Nơi trao đổi thông tin giữa những người tham gia lặn biển. Là nơi giao lưu tán gẫu của những người quan tâm trò giải trí này
Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012
Đảo chắn – con đê biển tự nhiên.
Đảo chắn là những dải cát ở ngoài biển, dài, hẹp, thấp, nằm song song với bờ biển, nhưng ngăn cách với đất liền bởi các vịnh, phá hay cửa sông. Không giống địa hình tĩnh, các đảo chắn được hình thành, xói mòn, dịch chuyển và tái hình thành theo thời gian do sóng biển, thuỷ triều, các dòng chảy và các quá trình vật lý khác trong môi trường biển mở.
Đảo chắn giúp bảo vệ các bờ biển đất liền thấp chống lại sự xói mòi và những thiệt hại do bão gây ra. Chúng có thể trở thành môi trường sống quan trọng của động vật hoang dã.
Từ các hình ảnh vệ tinh, bản đồ địa hình và bản đồ hàng hải, Đại học Duke và Meredith Bắc Carolina, Mỹ, đã xác định rằng, hiện trái đất có 2.149 đảo chắn, nhiều hơn 657 so với những gì người ta vẫn tin trước đó. Con số này hơn hẳn tổng số 1.492 đảo chắn được xác định trong cuộc điều tra năm 2001 được thực hiện không có sự trợ giúp của vệ tinh.
Các đảo chắn trên khắp thế giới có chiều dài tổng cộng 21.000km. Chúng được tìm thấy dọc tất cả các lục địa (trừ Nam cực) và trong các đại dương. Các đảo chắn có độ dài bằng 10% chiều dài bờ biển lục địa của trái đất. 74% các đảo này nằm ở Bắc bán cầu. Mỹ là nước có nhiều đảo chắn nhất, với 405 đảo.
Đại học Meredith cho biết, những đảo chắn mới được phát hiện đã tồn tại từ lâu nhưng bị bỏ sót hoặc bị phân loại nhầm trong các cuộc khảo sát trước đó. Ví dụ trước đó các nhà khoa học tin rằng các đảo chắn không thể tồn tại trong các vùng biển có thuỷ triều theo mùa cao trên 4 mét. Nhưng nghiên cứu mới đã xác định rằng chuỗi đảo chắn dài nhất thế giới nằm dọc một dải bờ biển xích đạo của Brazil, nơi thuỷ triều vào mùa xuân lên tới 7 mét.
Các phát hiện mới đã cho thấy cần phải có một biện pháp phân loại, nghiên cứu đảo chắn, nhờ đó các nhà khoa học có thể dự đoán được đảo nào có nguy cơ biến mất trong tương lai.
H: đảo chắn của bé (không liên quan bài viết) - hình dachoak7 chụp.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét