Công ty hàng không vũ trụ Smith
Aerospace Corp. đã cho ra đời một sản phẩm phục vụ giới lặn vo nhờ những kiến thức và kinh nghiệm thiết kế các vật thể bay và khí động học của mình.DOL FIN -X20 là sản phẩm mới nhất đã được các vận động viên free dive hưởng ứng. Quá trình thiết kế kiểu chân bơi này đã được bắt đầu từ mười năm trước bởi Ron Smith, chánh kĩ sư và cũng là ông chủ Smith Aerospace.
Chân bơi DOL-Fin-X-20
Theo thông tin trên trang web của công ty: Kết hợp các thuộc tính hiệu năng bơi cao, dễ sử dụng, tiện nghi và độ bền bỉ khắt khe, chân bơi X-20 được chế tạo bởi qui trình sản xuất chất lượng cao thể hiện một cách rõ ràng xu thế của thiết kế khác thường về monofin. DOL -Fin -X20 rỏ ràng đã cách mạng hóa môn thể thao freediving. X-20 sử dụng giày Shimano SPD nhằm đạt tới giao diện thuận tiện tối đa với người lặn cả trong vùng nước ấm hay lạnh.
Petre Scott - free dver người Canada và chân bơi DOL-FIN-X-20 trong một cuộc thử nghiệm.
Tui thực sự ấn tượng khả năng "lượn" của loại chân bơi này trong clip dưới đây. Khi đạt tới độ sâu nhất định, anh chàng free diver này cứ thế lướt trên bề mặt rặng san hô mà chẳng cần dùng tới sức lực của mình. Giống như bác HCQ chơi dù lượn, nhảy từ đỉnh núi xuống rồi cứ lượn lòng vòng giửa hai tầng khí áp cho tới chán thì hạ xuống. Nói theo thuật ngữ của lặn vo thì anh chàng trong clip này thực hiện "static" trong "dinamic" ;-)
Với các "fan" lặn vo của Blog chúng ta, thứ đồ chơi công nghệ cao này còn quá tầm với (DOL-Fin-X-20 giá 850USD). Quân ta chắc vẫn cứ bằng lòng với các công cụ truyền thống mà thôi.
Theo như chú hiểu thì cơ chế cũng như tàu lượn trong không khí, đươc máy bay kéo tới độ cao nhất định rồi thả ra, khi đó tàu lượn "tự" bay nhờ vào tầng khí nóng và gió...Cái này bác HCQ là chuyên gia vì bác ấy chơi dù lượn nhiều.
Hay thiệt, anh ta lượn cứ như chim ó lượn trên bầu trời vậy.
Không hiểu nguyên lý hoạt động của chiếc "cánh bay" này ra sao, nhưng trước hết, vận động viên (VĐV) phải rành kỹ thuật bơi/lặn bướm, sử dụng thành thạo monofin thì mới xài được nó. Và dĩ nhiên kỹ năng cân bằng trung tính của anh ta phải rất hoàn hảo.
Có thể nguyên lý của nó thế này:
Bề mặt cánh bay - ở vị trí thăng bằng - có một độ nghiêng nhất định, và diện tích mặt trên của cánh bay lớn hơn diện tích mặt dưới của cánh bay (tức mặt dưới phẳng, mặt trên hơi vồng lên). Cấu tạo như vậy để khi chuyển động trong lòng chất khí/lỏng sẽ tạo lực nâng. Đầu tiên, VĐV phải cung cấp một lực xuất phát ("đề-pa"). Và khi cánh bay (bao gồm cả VĐV) đang trôi trong lòng chất khí/chất lỏng thì cánh bay sẽ xuất hiện lực nâng 2 cái chân của VĐV lên, sau đó là anh ta. Nếu trục cơ thể của VĐV chúi xuống (đổi phương chuyển động) chút xíu, thì lực đó sẽ chuyển thành lực tiến. Tuy nhiên, do ma sát nước nên chuyển động này sẽ chậm dần đều, và tới một lúc nào đó, VĐV sẽ phải "đề-pa" tiếp.
Trong không khí, sau khi VĐV dù lượn đã lao ra khỏi vách núi và bay, thì nếu trời hoàn toàn không có gió, VĐV vẫn sẽ bay tới - do cánh bay (tức cái dù lượn) sinh ra lực nâng và đẩy VĐV tiến về phía trước. Nhưng trọng lượng của VĐV sẽ kéo anh ta xuống dần dần với tỷ lệ 1/7 chẳng hạn (tiến 7 m thì bị xuống 1 m), kéo riết cho tới khi ảnh chạm đất ... nó mới cho thôi. Còn nếu bỗng xuất hiện lực "đề-pa", như có gió nổi lên, hoặc VĐV lọt vào cột khí nóng (luồng khí bốc lên trời) thì VĐV sẽ điều chỉnh góc nghiêng của dù để lấy lại độ cao, và ... bay tiếp.
Cái "đuôi cá heo" DOL-fin (chơi chữ) này thì cháu có biết, nhưng cái clips lượn dưới nước này thì giờ mới được xem, và thật tuyệt!
Y như chú Quang nói, anh ta phải xuống tới độ sâu tự chìm (lực nổi âm - "negatively bouyant"), và lượn theo triền dốc của rạn san hô cho đến tận đáy cát ("to the bottom of the reef") nhờ vào độ nghiêng thích hợp của cái cánh nước (hydrofoil) đó đã chuyển phần lớn lực rơi xuống thành thực đẩy tới. Chỉ có điều là mật độ cao của nước (so với không khí) đã nâng tỉ lệ tới/xuống (vd 7/1 trong không khí) lên rất cao (vd 20/1 trong nước) khiến cho ta cảm tưởng như anh ta đang lượn ngang.
Hôm trước cháu đã tính tự chế cái đuôi cá heo này (sau khi biết đến DOL-fin), vì một là thích phong cách cá heo, và hai là thiết kế cánh ngang (thay vì dài dọc theo thân mình) này tạo khả năng "cắt nước" để phát huy tối đa các lực thuỷ động học. Cháu thấy hoàn toàn không cần đến cả ngàn đô-la để có được những thứ này đâu :D
Chỉ có một e ngại duy nhất đó là độ an toàn của cái "lưỡi dao nước" này. Tuy không sắc bén nhưng nó phải cứng và rộng hơn vai nên có vẻ khá nguy hiểm cho người/vật xung quanh.
CmputerBoy. Về cánh bay, cháu cần lưu ý về nguyên lý:
Với thiết bị bay có tốc độ chậm thì cánh bay cần phải có lực nâng lớn, trong đó, cánh phải ngang phè phè và diện tích lớn, ví dụ máy bay cánh bằng (máy bay cánh quạt). Với thiết bị bay có tôc độ cao thì cánh bay phải giảm bớt lực nâng, trong đó, cánh sẽ cụp bớt lại (xuôi về phía sau), diện tích cũng giảm bớt, ví dụ máy bay phản lực.
Cánh bay của anh thợ lặn vo (tốc độ bay rất chậm) có cấu tạo ngang phè phè - nó có lí do của nó. Xài cánh dọc có nghĩa là cháu bẻ cụp cánh về phía sau, do vậy sẽ bị giảm đáng kể lực nâng, tức giảm đáng kể lực tiến. HCQuang
HCQuang> Cánh bay của anh thợ lặn vo (tốc độ bay rất chậm) có cấu tạo ngang phè phè...
Có lẽ chú Quang đã hiểu nhầm ý cháu. Hôm trước cháu muốn so sánh thiết kế ngang & cứng của cái DOL-fin này với những cái fin (bi-fins & monofin) truyền thống dài xuôi theo người và mềm. Còn tốc độ trong nước thì hẳn là không thể đạt đến độ cần phải "giảm lực nâng" như trong máy bay phản lực được rồi.
7 nhận xét:
Cái fins này đã quá chú Minh ơi! Nhìn cứ như anh chàng freediver này đang sử dụng scooter vậy. Không hiểu cơ chế tạo lực của nó như thế nào nhỉ?
Theo như chú hiểu thì cơ chế cũng như tàu lượn trong không khí, đươc máy bay kéo tới độ cao nhất định rồi thả ra, khi đó tàu lượn "tự" bay nhờ vào tầng khí nóng và gió...Cái này bác HCQ là chuyên gia vì bác ấy chơi dù lượn nhiều.
Hay thiệt, anh ta lượn cứ như chim ó lượn trên bầu trời vậy.
Không hiểu nguyên lý hoạt động của chiếc "cánh bay" này ra sao, nhưng trước hết, vận động viên (VĐV) phải rành kỹ thuật bơi/lặn bướm, sử dụng thành thạo monofin thì mới xài được nó. Và dĩ nhiên kỹ năng cân bằng trung tính của anh ta phải rất hoàn hảo.
Có thể nguyên lý của nó thế này:
Bề mặt cánh bay - ở vị trí thăng bằng - có một độ nghiêng nhất định, và diện tích mặt trên của cánh bay lớn hơn diện tích mặt dưới của cánh bay (tức mặt dưới phẳng, mặt trên hơi vồng lên). Cấu tạo như vậy để khi chuyển động trong lòng chất khí/lỏng sẽ tạo lực nâng.
Đầu tiên, VĐV phải cung cấp một lực xuất phát ("đề-pa").
Và khi cánh bay (bao gồm cả VĐV) đang trôi trong lòng chất khí/chất lỏng thì cánh bay sẽ xuất hiện lực nâng 2 cái chân của VĐV lên, sau đó là anh ta. Nếu trục cơ thể của VĐV chúi xuống (đổi phương chuyển động) chút xíu, thì lực đó sẽ chuyển thành lực tiến.
Tuy nhiên, do ma sát nước nên chuyển động này sẽ chậm dần đều, và tới một lúc nào đó, VĐV sẽ phải "đề-pa" tiếp.
Trong không khí, sau khi VĐV dù lượn đã lao ra khỏi vách núi và bay, thì nếu trời hoàn toàn không có gió, VĐV vẫn sẽ bay tới - do cánh bay (tức cái dù lượn) sinh ra lực nâng và đẩy VĐV tiến về phía trước.
Nhưng trọng lượng của VĐV sẽ kéo anh ta xuống dần dần với tỷ lệ 1/7 chẳng hạn (tiến 7 m thì bị xuống 1 m), kéo riết cho tới khi ảnh chạm đất ... nó mới cho thôi.
Còn nếu bỗng xuất hiện lực "đề-pa", như có gió nổi lên, hoặc VĐV lọt vào cột khí nóng (luồng khí bốc lên trời) thì VĐV sẽ điều chỉnh góc nghiêng của dù để lấy lại độ cao, và ... bay tiếp.
Nói mò thôi.
HCQuang
Cái "đuôi cá heo" DOL-fin (chơi chữ) này thì cháu có biết, nhưng cái clips lượn dưới nước này thì giờ mới được xem, và thật tuyệt!
Y như chú Quang nói, anh ta phải xuống tới độ sâu tự chìm (lực nổi âm - "negatively bouyant"), và lượn theo triền dốc của rạn san hô cho đến tận đáy cát ("to the bottom of the reef") nhờ vào độ nghiêng thích hợp của cái cánh nước (hydrofoil) đó đã chuyển phần lớn lực rơi xuống thành thực đẩy tới. Chỉ có điều là mật độ cao của nước (so với không khí) đã nâng tỉ lệ tới/xuống (vd 7/1 trong không khí) lên rất cao (vd 20/1 trong nước) khiến cho ta cảm tưởng như anh ta đang lượn ngang.
Hôm trước cháu đã tính tự chế cái đuôi cá heo này (sau khi biết đến DOL-fin), vì một là thích phong cách cá heo, và hai là thiết kế cánh ngang (thay vì dài dọc theo thân mình) này tạo khả năng "cắt nước" để phát huy tối đa các lực thuỷ động học. Cháu thấy hoàn toàn không cần đến cả ngàn đô-la để có được những thứ này đâu :D
Chỉ có một e ngại duy nhất đó là độ an toàn của cái "lưỡi dao nước" này. Tuy không sắc bén nhưng nó phải cứng và rộng hơn vai nên có vẻ khá nguy hiểm cho người/vật xung quanh.
CmputerBoy.
Về cánh bay, cháu cần lưu ý về nguyên lý:
Với thiết bị bay có tốc độ chậm thì cánh bay cần phải có lực nâng lớn, trong đó, cánh phải ngang phè phè và diện tích lớn, ví dụ máy bay cánh bằng (máy bay cánh quạt).
Với thiết bị bay có tôc độ cao thì cánh bay phải giảm bớt lực nâng, trong đó, cánh sẽ cụp bớt lại (xuôi về phía sau), diện tích cũng giảm bớt, ví dụ máy bay phản lực.
Cánh bay của anh thợ lặn vo (tốc độ bay rất chậm) có cấu tạo ngang phè phè - nó có lí do của nó. Xài cánh dọc có nghĩa là cháu bẻ cụp cánh về phía sau, do vậy sẽ bị giảm đáng kể lực nâng, tức giảm đáng kể lực tiến.
HCQuang
HCQuang> Cánh bay của anh thợ lặn vo (tốc độ bay rất chậm) có cấu tạo ngang phè phè...
Có lẽ chú Quang đã hiểu nhầm ý cháu. Hôm trước cháu muốn so sánh thiết kế ngang & cứng của cái DOL-fin này với những cái fin (bi-fins & monofin) truyền thống dài xuôi theo người và mềm. Còn tốc độ trong nước thì hẳn là không thể đạt đến độ cần phải "giảm lực nâng" như trong máy bay phản lực được rồi.
Ok, ComputerBoy.
HCQuang
Đăng nhận xét