽ tới để tìm kiếm cơ hội. "Chúng chỉ khởi động gene để phá vỡ DMSP nếu gặp sinh vật phù du đang trong quá trình thối rữa", Andrew nói.

Andrew và các cộng sự đã thành công trong việc nhân bản gene của vi khuẩn lạ và đưa nó sang những chủng vi khuẩn khác, chẳng hạn như E.Coli (sống trong dạ dày). Sau khi nhận gene, những loài vi khuẩn này đã có khả năng sản xuất khí dimethyl sulfide. Các nhà khoa học ước tính rằng vi khuẩn đã phá vỡ khoảng 1 tỷ tấn DMPS ở đại dương. Nhưng điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu họ không phát hiện ra rằng dimethyl sulfide có thể tác động tới sự hình thành những đám mây ở phía trên đại dương - một trong những quá trình có ảnh hưởng tới khí hậu Trái Đất.

Một số loài chim biển dựa vào dimethyl sulfide để tìm thức ăn. Trong một lần đi lấy mẫu bùn ở đầm ngập mặn, một người của nhóm Andrew đã mở một chai đựng khí dimethyl sulfide. Ngay lập tức, họ bị một đàn chim biển lao tới tấn công.

4 nhận xét:

ĐN nói...

Chủ đề của các bác chuyên môn sâu, chủ lực mấy bác giừ, vậy mà bài có đều và hay. Kính phục, kính phục.
Đầu năm ghé thăm. Chúc các bác khỏe và trang viết phong phú.

HCQuang nói...

Chào ĐN.
Xem blog của bạn thì thấy bạn có nhiều bài rất hay. Vậy với bài không thuộc lãnh vực riêng tư thì bạn có thể cung cấp cho "lanbien scuba"?

HCQuang nói...

Chào "Đỗ Nghĩa và các con".

Xin bình luận về chuyện bé nhí chơi dù kéo trên biển (anh Tây ảnh kêu là pa-ra-sai-linh) bị rớt cái tòm xuống biển mà vẫn tỉnh queo:

Thứ nhất, phải nói bé nhí lì thiệt đó, kẻ khác mà bị dzậy là la hét vang tới tận 2 hải lý lận.

Thứ hai, nếu "rơi vo" xuống biển (rơi tự do theo đúng nghĩa vật lý của từ này) từ độ cao từ 17m trở lên là bị tai nạn liền, vì với lực rơi này, bề mặt nước biển trở nên cứng như bề mặt bê tông. Nhưng rất may (nhà chế tạo dù đã tính hết rồi) là lúc đó, tuy dù bị thất tốc, bị xẹp, nhưng nó vẫn còn đôi chút tác dụng, nên tốc độ rơi giảm, có thể là 5m/s hoặc thấp hơn, và như vậy, bề mặt nước sẽ trở lại mềm như xưa.

Có một số ít VĐV nhảy dù (parachute) trong lần nhảy đầu tiên hoặc lần nhảy thứ 2 bị sự cố sau: suốt quá trình rơi (rời cửa máy bay - rơi tự do - dù đã mở - tiếp đất) cơ thể VĐV bị tê liệt tới mức chạm đất rồi mà vẫn không giật nổi khoen mở dù. Kinh quá ...
Rất may, nhà chế tạo đã biết rõ chuyện này. Mấy "ổng" gắn vào ba lô dù máy mở dù tự động. Sau vài giây mà VĐV không giật dù thì máy sẽ giật dùm. Dù mở trễ bao nhiêu giây sẽ do HLV trực tiếp cài đặt.

Bé nhí yên tâm, nếu con nhảy dù thì HLV sẽ gài cho con 2 máy tự động, xài thoải mái. Bác nói thiệt đó, không gỡn đâu.

HCQuang nói...

Xin lỗi Đỗ Nghĩa vì đã gửi lộn lời góp vào bài này. Tui đã copy lời góp này qua bài "Chuyện đi biển của ba cha con" rồi.
Cám ơn