Danh sách các tab/trang

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Phụ lục cho bài "Kiểm soát độ nổi (Buoyancy Control) – Kỹ thuật căn bản".

Hướng dẫn căn bản chọn trọng lực. (Lượng tạ chì cần thiết)

Trong khâu chuẩn bị cho lần lặn, việc đầu tiên là cần xác định trọng lực cần bổ sung để có được cân bằng trung tính trong nước. Việc lựa chọn lượng tạ chì (weight ) cần thiết này sẽ phụ thuộc 2 yếu tố: Thứ nhất, người lặn mặc gì khi lặn và trọng lượng cơ thể của người này là bao nhiêu. Ngoài ra cũng phải xét tới môi trường nước, nếu lặn ở biển, ta cộng thêm giá trị ở bảng 2 và ngược lại, ta cần trừ đi giá trị ở bảng này nếu lặn ở sông, hồ.
Hướng dẫn này giả định một người tầm vóc trung bình trong môi trường nước mặn. Đối với người nhẹ hơn, cần giảm bớt trọng lực (tạ chì) và ngược lại cần them chút trọng lực đối với người nặng hơn.

  Bàng 1: Chọn theo trang phục lặn.                                             
Loại áo lặn
Bắt đầu với
Đồ bơi / đồ lặn mỏng (skin)
Bộ đồ wetsuit một mảnh 3mm,
Wetsuit 2 mảnh cộc hoặc dài, dày 5mm
Wetsuit 7 mmvới mũ và găng tay
Neoprene dry suit
Shell dry suit, light undergarment
Shell dry suit, heavy undergarment

0,5 - 2 kg
5 % trọng lượng cơ thể
10% trọng lượng cơ thể,
10% trọng lượng cơ thể, + 1.5 – 3kg
10% trọng lượng cơ thể, + 3 - 5 kg
10% trọng lượng cơ thể, + 1.5 -3kg
10% trọng lượng cơ thể


Bảng 2:Thay đổi trong nước mặn / ngọt
Trọng lượng cơ thể
+ (nước mặn) hoặc - (nước ng
45 - 56 kg
57-70 kg
71-85 kg
86-99 kg
                                        
2 kg/4 lb
2.3 kg/5 lb
3 kg/6 lb
3.2 kg/7 lb

            
Ví dụ: Một người mặc wetsuit một mảnh, dày 3 mm khi lặn biển (nước mặn) sẽ cần trọng lực là 5% x 60 = 3Kg2. Người này cân nặng 60K nên cần thêm 2,3kg chì nữa. Tổng cộng là 5,3 Kg .

Hình minh họa: Độ nổi trung tính đặc biệt cần thiết cho những công việc dưới nước như quay phim, chụp hình...

Theo PADI OWDC Manual

4 nhận xét:

HCQuang nói...

OK, tiêu chuẩn trọng lượng của bảng này áp dụng cho người có tỷ trọng "thông dụng", còn người có tỷ trọng "không thông dụng" thì phải tự cảm nhận để thêm bớt chì.

HLV Hùng bên Vinadive có kể lại: hồi xưa ảnh kèm 1 cô gái. Cô ta có cơ thể nhỏ và rất nhẹ, nhưng đeo 4 kg chì không chìm (BCD đã xả kiệt khí), lên 6 kg rồi 8 kg vẫn không chìm, tới 10 kg mới "chịu" chìm, nhưng cô ấy vẫn có xu hướng ... hơi nhẹ.

Hồi tui đi với VinaExp, anh em bên đó (Mr.Phan) không chấp nhận là tui có tỷ trọng không thông dụng, cứ hô đeo 6 kg (tui nặng có 54 kg). Tui xả hết khí thì chỉ chìm được 1 tấc là đứng luôn. Tức mình, tui cắm đầu xuống, chổng mông lên trời, nhưng vẫn không chìm. Sau Mr.Phan phải thêm 2 kg (total 8 kg) tui mới chìm.
Sau này đi với Chuẩn úy Huân (bên Vinadive), ban đầu tui cũng đeo 8 kg mới chìm, sau do luyện tập "chuyên cần" nên đ/c Chuẩn úy cho tui bớt 1 kg. Nay tui mà đeo dưới 7 kg (6,9 kg - ví dụ thế) thì kể cả bận wetsuit soọc cũng không thể chìm, dù chỉ 1 tấc. Và mặc dù tui đeo 7 kg là OK rồi, nhưng khi trở về, chờ giải áp (bình khí gần hết) thì phải xả kiệt khí trong BCD, chứ chỉ cần sót lại chút xíu khí là tui phải ... bám ngay vô tảng đá. Dzui thiệt.

Aha nói...

E xin hỏi các bác một chút về cách tính cân nặng dây chì. Theo e hiểu trong sách của PADI bài PPB nói ngoài tính toán cân nặng cho suit, thì cộng thêm cân nặng dự phòng lúc bình khí rỗng (2kg/5pounds đối với bình nhôm loại 12). Còn việc điều chỉnh giữa nước mặn và nước ngọt chỉ sử dụng khi mình đã có cân chuẩn của nước mặn, giờ muốn sang lặn nước ngọt thì trừ bớt đi (hoặc ngược lại thì cộng vào). E mới học AOW, nên băn khoăn k hiểu như thế có đúng không?

AMk3 nói...

@Aha: Theo tui biết thì việc tính toán này chỉ là lý thuyết và được dùng để ước lượng lượng tạ chì cần đeo thêm khi lặn. Thông thường khi bạn đi lặn với một dive center nào đó và bạn thuê trang bị của họ thì câu hỏi của Dive Master đầu tiên sẽ là "Anh/Chị cân nặng bao nhiêu?" để từ đó ước lượng số lượng tạ chì cần thiết (tính bằng Kg)để xỏ vào đai cho bạn. Thông thường việc ước lượng này khá chính xác với mọi người, trừ trường hợp như của anh Chí Quang trong nhận xét trên. Tuy nhiên để có được PPB thì cần phải tự cân mình như hướng dẫn trong PPB của PADI, lý tưởng nhất là với một bình tank rỗng. Bởi việc tự "cân" với bình rỗng không thực tế cho lắm khi đi lặn nên thường ng ta cứ cân bình thường với bình đầy khí rồi thêm 2 kg nữa để bù cho trường hợp khi bình cạn. Nếu bạn chọn PPB là một trong các hạng mục để thi AOW thì bạn nên tranh thủ xác định lượng tạ chì cho mình luôn một lần. Happy Diving

HCQuang nói...

Chào Aha.
Về cái vụ đeo bao nhiêu kí chì là vừa, theo tui:
Lần đầu tiên cứ tăm tắp nghe theo huấn luyện viên (HLV). Kết quả:
-Nếu mình có cơ thể "chuẩn" thì OK rồi, khỏi bàn. Sau này cứ vậy mà đeo.
-Nếu mình "nhẹ" thì HLV sẽ bỏ thêm chì vô BCD cho mình.
-Nếu mình "nặng" thì HLV ... không để ý, mình "tự quyết" thôi.

Như vậy, với tỷ trọng "khác chuẩn" thì phải thử nghiệm (một/vài lần), cho tới khi thấy OK. Mình ghi nhớ con số này và từ đó cứ vậy mà đeo.

Cần lưu ý là số kí chì "chuẩn" đó chỉ phù hợp với loại wetsuit, bình khí, BCD mà mình đã được xài thôi (và cả môi trường lặn). Nếu thay đổi một trong chúng là phải chỉnh lại.

Cần lưu ý là sau một số lần lặn (mình bơi khá hơn) thì có thể "giảm kí" (hoặc không). Hồi mới tập, tui phải xài tới 8 kí lận, sau "giảm cân" còn 7 kí.

Đại để vậy. Tui sẽ gởi lên blog bài của một HLV nói về sự cố lặn sâu do đeo thiết bị mới sắm mà không làm cuộc lặn kiểm tra (lặn nông).